Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Văn Sở

08/07/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 238840

Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

  • A. Đều do một Đảng lãnh đạo
  • B. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
  • C. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
  • D. Đều có chung mục tiêu chiến lược 
Câu 2
Mã câu hỏi: 238841

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì 

  • A. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • B. Hòa bình, thống nhất
  • C. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • D. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Câu 3
Mã câu hỏi: 238842

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
  • B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới
  • C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới
  • D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta
Câu 4
Mã câu hỏi: 238843

Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

  • A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân
  • B. Mở các cuộc càn quét
  • C. Dồn dân lập ấp chiến lược 
  • D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định
Câu 5
Mã câu hỏi: 238844

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  • A. Nghiêm túc thực thi hiệp định
  • B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định 
  • C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định
  • D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định
Câu 6
Mã câu hỏi: 238845

Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

  • A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe
  • B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp 
  • C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân 
  • D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất 
Câu 7
Mã câu hỏi: 238846

Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là

  • A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
  • B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân
  • C. Sự ủng hộ của quốc tế
  • D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
Câu 8
Mã câu hỏi: 238847

Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn năm 1965-1968 là

  • A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 
  • B. Chú trọng cộng nghiệp hàng tiêu dùng 
  • C. Phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng 
  • D. Phát triển các khu công nghiệp tập trung 
Câu 9
Mã câu hỏi: 238848

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

  • A. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
  • B. Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm
  • C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng 
  • D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
Câu 10
Mã câu hỏi: 238849

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A. Dùng người Việt đánh người Việt
  • B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
  • C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
  • D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Câu 11
Mã câu hỏi: 238850

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

  • A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
  • B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
  • C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
  • D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Câu 12
Mã câu hỏi: 238851

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là 

  • A. Chính trị
  • B. Kinh tế
  • C. Văn hoá 
  • D. Xã hội
Câu 13
Mã câu hỏi: 238852

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

  • A. Chính trị, quân sự, binh vận
  • B. Chính trị, kinh tế, quân sự
  • C. Chính trị, quân sự, ngoại giao
  • D. Quân sự, kinh tế, ngoại giao
Câu 14
Mã câu hỏi: 238853

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là 

  • A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội
  • B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh 
  • C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não 
  • D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù 
Câu 15
Mã câu hỏi: 238854

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A. Đế quốc Mĩ 
  • B. Thực dân Pháp 
  • C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
  • D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
Câu 16
Mã câu hỏi: 238855

Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

  • A. thành lập “Nha bình dân học vụ”
  • B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo” 
  • C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
  • D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước
Câu 17
Mã câu hỏi: 238856

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
  • B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
  • C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
  • D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Câu 18
Mã câu hỏi: 238857

Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

  • A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
  • B. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh 
  • C. Mở rộng bình định vùng chiếm đóng
  • D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự 
Câu 19
Mã câu hỏi: 238858

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?

  • A. Vẫn mang tính chất nông nghiệp
  • B. Phát triển không cân đối 
  • C. Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài  
  • D. Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển
Câu 20
Mã câu hỏi: 238859

Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A. Cao Bằng
  • B. Thất Khê 
  • C. Đông Khê 
  • D. Na Sầm 
Câu 21
Mã câu hỏi: 238860

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là

  • A. Đối đầu
  • B. Đồng minh 
  • C. Hòa hoãn
  • D. Thù địch 
Câu 22
Mã câu hỏi: 238861

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là 

  • A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
  • B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
  • C. Giải quyết tàn dư của chế dộ cũ để lại
  • D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc 
Câu 23
Mã câu hỏi: 238862

Cho biết nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là

  • A. Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử
  • B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” 
  • C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù
  • D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945) 
Câu 24
Mã câu hỏi: 238863

Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
  • B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến 
  • C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
  • D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam 
Câu 25
Mã câu hỏi: 238864

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là

  • A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959 
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm 
  • C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) 
  • D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm 
Câu 26
Mã câu hỏi: 238865

Vào năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?  

  • A. Sự thay đổi của tình hình thế giới 
  • B. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ 
  • C. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
  • D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 
Câu 27
Mã câu hỏi: 238866

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam 
  • B. Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ 
  • C. Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới 
  • D. Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia 
Câu 28
Mã câu hỏi: 238867

Cho biết chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới? 

  • A. Nam Á 
  • B. Đông Nam Á 
  • C. Châu Phi 
  • D. Mĩ Latinh 
Câu 29
Mã câu hỏi: 238868

Cho biết sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ? 

  • A. Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu 
  • B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu 
  • C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu 
  • D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu 
Câu 30
Mã câu hỏi: 238869

Cho biết điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

  • A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
  • B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ 
  • C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch 
  • D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù 
Câu 31
Mã câu hỏi: 238870

Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là 

  • A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. 
  • B. nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới. 
  • C. trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới. 
  • D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 238871

Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào sau đây? 

  • A. Chi phí cho quốc phòng thấp. 
  • B. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 
  • C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất. 
  • D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 238872

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh. 
  • B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại. 
  • C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao. 
  • D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 238873

Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? 

  • A. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.  
  • B. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy. 
  • C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. 
  • D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 238874

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? 

  • A. Tháng 5/1995 
  • B. Tháng 6/1995 
  • C. Tháng 7/1995 
  • D. Tháng 8/1995 
Câu 36
Mã câu hỏi: 238875

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là

  • A. “Lục địa bùng cháy”. 
  • B. “Hòn đảo tự do”. 
  • C. “Lục địa mới rổi dậy”.
  • D. “Tiền đồ của CNXH”. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 238876

Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

  • A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài 
  • B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế 
  • C. Đầu tư phát triển giáo dục con người 
  • D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước 
Câu 38
Mã câu hỏi: 238877

Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị 
  • B. Kinh tế 
  • C. Văn hóa 
  • D. Quân sự 
Câu 39
Mã câu hỏi: 238878

Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?

  • A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng 
  • B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh 
  • C. Do vấn đề Mianma 
  • D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975) 
Câu 40
Mã câu hỏi: 238879

Điểm chung nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là gì?

  • A. Đạt thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ. 
  • B. Có nguồn gốc từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất. 
  • C. Phát minh ra nhiều loại vũ khí hiện đại. 
  • D. Khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ