Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Chuyên Hùng Vương

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 208107

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A. Nhằm bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
  • B. Tập trung đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp
  • C. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước
  • D. Tạo nên những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội ở Đông Dương
Câu 2
Mã câu hỏi: 208108

Vì sao phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập nhưng không thể tạo nên một nền kinh tế tư bản đúng nghĩa ở Việt Nam?

  • A. Do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không du nhập hoàn toàn
  • B. Do giai cấp tư sản Việt Nam không đủ thực lực
  • C. Do số lượng tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam ít
  • D. Do phần lớn dân số Việt Nam vẫn làm nông nghiệp
Câu 3
Mã câu hỏi: 208109

Sự xuất hiện những giai cấp mới sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

  • A. Làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới
  • B. Đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
  • C. Thúc đẩy những mâu thuẫn trong xã hội phát triển
  • D. Đưa giai cấp tư sản trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
Câu 4
Mã câu hỏi: 208110

Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) đối với Việt Nam?

  • A. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.
  • B. Làm cho cơ cấu kinh tế phát triển cân đối.
  • C. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân.
  • D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.
Câu 5
Mã câu hỏi: 208111

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây?

  • A. Thành phần
  • B. Nhiệm vụ hàng đầu
  • C. Thời gian ra đời
  • D. Mối quan hệ với nông dân
Câu 6
Mã câu hỏi: 208112

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản tư nhân?

  • A. Do nhà nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • B. Do phát hiện được nguồn tài nguyên than đá ở Đông Dương
  • C. Do tình hình chính trị Đông Dương ổn định, cơ sở hạ tầng hoàn thiện
  • D. Do nhà nước đang tập trung đầu tư ở châu Phi
Câu 7
Mã câu hỏi: 208113

Giai cấp tư sản Việt Nam không khác giai cấp tư sản phương Tây ở điểm nào sau đây?

  • A. Địa vị xã hội
  • B. Thế lực kinh tế
  • C. Đối tượng bóc lột
  • D. Thời gian ra đời
Câu 8
Mã câu hỏi: 208114

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào yêu nước của tiểu tư sản ở Việt Nam trong giai đoạn 1919- 1926?

  • A. Cổ vũ các phong trào yêu nước của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho những phong trào sau
  • B. Mang tính chất dân chủ công khai
  • C. Diễn ra tập trung trong năm 1925-1926, thu hút đông đảo quần chúng tham gia
  • D. Diễn ra trên quy mô lớn, ở cả trong và ngoài nước
Câu 9
Mã câu hỏi: 208115

Đâu không phải là bước tiến của phong trào công nhân trong giai đoạn 1919 - 1925 so với giai đoạn trước đó?

  • A. Hình thức bãi công phổ biến hơn
  • B. Thời gian diễn ra các cuộc đấu tranh dài hơn
  • C. Quy mô đấu tranh lớn hơn
  • D. Phong trào công nhân đã chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác
Câu 10
Mã câu hỏi: 208116

Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 là gì?

  • A. Chưa nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
  • B. Hạn chế về tổ chức lãnh đạo và trình độ giác ngộ
  • C. Không đủ sức cạnh tranh với tư sản và tiểu tư sản
  • D. Vẫn là một bộ phận của phong trào yêu nước
Câu 11
Mã câu hỏi: 208117

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

  • A. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới
  • B. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  • C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
  • D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít
Câu 12
Mã câu hỏi: 208118

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là

  • A. nông dân      
  • B. Trí thức, tiểu tư sản
  • C. công nhân     
  • D. tư sản
Câu 13
Mã câu hỏi: 208119

Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
  • B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
  • C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.
  • D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Câu 14
Mã câu hỏi: 208120

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. Diễn ra trên quy mô rộng nhưng thiếu sự liên kết
  • B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt
  • C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với nòng cốt là liên minh công-nông
  • D. Xác định nhiệm vụ- mục tiêu triệt để
Câu 15
Mã câu hỏi: 208121

Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

  • A. Có mục tiêu chủ yếu là đòi cơm áo và hòa bình.
  • B. Diễn ra trên quy mô lớn, có tính thống nhất cao.
  • C. Có sự kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.
  • D. Chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn trên cả nước.
Câu 16
Mã câu hỏi: 208122

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh không xuất phát từ lý do nào sau đây?

  • A. Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh
  • B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản
  • C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933
  • D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh
Câu 17
Mã câu hỏi: 208123

Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là gì?

  • A. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
  • B. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.
  • C. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
  • D. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 208124

Nhân tố nào đã tạo ra sự khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930-1931 với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước?

  • A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
  • B. Hành động khủng bố của thực dân Pháp
  • C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
  • D. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
Câu 19
Mã câu hỏi: 208125

Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

  • A. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản lãnh đạo
  • B. Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai
  • C. Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao
  • D. Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào hai kẻ thù đế quốc và tay sai
Câu 20
Mã câu hỏi: 208126

Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - dân chủ trong Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (1930) là gì?

  • A. Ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản
  • B. Do Trần Phú chưa trải qua quá trình vô sản hóa
  • C. Do sự khác biệt về nhận thức thực tiễn
  • D. Do chịu ảnh hưởng của tinh thần quốc tế vô sản
Câu 21
Mã câu hỏi: 208127

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 có sự thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước?

  • A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
  • B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
  • C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại
  • D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
Câu 22
Mã câu hỏi: 208128

Hội nghị quốc tế nào quy định về việc phân chia khu vực giải giáp quân đội phát xít ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Hội nghị Ianta
  • B. Hội nghị Pốtxđam
  • C. Hội nghị hòa bình Pari
  • D. Hội nghị hòa bình Xanphranxicô
Câu 23
Mã câu hỏi: 208129

Vì sao các nước đế quốc lại có thể thống nhất với nhau trong vấn đề đàn áp cách mạng Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

  • A. Do lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam đến các thuộc địa
  • B. Do lo ngại Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam
  • C. Do lo ngại Lào và Campuchia sẽ nổi dậy giành độc lập
  • D. Do lo ngại Mĩ mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam
Câu 24
Mã câu hỏi: 208130

Đâu không phải là lý do khiến Trung Hoa Dân Quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

  • A. Danh nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam là quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật
  • B. Lợi ích chiến lược của Trung Hoa Dân Quốc không phải ở Việt Nam
  • C. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc sắp bùng nổ
  • D. Do Trung Hoa Dân Quốc chỉ muốn hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Việt Nam
Câu 25
Mã câu hỏi: 208131

Tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đổng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?

  • A. Do nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử
  • B. Do thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ
  • C. Do thực dân Pháp đã xây dựng ở đây một xứ tự trị riêng
  • D. Do Đảng Cộng sản Đông Dương không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ
Câu 26
Mã câu hỏi: 208132

Theo anh (chị) cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 có thể được xem là một cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt hay không?

  • A. Không. Vì không có sự đấu tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị
  • B. Không. Vì nhân dân Việt Nam đều tự nguyện tham gia tổng tuyển cử
  • C. Có. Vì đây là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các đảng phái để nắm chính quyền
  • D. Có. Vì trình độ dân trí của nhân dân thấp; các thế lực thù địch liên tục phá hoại
Câu 27
Mã câu hỏi: 208133

Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

  • A. Xây dựng xã hội học tập
  • B. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ cốt cán
  • C. Kết hợp học đi đôi với hành
  • D. Tập trung giáo dục theo mô hình phương Đông
Câu 28
Mã câu hỏi: 208134

Đâu không phải là điểm sáng tạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám?

  • A. Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước
  • B. Giải quyết yêu cầu trước mắt của quần chúng để củng cố niềm tin vào chế độ
  • C. Phát động cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong cả nước để bảo vệ độc lập
  • D. Phân hóa kẻ thù, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính
Câu 29
Mã câu hỏi: 208135

Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ

  • A. thiện chí yêu chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh của nhân dân ta.
  • B. chính phủ ta tiếp tục lùi bước trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
  • C. thực dân Pháp đã đạt thêm một bước trong cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta.
  • D. chủ trương, sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta.
Câu 30
Mã câu hỏi: 208136

Nguyên nhân chính chi phối sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946?

  • A. Do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam
  • B. Do sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam
  • C. Do thiện chí hòa bình của Việt Nam
  • D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
Câu 31
Mã câu hỏi: 208137

Lý do nào khiến thực dân Pháp chấp nhận hòa hoãn với Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?

  • A. Do người Mĩ đang chuẩn bị thương lượng với Việt Nam
  • B. Do Pháp muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi và cần thời gian để chuẩn bị chiến tranh
  • C. Do Pháp muốn tranh thủ thời gian để mua chuộc chính phủ Việt Nam
  • D. Do phe chủ hòa chiếm ưu thế trong chính phủ Pháp
Câu 32
Mã câu hỏi: 208138

Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

  • A. Đều nhằm lật đổ chính quyền cũ ở địa phương
  • B. Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù 
  • C. Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 
  • D. Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt
Câu 33
Mã câu hỏi: 208139

Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I  (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?

  • A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến 
  • B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp
  • C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước
  • D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
Câu 34
Mã câu hỏi: 208140

Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

  • A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 
  • B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 
  • C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
  • D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Câu 35
Mã câu hỏi: 208141

Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
  • B. Kinh tế thị trường và có sự tham gia hoạt động kinh doanh của nhà nước
  • C. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo quy luật của thị trường
  • D. Kinh tế quan liêu, bao cấp
Câu 36
Mã câu hỏi: 208142

Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?

  • A. Vì nguồn gốc của khủng hoảng là do mô hình kinh tế không phù hợp
  • B. Vì cải cách chính trị có thể làm ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng
  • C. Vì nguyện vọng của quần chúng là cải cách về kinh tế
  • D. Vì các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tấn công vào kinh tế
Câu 37
Mã câu hỏi: 208143

Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?

  • A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật
  • B. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý
  • C. Tham gia vào các liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ
  • D. Xây dựng nền chính trị dân chủ theo mô hình phương Tây
Câu 38
Mã câu hỏi: 208144

Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

  • A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
  • B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và nguy cơ tụt hậu
  • C. Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc
  • D. Khó khăn trong vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí
Câu 39
Mã câu hỏi: 208145

Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

  • A. Vì nó mang tầm vóc giống như trận Điện Biên Phủ năm 1954
  • B. Vì nó đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
  • C. Vì nó đưa tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1972
  • D. Vì nó giúp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Mĩ phải rút khỏi miền Nam
Câu 40
Mã câu hỏi: 208146

Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là

  • A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968.
  • B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972).
  • C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
  • D. Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975).

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ