Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật lý 12 năm học 2018- 2019 Trung tâm GDTX tỉnh Hà Tĩnh

13/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 277829

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây? 

  • A. Mạch tách sóng.        
  • B. Mạch khuếch đại. 
  • C. Micrô.                    
  • D. Anten phát.
Câu 2
Mã câu hỏi: 277830

Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra 

  • A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.      
  • B. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.
  • C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.               
  • D. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó.
Câu 3
Mã câu hỏi: 277831

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng? 

  • A. Tia X  là dòng hạt mang điện. 
  • B. Tia X  không có khả năng đâm xuyên.
  • C. Tia có bản chất là sóng điện từ.   
  • D. Tia X  không truyền được trong chân không.
Câu 4
Mã câu hỏi: 277832

Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng 

  • A. vàng.                                   
  • B. đỏ.       
  • C. tím.                           
  • D. cam.
Câu 5
Mã câu hỏi: 277833

Hạt nhân \({}_{{\rm{92}}}^{{\rm{235}}}{\rm{U}}\) hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là 

  • A. quá trình phóng xạ. 
  • B. phản ứng nhiệt hạch
  • C. phản ứng phân hạch.    
  • D. phản ứng thu năng lượng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 277834

Cho các tia phóng xạ: a, b+, b-, g. Tia nào có bản chất là sóng điện từ? 

  • A. Tia a.           
  • B. Tia b+.          
  • C. ia b-.                  
  • D. Tia g.
Câu 7
Mã câu hỏi: 277835

Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biểu thức điện tích của một bản tụ điện trong mạch là q = 6\(\sqrt 2 \)cos106pt (mC)(t tính bằng s). Ở thời điểm t = 2,5.10-7(s) giá trị của q bằng 

  • A. 8μ                   
  • B. 6 μ          
  • C. -  8 μ                                      
  • D.  - 9 μ
Câu 8
Mã câu hỏi: 277836

Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s. Đây là 

  • A. bức xạ tử ngoại.        
  • B. bức xạ hồng ngoại.  
  • C. ánh sáng đỏ.                 
  • D.  ánh sáng tím.
Câu 9
Mã câu hỏi: 277837

Công thoát của êlectron khỏi kẽm có giá trị là 3,55 eV. Lấy h = 6,625.10 -34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10 -19 J. Giới hạn quang điện của kẽm là 

  • A. 0,35 μm.        
  • B. 0,29 μm.      
  • C. 0,66 μm.          
  • D. 0,89 μm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 277838

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng −3,4 eV sang trạng thái dừng có năng lượng −13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng là 

  • A. 10,2 eV.                    
  • B. 13,6 eV.               
  • C. 3,4 eV.                       
  • D. 17,0 eV.
Câu 11
Mã câu hỏi: 277839

Một hạt nhân có độ hụt khối là 0,21 u. Lấy 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân này là 

  • A.  195,615 MeV.       
  • B. 4435,7 MeV.            
  • C. 4435,7 J.                      
  • D. 195,615 J.
Câu 12
Mã câu hỏi: 277840

Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai phía so với vân sáng trung tâm là  

  • A.   8 mm.     
  • B. 32 mm.     
  • C. 20 mm.             
  • D. 12 mm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 277841

Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625.10−34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là 

  • A. 3,02.1017.   
  • B. 7,55.1017.              
  • C. 3,77.1017.       
  • D. 6,04.1017.
Câu 14
Mã câu hỏi: 277842

Biết số A-vô-ga-đrô là 6,02.1023 mol−1. Số nơtron có trong 1,5 mol \({}_3^7\)Li  là 

  • A. 6,32.1024.          
  • B. 2,71.1024.    
  • C. 9,03.1024.          
  • D. 3,61.1024.
Câu 15
Mã câu hỏi: 277843

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Trên màn, khoảng  cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 

  • A.  1,5 mm.                       
  • B. 1,0 mm.         
  • C. 0,75 mm.               
  • D. 0,50 mm.
Câu 16
Mã câu hỏi: 277844

Bắn hạt α có động năng 4,01 MeV vào hạt nhân 14N đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Biết tỉ số giữa tốc độ của hạt prôtôn và tốc độ của hạt X bằng 8,5. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng; c = 3.108 m/s; 1 u = 931,5 MeV/c2. Tốc độ của hạt X là  

  • A. 9,73.10m/s.        
  • B. 3,63.106 m/s.     
  • C. 2,46.106 m/s 
  • D. 3,36.106 m/s.
Câu 17
Mã câu hỏi: 277845

Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng động( khối lượng tương đối tính) là m thì nó có năng lượng toàn phần là 

  • A. 2mc2.             
  • B. mc2.          
  • C. mc.                              
  • D. 2mc.
Câu 18
Mã câu hỏi: 277846

Cho các hạt nhân \({}_{92}^{235}U\); \({}_{92}^{238}U\); \({}_2^4He\); \({}_{94}^{239}Pu\). Hạt nhân nào không thể phân hạch? 

  • A. \({}_{92}^{235}U\)
  • B. \({}_2^4He\)
  • C. \({}_{94}^{239}Pu\)
  • D. \({}_{92}^{238}U\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 277847

Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai? 

  • A. Tia laze có tính định hướng cao.      
  • B. Tia laze là ánh sáng trắng.
  • C. Tia laze có tính kết hợp cao.                        
  • D. Tia laze có cường độ lớn.
Câu 20
Mã câu hỏi: 277848

Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây là đúng? 

  • A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài. 
  • B.  Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
  • C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn. 
  • D. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
Câu 21
Mã câu hỏi: 277849

Cho bốn ánh sáng đơn sắc đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng 

  • A.  đỏ.        
  • B.  lục.           
  • C. cam.                 
  • D. tím.
Câu 22
Mã câu hỏi: 277850

Hạt nhân \({}_3^7Li\) có khối lượng 7,00144 u. Cho khối lượng của prôtôn và nơtron lần lượt là1,0073 u và 1,0087 u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_3^7Li\) là 

  • A. 0,0457 u.            
  • B. 0,0423 u.  
  • C. 0,0359 u.                           
  • D. 0,0401 u.
Câu 23
Mã câu hỏi: 277851

Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10-34Js; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là 

  • A. 6,625.10-28 J.       
  • B. 6,625.10-19 J.     
  • C. 6,625.10-25 J.                
  • D. 6,625.10-22 J
Câu 24
Mã câu hỏi: 277852

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc.Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đêna màn quang sát là 1,2 m. Trên màn khoảng vân đo được là 0,6 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng 

  • A. 600 nm.              
  • B. 480 nm.   
  • C. 720 nm.                   
  • D. 500 nm.
Câu 25
Mã câu hỏi: 277853

Một ống Cu-lít-giơ đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi Catốt. Ban đầu, khi hiệu điên thế giưa Anôt và Catốt là U thì tốc độ electron đập vào Anốt là v. Khi hiệu điện thế giữa Anôt và Catốt 1,5 U thì tốc độ electron đập vào Anốt thay đổi một lượng 4000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là 

  • A. 3,67.106 m/s        
  • B. 3,27.106 m/s.  
  • C. 1,78.107 m/s.    
  • D. 8,000.107 m/s.
Câu 26
Mã câu hỏi: 277854

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung 50μF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 4 V thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có độ lớn bằng

  • A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\) A
  • B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) A
  • C. \(\frac{{\sqrt 5 }}{5}\) A
  • D. \(\frac{{\sqrt 5 }}{2}\) A
Câu 27
Mã câu hỏi: 277855

Xét nguyên tử hidrrô theo mẫu nguyên tử Bohr. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,1218 μm. Lấy h = 6,625.10-34Js; c = 3.108 m/s; 1eV = 1,6.10-19 J. Giá trị của En là 

  • A. -1,51 eV.    
  • B. -0,54 eV.     
  • C. -0,85 eV.           
  • D. -3,4 eV.
Câu 28
Mã câu hỏi: 277856

Chất phóng xạ pôlôni \({}_{84}^{210}\)Po phát ra tia a biến thành chất \({}_{82}^{206}\)Pb. Gọi chu kì bán rã của pôlôni là T. Ban đầu( t = 0) có một mẫu \({}_{84}^{210}\)Po nguyên chất. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 2T, có 63 mg trong mẫu bị phân rã. Lấy khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị u bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó. Trong khoảng thời gian từ t = 2T đến t = 3T, lượng \({}_{82}^{206}\)Pb tạo thành trong mẫu có khối lượng là: 

  • A.  10,3 mg.              
  • B. 73,5 mg.   
  • C.  72,1 mg.            
  • D. 5,25 mg.
Câu 29
Mã câu hỏi: 277857

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là 

  • A.  tia hồng ngoại.       
  • B. tia tử ngoại.         
  • C. tia gamma.               
  • D.  tia Rơn-ghen.
Câu 30
Mã câu hỏi: 277858

Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng 

  • A. từ vài nanômét đến 380  
  • B.  từ 10−12 m đến 10−9 m.
  • C.  từ 380 nm đến 760 nm.             
  • D.  từ 7nm đến vài milimét.
Câu 31
Mã câu hỏi: 277859

Cho phản ứng hạt nhân: \({}_1^2\)H + \({}_1^2\)H →  \({}_2^4\)He. Đây là 

  • A. phản ứng nhiệt hạch.     
  • B. phóng xạ β.      
  • C. phản ứng phân hạch.            
  • D. phóng xạ α.
Câu 32
Mã câu hỏi: 277860

Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? 

  • A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích. 
  • B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
  • C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng. 
  • D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện
Câu 33
Mã câu hỏi: 277861

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng? 

  • A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 
  • B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy. 
  • D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
Câu 34
Mã câu hỏi: 277862

Hạt nhân U được tạo thành bởi hai loại hạt là 

  • A. êlectron và pôzitron. 
  • B. nơtron và êlectron.  
  • C.  prôtôn và nơtron.               
  • D. pôzitron và prôtôn.
Câu 35
Mã câu hỏi: 277863

Chùm tia laze được tạo thành bởi các hạt gọi là 

  • A. prôtôn.                
  • B. nơtron.     
  • C. êlectron.                            
  • D. phôtôn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 277864

Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000 km. Lấy tốc độ lan truyền sóng điện từ là 3.108 m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng 

  • A. 1,08 s.                    
  • B. 12 ms.      
  • C.  0,12 s.              
  • D.  0,8 ms.
Câu 37
Mã câu hỏi: 277865

Trong một phản ứng phân hạch, gọi tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng là mt và tổng khối lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ms. Hệ thức nào sau đây đúng ?

  • A.  mt < ms                        
  • B. mt ≥ ms.  
  • C. mt > ms.             
  • D. mt ≤ ms.
Câu 38
Mã câu hỏi: 277866

Công thoát của êlectron khỏi kẽm là 3,549 eV. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 1,6.10−19 C. Giới hạn quang điện của kẽm bằng 

  • A. 350 nm.                 
  • B. 340 nm.    
  • C. 320 nm.                      
  • D.  310 nm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 277867

Cho khối lượng nguyên tử của đồng vị cacbon  \({}_6^{12}\)C êlectron; prôtôn và nơtron lần lượt là12112,490 MeV/c2; 0,511 MeV/c2; 938,256 MeV/c2  và 939,550 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt \({}_6^{12}\)C bằng 

  • A. 93,896 MeV.          
  • B. 96,962 MeV.     
  • C. 100,028 MeV.             
  • D. 103,594 MeV.
Câu 40
Mã câu hỏi: 277868

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cho độ tự cảm của cuộn cảm là 1 mH và điện dung của tụ điện là 1 nF. Biết từ thông cực đại qua cuộn cảm trong quá trình dao động bằng 5.10−6 Wb. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 

  • A. 5 V.            
  • B. 5 mV.           
  • C. 50 V.                   
  • D. 50 mV.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ