Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Trung Châu

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 74284

Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A. Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
  • C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
Câu 2
Mã câu hỏi: 74285

Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc năm 1963?

  • A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”
  • B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp
  • C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc
  • D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Câu 3
Mã câu hỏi: 74286

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?

  • A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc
  • B. Hội nghị Pari được nối lại
  • C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam
  • D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết
Câu 4
Mã câu hỏi: 74287

Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tháng 2-1951 là

  • A. Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • B. Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • C. Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
  • D. Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
Câu 5
Mã câu hỏi: 74288

Đâu không phải là nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946?

  • A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp
  • B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp
  • C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận về việc để quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay Trung Hoa Dân Quốc
  • D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức
Câu 6
Mã câu hỏi: 74289

Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946) và Tạm ước (ngày 14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?

  • A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
  • B. Chuẩn bị rút quân về nước
  • C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
  • D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang
Câu 7
Mã câu hỏi: 74290

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất năm 1961-1965 là gì?

  • A. Xây dựng các hợp tác xã
  • B. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi
  • C. Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
  • D. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao
Câu 8
Mã câu hỏi: 74291

Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

  • A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
  • B. Bảo vệ hòa bình
  • C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
  • D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng
Câu 9
Mã câu hỏi: 74292

Từ thu - đông  năm1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

  • A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ
  • B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên
  • C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương
  • D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
Câu 10
Mã câu hỏi: 74293

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam năm 1954 - 1975 không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
  • B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới
  • C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới
  • D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta
Câu 11
Mã câu hỏi: 74294

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A. Kháng chiến toàn dân
  • B. Kháng chiến toàn diện
  • C. Kháng chiến trường kì
  • D. Kháng chiến lâu dài
Câu 12
Mã câu hỏi: 74295

Sau chiến thắng Ấp Bắc năm 1963, trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?

  • A. Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt
  • B. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
  • C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công
  • D. Đồng khởi
Câu 13
Mã câu hỏi: 74296

Cho biết đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là

  • A. Khủng hoảng trầm trọng
  • B. Phát triển nhanh
  • C. Phát triển không ổn định
  • D. Chậm phát triển
Câu 14
Mã câu hỏi: 74297

Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

  • A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
  • B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
  • C. Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
  • D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam. 
Câu 15
Mã câu hỏi: 74298

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam năm 1954-1957 không mang ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
  • B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
  • C. Khối liên minh công- nông được củng cố
  • D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Câu 16
Mã câu hỏi: 74299

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” năm 1969-1973 là

  • A. Dùng người Việt đánh người Việt
  • B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
  • C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
  • D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Câu 17
Mã câu hỏi: 74300

Câu nào sau đây không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
  • B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
  • C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
  • D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Câu 18
Mã câu hỏi: 74301

Ngày 25 tháng 4 năm 1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
  • B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
  • C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
  • D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 19
Mã câu hỏi: 74302

Ngày 16 ngày 4 tháng 1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
  • B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
  • C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
  • D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng
Câu 20
Mã câu hỏi: 74303

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (từ năm 1961 đến năm 1965) ở miền Bắc là gì?

  • A. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
  • B. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
  • C. Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
  • D. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
Câu 21
Mã câu hỏi: 74304

Lực lượng chính trị nào sau đây được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?

  • A. Đảng Lao động Việt Nam
  • B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
  • C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
  • D. Trung ương cục miền Nam
Câu 22
Mã câu hỏi: 74305

Cho biết nguyên nhân chủ yếu để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc sau cách mạng tháng  Tám là

  • A. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh
  • B. Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
  • C. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế
  • D. Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài
Câu 23
Mã câu hỏi: 74306

Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương năm 1945-1954 tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?

  • A. Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
  • B. Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
  • C. Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
  • D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
Câu 24
Mã câu hỏi: 74307

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi năm 1959-1960 là

  • A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
  • C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
  • D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Câu 25
Mã câu hỏi: 74308

Câu nào sau đây không phải là điểm khác nhau của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?

  • A. Lực lượng quan đội tham chiến
  • B. Quy mô chiến tranh
  • C. Tính chất chiến tranh
  • D. Thủ đoạn chiến tranh
Câu 26
Mã câu hỏi: 74309

Cho biết nội dung nào của hiệp định Pari được nhân dân Việt Nam hiện thực hóa sau đại thắng mùa xuân năm 1975?

  • A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài
  • C. Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị
  • D. Hoa Kì cam kết rút quân và không tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam
Câu 27
Mã câu hỏi: 74310

Cho biết điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)

  • A. Hoàn cảnh lịch sử
  • B. Trọng tâm cải cách
  • C. Vai trò của Đảng cộng sản
  • D. Kết quả cải cách
Câu 28
Mã câu hỏi: 74311

Cho biết nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là

  • A. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản
  • B. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
  • C. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống
  • D. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng
Câu 29
Mã câu hỏi: 74312

Cho biết chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?

  • A. Nam Á
  • B. Đông Nam Á
  • C. Châu Phi
  • D. Mĩ Latinh
Câu 30
Mã câu hỏi: 74313

Đâu là tên gọi của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn năm 1961-1965?

  • A. Gió Đại Phong
  • B. Sóng Duyên Hải
  • C. Cờ Ba Nhất
  • D. Trống Bắc Lý
Câu 31
Mã câu hỏi: 74314

Sự kiện nào sau đây đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

  • A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương 
  • B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve 
  • C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
  • D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi 
Câu 32
Mã câu hỏi: 74315

Cho biết vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A. Cao Bằng
  • B. Thất Khê 
  • C. Đông Khê 
  • D. Na Sầm 
Câu 33
Mã câu hỏi: 74316

Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?

  • A. Sơn La
  • B. Hòa Bình 
  • C. Hà Nội 
  • D. Hải Phòng 
Câu 34
Mã câu hỏi: 74317

Chọn phương án đúng. Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp - Mĩ? 

  • A. Kế hoạch Valuy 
  • B. Kế hoạch Rơve 
  • C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi 
  • D. Kế hoạch Nava 
Câu 35
Mã câu hỏi: 74318

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng tháng 2 – 1951 đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

  • A. Đảng Cộng sản Đông Dương 
  • B. Đảng Lao động Việt Nam 
  • C. Đảng Lao động Đông Dương 
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam 
Câu 36
Mã câu hỏi: 74319

Sự kiện nào đã chứng tỏ “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

  • A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
  • B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920) 
  • C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924). 
  • D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919). 
Câu 37
Mã câu hỏi: 74320

Cho biết ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia là thuộc địa của 

  • A. Anh. 
  • B. Pháp.
  • C. Mĩ.
  • D. Nhật Bản. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 74321

Thành tựu cơ bản nào đã thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.
  • B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân.
  • C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế. 
  • D. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 74322

Chọn câu đúng. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?

  • A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia. 
  • B. Inđônêxia, Campuchia, Lào. 
  • C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
  • D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.    
Câu 40
Mã câu hỏi: 74323

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939-1945 là

  • A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập 
  • B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập 
  • C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ 
  • D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ