Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Hàm Rồng

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 97662

Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?

  • A. hấp phụ.
  • B. sinh tổng hợp.
  • C. xâm nhập.
  • D. lắp ráp.
Câu 2
Mã câu hỏi: 97663

Ý nào sau đây là sai?

  • A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV.
  • B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.
  • C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV.
  • D. HIV lây qua hôn nhau.
Câu 3
Mã câu hỏi: 97664

Phago ở E. coli là virut kí sinh vật chủ nào?

  • A. Kí sinh ở vi sinh vật và người.
  • B. Kí sinh ở vi sinh vật.
  • C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người.
  • D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người.
Câu 4
Mã câu hỏi: 97665

Bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây?

  • A. Giai đoạn sơ nhiễm.
  • B. Giai đoạn không triệu chứng.
  • C. Giai đoạn AIDS.
  • D. Cả 3 giai đoạn trên.
Câu 5
Mã câu hỏi: 97666

Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
  • B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
  • C. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.
  • D. Cả B và
Câu 6
Mã câu hỏi: 97667

Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?

  • A. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh.
  • B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
  • C. Sống cách li hoàn toàn với động vật.
  • D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut.
Câu 7
Mã câu hỏi: 97668

Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

  • A. Nhóm ưa trung tính.
  • B. Nhóm ưa axit.
  • C. Nhóm ưa kiềm.
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 97669

Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu gì?

  • A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong.
  • B. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp.
  • C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
  • D. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 9
Mã câu hỏi: 97670

Hiện tượng virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng gì?

  • A. Sinh tan.
  • B. Tan rã.
  • C. Hòa tan.
  • D. Tiềm tan.
Câu 10
Mã câu hỏi: 97671

Xét trên nhu cầu ôxi đối với cơ thể, vi sinh vật nào sau đây có lối sống khác với các vi sinh vật còn lại?

  • A. Tảo đơn bào.
  • B. Vi khuẩn mê tan.
  • C. Trùng giày.
  • D. Vi khuẩn axetic.
Câu 11
Mã câu hỏi: 97672

Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virut. Lí do cốt lõi là vì:

  • A. Chưa có thuốc chống virut kí sinh ở thực vật.
  • B. Các biện pháp này dễ làm, không tốn nhiều công sức.
  • C. Thuốc chống virut kí sinh ở thực vật có giá rất đắt.
  • D. Cả A, B và
Câu 12
Mã câu hỏi: 97673

Điều nào sau đây là sai về virut?

  • A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống.
  • B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN.
  • C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
  • D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein.
Câu 13
Mã câu hỏi: 97674

Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng vi sinh vật?

  • A. Protein.
  • B. Polisaccarit.
  • C. Monosaccarit. 
  • D. Phênol.
Câu 14
Mã câu hỏi: 97675

Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm ưa ấm.
  • B. Nhóm ưa siêu nhiệt.
  • C. Nhóm ưa lạnh.
  • D. Nhóm ưa nhiệt.
Câu 15
Mã câu hỏi: 97676

Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành bao nhiêu nhóm?

  • A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng.
  • B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng.
  • C. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
  • D. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Câu 16
Mã câu hỏi: 97677

Khi ở trong tế bào limpho T, HIV được gọi là gì?

  • A. Là vật vô sinh.
  • B. Là sinh vật.
  • C. Có biểu hiện như một sinh vật.
  • D. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không.
Câu 17
Mã câu hỏi: 97678

Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua cấu trúc nào?

  • A. Hệ mạch dẫn.
  • B. Mạng lưới nội chất. 
  • C. Cầu nối sinh chất.
  • D. Các khoảng gian bào.
Câu 18
Mã câu hỏi: 97679

Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

  • A. 32
  • B. 8
  • C. 16
  • D. 64
Câu 19
Mã câu hỏi: 97680

Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra?

  • A. Viêm gan
  • B. Bại liệt.
  • C. Lang ben.
  • D. Quai bị.
Câu 20
Mã câu hỏi: 97681

Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

  • A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet.
  • B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại.
  • C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị.
  • D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị, virut dại.
Câu 21
Mã câu hỏi: 97682

Lần đầu tiên, vi rút được phát hiện trên loài sinh vật nào?

  • A. Cây dâu tây.
  • B. Cây thuốc lá.
  • C. Cây cà chua.
  • D. Cây đậu Hà lan.
Câu 22
Mã câu hỏi: 97683

Axit nucleic và vỏ capsit kết hợp với nhau tạo thành cấu trúc nào?

  • A. capsome. 
  • B. lớp lipit kép.
  • C. nucleocapsit.
  • D. glicoprotein.
Câu 23
Mã câu hỏi: 97684

Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

  • A. Axit.
  • B. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường.
  • C. Kiềm.
  • D. Trung tính.
Câu 24
Mã câu hỏi: 97685

Môi trường nuôi cấy không liên tục là gì?

  • A. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
  • B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
  • C. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
  • D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 25
Mã câu hỏi: 97686

Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ khi nào?

  • A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào.
  • B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.
  • C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi.
  • D. Cả A và
Câu 26
Mã câu hỏi: 97687

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua điều gì?

  • A. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể.
  • B. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
  • C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
  • D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
Câu 27
Mã câu hỏi: 97688

Inteferon có những khả năng nào sau đây?

  • A. Tăng cường khả năng miễn dịch.
  • B. Chống virut.
  • C. Chống tế bào ung thư.
  • D. Cả A, B,
Câu 28
Mã câu hỏi: 97689

Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là:

  • A. Pha cân bằng.
  • B. Pha lũy thừa.
  • C. Pha suy vong.
  • D. Pha tiềm phát.
Câu 29
Mã câu hỏi: 97690

Ở giai đoạn xâm nhập của vi rút vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Virut bám trên bề mặt tế bào chủ.
  • B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chủ.
  • C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ.
  • D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ.
Câu 30
Mã câu hỏi: 97691

Sau khi được sinh sản ra, virut rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?

  • A. Giai đoạn sinh tổng hợp.
  • B. Giai đoạn lắp ráp.
  • C. Giai đoạn phóng thích.
  • D. Giai đoạn xâm nhập.
Câu 31
Mã câu hỏi: 97692

Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của pha nào?

  • A. Pha cân bằng.
  • B. Pha tiềm phát.
  • C. Pha lũy thừa.
  • D. Pha suy vong.
Câu 32
Mã câu hỏi: 97693

Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

  • A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut.
  • B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut.
  • C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng.
  • D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 97694

Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật thế nào?

  • A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
  • B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
  • C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
  • D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 97695

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự nào?

  • A. Hấp phụ- Xâm nhập- lắp ráp- sinh tổng hợp- phóng thích.
  • B. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- phóng thích- lắp ráp.
  • C. Hấp phụ- lắp ráp- xâm nhập- sinh tổng hợp- phóng thích.
  • D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
Câu 35
Mã câu hỏi: 97696

Virut có cấu trúc xoắn như thế nào?

  • A. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
  • B. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều.
  • C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome.
  • D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 97697

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì sao?

  • A. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều.
  • B. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.
  • C. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.
  • D. Cả A, B và
Câu 37
Mã câu hỏi: 97698

Vi rút gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng có đặc điểm gì?

  • A. Sống ký sinh trong tế bào vật chủ.
  • B. Sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ.
  • C. Phá hủy tế bào chủ.
  • D. Cả B và
Câu 38
Mã câu hỏi: 97699

Hệ gen của virut là gì?

  • A. ADN hoặc ARN.
  • B. ARN, protein
  • C. Nucleocapsit.
  • D. ADN, ARN, protein.
Câu 39
Mã câu hỏi: 97700

Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để làm gì?

  • A. Kích thích làm tăng tốc độ  các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.
  • B. Tiêu diệt các vi sinh vật.
  • C. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật.
  • D. Cả A, B và
Câu 40
Mã câu hỏi: 97701

Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là gì?

  • A. Chất kháng sinh.
  • B. Các hợp chất cacbonhidrat.
  • C. Alđehit.
  • D. Axit amin.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ