Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Khai Nguyên

08/07/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 253734

2 các tế bào này có tổng số 128 NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là

  • A. 16
  • B. 32
  • C. 8
  • D. 64
Câu 2
Mã câu hỏi: 253735

Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là:

  • A. 80C
  • B. 100C
  • C. 40C
  • D. 60C
Câu 3
Mã câu hỏi: 253736

Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

  • A. Cạnh tranh cùng loài 
  • B. Cân bằng sinh học
  • C. Cân bằng quần thể
  • D. khống chế sinh học
Câu 4
Mã câu hỏi: 253737

Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

  • A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
  • B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
  • C. nguồn gốc thống nhất của các loài.
  • D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 5
Mã câu hỏi: 253738

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?

  • A. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
  • B. Độ đa dạng về loài.
  • C. Tỉ lệ giới tính
  • D. Mật độ cá thể.
Câu 6
Mã câu hỏi: 253739

Phát biểu nào sau đây là đúng với quá trình tiến hóa của loài người?

  • A. Tất cả các bộ phận của cơ thể con người đồng thời phát triển thành hình thức hiện đại của chúng ta.
  • B. Bộ não của con người đã tăng lên kích thước hiện đại vào 2,5 triệu năm trước.
  • C. Có một thời kỳ kích thước não người tăng trưởng rất ít hoặc không bắt đầu vào khoảng 1,8 triệu năm trước, kéo dài cho đến khoảng 8 00.000 năm trước.
  • D. Không có ý đúng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 253740

Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ?

  • A. vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
  • B. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
  • C. vượn người ngày nay tiến hoá theo cùng một hướng với loài người, nhưng chậm hơn loài người.
  • D. người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi.
Câu 8
Mã câu hỏi: 253741

Ruột thừa và nếp thịt nhỏ ở khoé mắt của người được gọi là

  • A. Di tích còn lại từ sự phát triển phôi thai
  • B. Cơ quan thoái hoá
  • C. Hiện tượng lại tổ
  • D. Hiện tượng lại giống
Câu 9
Mã câu hỏi: 253742

Nguyên nhân khiến loài người ngày nay khó biến thành các loài khác là:

  • A. Giữa các quần thể người hiện nay gần như không có các cơ chế cách li
  • B. Con người không chịu tác động của CLTN
  • C. Người hiện đại đã ở bậc thang tiến hóa cao nhất 
  • D. Con người hiện đại đã phát triển toàn diện
Câu 10
Mã câu hỏi: 253743

Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

  • A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
  • B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
  • C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
  • D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.
Câu 11
Mã câu hỏi: 253744

Đâu là nguyên nhân của sự di cư của các động, thực vật ở cạn vào kỉ đệ tứ?

  • A. khí hậu khô,băng tan,biển rút tạo điều kiện cho sự di cư 
  • B. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt 
  • C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ 
  • D. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển,mực nước biển rút xuống 
Câu 12
Mã câu hỏi: 253745

Hãy cho biết: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng? 

  • A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. 
  • B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ 
  • C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng. 
  • D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 253746

 Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?

  • A. Đại thái cổ
  • B. Đại cổ sinh
  • C. Đại trung sinh
  • D. Đại tân sinh. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 253747

Hãy cho biết: Trôi dạt lục địa là hiện tượng?

  • A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy. 
  • B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại. 
  • C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea. 
  • D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật. 
Câu 15
Mã câu hỏi: 253748

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại?

  • A.  cổ sinh 
  • B.  nguyên sinh
  • C.  trung sinh
  • D.  tân sinh 
Câu 16
Mã câu hỏi: 253749

Hãy cho biết: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là gì?

  • A.  thường biến.
  • B. đột biến.
  • C. biến dị cá thể.
  • D. biến dị tổ hợp.
Câu 17
Mã câu hỏi: 253750

Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên là

  • A. tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
  • B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
  • C. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người.
  • D. đào thải các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Câu 18
Mã câu hỏi: 253751

Hãy xác định đâu là đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn?

  • A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
  • B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt
  • C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng
  • D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Câu 19
Mã câu hỏi: 253752

Xác định đâu là động lực của chọn lọc nhân tạo?

  • A. Do nhu cầu và thị hiếu của con người
  • B. Do đấu tranh sinh tồn của sinh vật
  • C. Biến dị và di truyền
  • D. Hình thành nòi mới và thứ mới
Câu 20
Mã câu hỏi: 253753

Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (A) theo con đường của (B). (A) và (B) lần lượt là?

  • A.  Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên. 
  • B. Chọn lọc tự nhiên, cách li sinh sản.
  • C. Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
  • D. Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 253754

Em hãy cho biết: Theo quan điểm của Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả của?

  • A. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
  • B. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.
  • C. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.
  • D. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
Câu 22
Mã câu hỏi: 253755

Hãy cho biết: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?

  • A. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
  • B. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.
  • C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
  • D. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
Câu 23
Mã câu hỏi: 253756

Dacuyn không đưa ra khái niệm nào sau đây?

  • A. Đột biến.
  • B. Chọn lọc tự nhiên.
  • C. Phân ly tính trạng.
  • D. Biến dị cá thể.
Câu 24
Mã câu hỏi: 253757

Con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người là:

  • A. Chọn lọc tự nhiên
  • B. Chọn lọc nhân tạo
  • C. Phân ly tính trạng
  • D. Đấu tranh sinh tồn
Câu 25
Mã câu hỏi: 253758

Hãy cho biết: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào sau?

  • A. Đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người
  • B. Tích luỹ những biến dị trong một thời gian dài trong những điều kiện sản xuất khác nhau
  • C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian
  • D. A và B đúng
Câu 26
Mã câu hỏi: 253759

Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?

  • A. Thuật ngữ: “Tiến hóa”
  • B. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
  • C. DNA là vật liệu di truyền.
  • D. Sự phân chia độc lập các NST
Câu 27
Mã câu hỏi: 253760

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
  • B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
  • D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 28
Mã câu hỏi: 253761

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là?

  • A. giao phối không ngẫu nhiên. 
  • B. chọn lọc tự nhiên.
  • C. di - nhập gen.
  • D. đột biến.
Câu 29
Mã câu hỏi: 253762

Cho biết: Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào?

  • A. Chọn lọc tự nhiên.
  • B. Giao phối không ngẫu nhiên.
  • C. Đột biến.
  • D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 30
Mã câu hỏi: 253763

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mọi biến dị trong quần thể điều là nguyên liệu của qua trình tiến hóa.
  • B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
  • C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
  • D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 31
Mã câu hỏi: 253764

Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là?

  • A. Phân hoá ngày càng đa dạng
  • B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
  • C. Thích nghi ngày càng hợp lí
  • D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện
Câu 32
Mã câu hỏi: 253765

Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?

  • A. Ngày càng đa dạng và phong phú
  • B. Ngày càng phức tạp
  • C. Thích nghi ngày càng hợp lí
  • D. Có tổ chức ngày càng cao
Câu 33
Mã câu hỏi: 253766

Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:

  • A. Quá trình đột biến
  • B. Quá trình giao phối
  • C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
  • D. Quá trình phân li tính trạng
Câu 34
Mã câu hỏi: 253767

Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự từ lớn đến nhỏ

  • A. Giới → ngành → lớp → bộ→ họ → chi
  • B. Giới → ngành → bộ → lớp → họ → chi
  • C. Giới → ngành → lớp → bộ → chi → họ.
  • D. Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới
Câu 35
Mã câu hỏi: 253768

Hãy cho biết: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?

  • A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
  • B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
  • C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
  • D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 36
Mã câu hỏi: 253769

Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp?

  • A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau.
  • B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
  • C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
  • D. Hình thành loài bằng con đường địa lý.
Câu 37
Mã câu hỏi: 253770

Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?

  • A. Con đường lai xa và đa bội hoá.
  • B. Con đường sinh thái.
  • C. Con đường địa lí.
  • D. Con đường cách li tập tính.
Câu 38
Mã câu hỏi: 253771

Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài

  • A. Động vật bậc cao.
  • B. Động vật bậc thấp.
  • C. Thực vật sinh sản hữu tính.
  • D. Thực vật sinh sản vô tính.
Câu 39
Mã câu hỏi: 253772

Hai loài khác nhau được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm khác nhau đầu tiên là?

  • A. Ổ sinh thái
  • B. Tập tính
  • C. Hình thái
  • D. Khu phân bố
Câu 40
Mã câu hỏi: 253773

Chọn ý đúng: Nhóm loài nào có tốc độ tiến hóa diễn ra nhanh hơn các nhóm còn lại?

  • A. Nhóm loài có khả năng phát tán yếu.
  • B. Nhóm loài đặc hữu.
  • C. Nhóm loài phân bố rộng.
  • D. Nhóm loài động vật bậc cao.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ