Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 178420

Hãy cho biết: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố?

  • A. hạn chế.
  • B. rộng.
  • C. vừa phải.
  • D. hẹp.
Câu 2
Mã câu hỏi: 178421

Chọn đáp án đúng: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm?

  • A. thực vật, động vật và con người.
  • B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
  • C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
  • D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 3
Mã câu hỏi: 178422

Cho biết: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-300C, khi nhiệt độ xuống dưới 00C và cao hơn 400C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng nhiệt độ

1. 20 – 300C được gọi là giới hạn sinh thái
2. 20 – 300C được gọi là khoảng thuận lợi

3. 0 – 400C được gọi là giới hạn sinh thái

4. 0 – 400C được gọi là khoảng chống chịu
5. 00C gọi là giới hạn dưới, 400C gọi là giới hạn trên.

  • A. 1,2,3 
  • B. 2,3,5
  • C. 1,4,5
  • D. 3,4,5
Câu 4
Mã câu hỏi: 178423

Em hãy cho biết đây là ví dụ về gì? Tán cây là nơi ở của một số loài chim nhưng mỗi loài kiếm nguồn thức ăn riêng, do sự khác nhau về kích thước mỏ và cách khai thác nguồn thức ăn đó.

  • A. hiện tượng cạnh tranh.
  • B. ổ sinh thái.
  • C. hội sinh
  • D. cộng sinh.
Câu 5
Mã câu hỏi: 178424

Chọn đáp án đúng: Nhân tố sinh thái hữu sinh có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của sinh vật là?

  • A. con người.
  • B. động vật
  • C. thực vật.
  • D. vi sinh vật.
Câu 6
Mã câu hỏi: 178425

Em hãy cho biết: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là?

  • A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi
  • B. khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi
  • C. khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi
  • D. giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 178426

Em hãy cho biết: Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên điều gì?

  • A. Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.
  • B. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.
  • C. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.
  • D. Giới hạn phát triển của sinh vật.
Câu 8
Mã câu hỏi: 178427

Em hiểu như thế nào là ổ sinh thái của một loài?

  • A. một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài.
  • B. một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất.
  • C. một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau.
  • D. một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
Câu 9
Mã câu hỏi: 178428

Chọn đáp án đúng: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa trong quần thể sinh vật là do?

  • A. Sự cạnh tranh về nơi ở.
  • B. Mật độ quá dày.
  • C. Sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
  • D. Nhiệt đội và độ ẩm không thích hợp
Câu 10
Mã câu hỏi: 178429

Khi ta xét trong trường hợp điều kiện môi trường sống không đồng nhất thì sự phân bố của các cá thể của quần thể trong không gian sẽ theo kiểu?

  • A. Phân bố đồng đều
  • B. Phân bố theo nhóm.
  • C. Phân bố có lựa chọn
  • D. Phân bố ngẫu nhiên
Câu 11
Mã câu hỏi: 178430

Chọn đáp án đúng: Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể ?

  • A. Cá lóc bông trong hồ.
  • B. Sen trắng trong hồ
  • C. Cá rô phi đơn tính trong hồ
  • D. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa
Câu 12
Mã câu hỏi: 178431

Em hãy cho biết: Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật là gì?

  • A. Mức nhập cư và di cư
  • B. Mật độ của quần thể
  • C. Mức sinh sản và tử vong.
  • D. Nguồn thức ăn
Câu 13
Mã câu hỏi: 178432

Hãy cho biết: Tác động của các nhân tố vô sinh làm cho quần thể biến động số lượng mạnh mẽ nhất khi nào?

  • A. Có sự chuyển tiếp giữa 2 mùa mưa và nắng
  • B. Quần thể di cư tìm nơi cư trú thuận lợi
  • C. Mật độ cá thể của quần thể quá cao
  • D. Quần thể vào mùa sinh sản hay cơ thể còn non
Câu 14
Mã câu hỏi: 178433

Em hãy cho biết: Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ nào sau?

  • A. Cạnh tranh cùng loài
  • B. Kí sinh cùng loài
  • C. Hổ trợ cùng loài
  • D. Ăn thịt đồng loại
Câu 15
Mã câu hỏi: 178434

Em hãy cho biết: Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao là dạng nào?

  • A. Phân bố ngẫu nhiên.
  • B. Phân bố theo nhóm
  • C. Phân bố đồng đều.
  • D. Phân bố theo nhóm hoặc phân bố ngẫu nhiên.
Câu 16
Mã câu hỏi: 178435

Chọn phương án không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

  • A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định
  • B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn
  • C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác dộng mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
  • D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
Câu 17
Mã câu hỏi: 178436

Hãy cho biết trong các ý sau có bao nhiêu ý đúng?
a) Đối với hệ sinh thái nhân tạo thì thành phần loài đa dạng hơn hệ sinh thái tự nhiên,còn về tính tăng trưởng,năng suất của hệ sinh thái nhân tạo thì lại cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
b) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái thực chất là dòng năng lượng bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
c) Đối với tỏi khi chúng tiết ra chất phitonxin sẽ gây nên ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh là ví dụ cho mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã.
d) Sự giống nhau của diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là vào giai đoạn giữa lần lượt thay thế nhau.
e) Nguyên nhân chính của khống chế sinh học là do tác động của quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 178437

Em hãy cho biết: Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, chọn ý đúng?

  • A. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế, các điều kiện tự nhiên của môi trường không bị thay đổi.
  • B. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
  • C. Trong tất cả các quá trình diễn thế, nguyên nhân gây ra đều được bắt đầu từ những thay đổi của ngoại cảnh dẫn tới gây ra biến đổi quần xã.
  • D. Sự biến đổi của điều kiện môi trường không phải là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái của quần xã.
Câu 19
Mã câu hỏi: 178438

Cho biết ở trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào?

  • A. Quần thể.
  • B. Quần xã.
  • C. Vi sinh vật.
  • D. Hệ sinh thái.
Câu 20
Mã câu hỏi: 178439

Cho biết trong một hệ sinh thái: Cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và thỏ; thỏ làm mồi cho mèo rừng. Đàn mèo rừng trên đồng cỏ mỗi năm gia tăng 360kg và băng 30% lượng thức ăn mà chúng đồng hóa được từ thỏ. Trong năm đó thỏ vẫn còn 75% tổng sản lượng để duy trì ổn định của loài. Biết sản lượng cỏ là 10 tấn/ha/năm. Côn trùng sử dụng 20% tổng sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi thức ăn trung binh qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Khối lượng thức ăn mèo rừng đồng hóa được 2400kg/năm.
  • B. Sản lượng cỏ còn lại sau khi cung cấp cho côn trùng là 2 tấn/ha/năm.
  • C. Sản lượng chung của thỏ là 48000kg/năm.
  • D. Khối lượng thỏ làm thức ăn cho mèo rừng là 1200kg/năm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 178440

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, thì phát biểu nào sau là không đúng?

  • A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tương của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
  • B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trinh tiến hoá.
  • C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
  • D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li vê ổ sinh thái của mình.
Câu 22
Mã câu hỏi: 178441

Xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài?

  • A. có mùa sinh sản trùng nhau.
  • B. cùng sống trong một nơi ở.
  • C. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.
  • D. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.
Câu 23
Mã câu hỏi: 178442

Cho biết: Đối với hệ sinh thái nhân tạo, trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ nào?

  • A. Nuôi nhiều động vật để lấy phân bón.
  • B. Cộng sinh giữa nấm sợi và tảo trong địa y.
  • C. Cộng sinh giữa rêu và lúa
  • D. Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đâu
Câu 24
Mã câu hỏi: 178443

Chọn phương án đúng: Kiểu hệ sinh thái nào có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế ?

  • A. Hệ sinh thái tự nhiên.
  • B. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  • C. Hệ sinh thái thành phố. 
  • D. Hệ sinh thái thủy sinh.
Câu 25
Mã câu hỏi: 178444

Chọn đáp án đúng: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về?

  • A. động vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.
  • B. động vật ăn cỏ
  • C. động vật ăn thịt.
  • D. sinh vật tự dưỡng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 178445

Em hãy cho biết: Khi nói đến chu trinh sinh địa hóa, trong các quá trình dưới đây, có bao nhiêu quá trình làm cacbon có thể trở lại môi trường vật lí?
(1) Hô hấp của thực vật.
(2) Hô hấp của động vật.
(3) Quang hợp của cây xanh.
(4) Phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật. 
(5) Đốt nguyên liệu hóa thạch.
(6) Sự phát triển của các ngành giao thông vận tải.

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 3
Câu 27
Mã câu hỏi: 178446

Xác định: Nguồn nitơ trong đất có thể bị giảm sút do hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?

  • A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. 
  • B. Vi khuẩn amôn hóa.
  • C. Vi khuẩn nitrit hóa.
  • D. Vi khuẩn cố định đạm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 178447

Em hãy cho biết: Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng gì?

  • A. năng lượng trong sinh quyển
  • B. vật chất trong hệ sinh thái
  • C. vật chất trong quần xã
  • D. vật chất trong sinh quyển
Câu 29
Mã câu hỏi: 178448

Cho biết: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, đâu là phát biểu sai?

I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.

III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4và NO2-

IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.

  • A. I và II.
  • B.  II và IV.
  • C. I và III.
  • D. III và IV.
Câu 30
Mã câu hỏi: 178449

Hãy cho biết: Trong chu trình cacbon, sau khi cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 qua quá trình quang hợp, thì cacbon lại được trở lại thành CO2 ở cơ thể sinh vật nhờ quá trình

  • A. cháy
  • B.  quang hợp
  • C. hô hấp tế bào
  • D. hô hấp tế bào và cháy
Câu 31
Mã câu hỏi: 178450

Xác định yếu tố không phải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp.
  • B. Hoạt động núi lửa.
  • C. Công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh.
  • D. Hậu quả của nền nông nghiệp sinh thái.
Câu 32
Mã câu hỏi: 178451

Xác định: Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cung cấp cho đồng ruộng hàng năm dựa trên?

  • A. Chu trình nitơ.
  • B. Chu trình phôtpho.
  • C. Chu trình cacbon.
  • D. Chu trình nước.
Câu 33
Mã câu hỏi: 178452

Xác định mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là gì?

  • A. hợp tác.
  • B. cạnh tranh.
  • C. dinh dưỡng.
  • D. sinh sản.
Câu 34
Mã câu hỏi: 178453

Chọn sơ đồ đúng: Sơ đồ mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

  • A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu.
  • B. Lúa → chuột→ diều hâu → rắn.
  • C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu.
  • D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn.
Câu 35
Mã câu hỏi: 178454

Xác định đâu là đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở các đảo đại dương?

  • A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.
  • B. Giống với hệ động, thực vật của lục địa gần nhất.
  • C. Có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở đảo lục địa.
  • D. Hay tồn tại những loài đặc hữu.
Câu 36
Mã câu hỏi: 178455

Em hãy cho biết: Môi trường thủy vực sẽ có nhiều khả năng bị thiếu dinh dưỡng nhất?

  • A. Hệ sinh thái đầm lầy-đất ngập nước với quần thể thực vật thủy sinh khỏe mạnh
  • B. Các con sông và hồ nước ngọt trên và gần Núi St. Helens ngay sau vụ phun trào núi lửa năm 1980
  • C. Một hồ nước nằm trong khu vực đồi núi địa lý, nơi có hiện tượng rạch ròi lan rộng
  • D. Một hồ băng mới hình thành
Câu 37
Mã câu hỏi: 178456

Chọn đáp án đúng: Bao nhiêu phần trăm lượng nước ngọt trên thế giới có trong các mực nước ngầm?

  • A. 10 %
  • B. 22 %
  • C. 0,5 %
  • D. 50 %
Câu 38
Mã câu hỏi: 178457

Đâu không phải là nguyên nhân khiến thực vật chuyển mùa?

  • A. Thúc đẩy trao đổi khí với môi trường
  • B. Để cho phép hấp thụ CO2 từ khí quyển
  • C. Để tiết kiệm nước
  • D. Để tránh lá quá nóng
Câu 39
Mã câu hỏi: 178458

Cho biết: Ở các tầng chứa nước cung cấp nước cho hàng triệu người. Nhưng khi các tầng chứa nước được sử dụng với tốc độ nhanh hơn mức chúng có thể được bổ sung thì sự thâm hụt sẽ xảy ra, gây ra một số vấn đề. 

Nó được gọi là gì khi các tầng chứa nước ở các khu vực ven biển bắt đầu chứa đầy nước đại dương?

  • A. Artesian
  • B. Nước mặn phun trào
  • C. Nước ngầm
  • D. Cạn kiệt
Câu 40
Mã câu hỏi: 178459

Em hãy cho biết: Trong nước biển, cacbon chủ yếu được tìm thấy ở dạng?

  • A. carbon monoxide
  • B. axit photphoric
  • C. đường glucoza
  • D. các ion bicacbonat

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ