Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 103714

Những điều kiện và tiền đề khách quan nào không dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?  

  • A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
  • B. Sự bành trướng của giai cấp công nhân công nghiệp.
  • C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX.
  • D. Sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỉ XX.
Câu 2
Mã câu hỏi: 103715

Ý nào sau đây không minh chứng C. Mác là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?  

  • A. Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
  • B. Đưa Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng sai lệch.
  • C. Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  • D. Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội thành lập Quốc tế thứ nhất.
Câu 3
Mã câu hỏi: 103716

Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng trong những năm 1850 – 1870, chính phủ đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu đã có quyết định gì?  

  • A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
  • B. Thành lập chính phủ lâm thời.
  • C. Gây chiến với Phổ.
  • D. Giao chính quyền cho tư sản.
Câu 4
Mã câu hỏi: 103717

Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?  

  • A. Hệ tư tưởng Đức.
  • B. Gia đình thần thánh.
  • C. Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
  • D. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
Câu 5
Mã câu hỏi: 103718

“Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng số phiếu bầu của đa số, mà bằng sắt và máu” 

Câu nói trên là của nhân vật lịch sử nào?  

  • A. Vinhem II
  • B. Bi-xmác
  • C. Garibanđi 
  • D. Ô-li-vơ Crôm-oen
Câu 6
Mã câu hỏi: 103719

Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ
  • B. Bao gồm các bang rộng lớn ven biển Thái Bình Dương
  • C. Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương và nhanh chóng mở rộng sang phía Tây
  • D. Bao gồm 30 bang trải rộng từ đông sang tây
Câu 7
Mã câu hỏi: 103720

Vì sao khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng

  • A. Chú trọng phát minh khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
  • B. Sự phát triển của nền công nghiệp quân sự
  • C. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau
  • D. Xuất hiện giai cấp công nhân
Câu 8
Mã câu hỏi: 103721

Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp là  

  • A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
  • C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  • D. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
Câu 9
Mã câu hỏi: 103722

Ý không phản ánh đúng quan điểm của các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX để xây dựng xã hội mới là  

  • A. Không có chế độ tư hữu.
  • B. Không có bóc lột.
  • C. Nhân dân làm chủ phương tiện sản xuất.
  • D. Người lãnh đạo làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Câu 10
Mã câu hỏi: 103723

Tiền đề nào không phải là nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?

  • A. Triết học cổ điển Đức.
  • B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
  • C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
  • D. Triết học ánh sáng Pháp.
Câu 11
Mã câu hỏi: 103724

Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên chính phủ của giai cấp tư sản bị lật đổ?    

  • A. Ngày 19-7-1870, Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
  • B. Cuộc cách mạng 18-3-1871.
  • C. Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đế chế II.
  • D. Ngày 26-3-1871, Công xã Pa-ri được thành lập.
Câu 12
Mã câu hỏi: 103725

Một trong những đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là  

  • A. Bãi công, biểu tình chưa có tổ chức.
  • B. Mục tiêu giải phóng dân tộc.
  • C. Quy mô bao gồm tất cả các nước Âu – Mĩ.
  • D. Thành lập nhiều Đảng Cộng sản.
Câu 13
Mã câu hỏi: 103726

Theo quyết nghị của Liên đoàn lao động Mỹ, ngày nào được chọn làm ngày đấu tranh của công nhân Si-ca-go?  

  • A. 1-5-1886.
  • B. 1-5-1888.
  • C. 1-5-1878.
  • D. 1-5-1880.
Câu 14
Mã câu hỏi: 103727

Sau khi Pháp thất bại trong chiến tranh Pháp – Phổ, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên 

  • A. Chính phủ tư sản.
  • B. Chính phủ lâm thời.
  • C. Chính phủ vệ quốc.
  • D. Chính phủ phản quốc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 103728

Nhờ nội dung cơ bản nhất nào chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?  

  • A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản.
  • B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
  • C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.
  • D. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Câu 16
Mã câu hỏi: 103729

Ý nào không đánh giá đúng về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng?  

  • A. Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ.
  • B. Là sự kế thừa tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp.
  • C. Có tác dụng cổ vũ những người lãnh đạo.
  • D. Là một trong những tiền đề cho sự hình thành học thuyết Mác sau này.
Câu 17
Mã câu hỏi: 103730

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là gì?  

  • A. Do thiếu vốn đầu tư.
  • B. Do khủng hoảng kinh tế.
  • C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
  • D. Do sự lạc hậu của máy móc, thiết bị sản xuất.
Câu 18
Mã câu hỏi: 103731

Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào? 

  • A. Công nghiệp.
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Ngân hàng.
  • D. Giao thông vận tải.
Câu 19
Mã câu hỏi: 103732

Những tiến bộ khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không mang đến hệ quả nào sau đây?

  • A. thay đổi cơ bản nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • B. thay đổi cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  • C. đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản.
  • D. dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
Câu 20
Mã câu hỏi: 103733

Kinh tế các bang miền Nam nước Mĩ giữa thế kỉ XIX mang đặc trưng gì nổi bật?

  • A. Phát triển kinh tế công thương nghiệp Tư bản chủ nghĩa.
  • B. Kinh tế của trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế
  • C. Ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật
  • D. Kinh tế đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ
Câu 21
Mã câu hỏi: 103734

Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập không bàn về nội dung nào sau đây?  

  • A. Bàn về cương lĩnh của Đảng.
  • B. Thông qua Ban chấp hành trung ương Đảng.
  • C. Bản về điều lệ Đảng.
  • D. Đa số đại biểu tán thành đường lối của Lê-nin.
Câu 22
Mã câu hỏi: 103735

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là  

  • A. Ủy ban tài chính.
  • B. Hội đồng công xã.
  • C. Ủy ban an ninh xã hội.
  • D. Hội đồng quân sự.
Câu 23
Mã câu hỏi: 103736

Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành về mặt  

  • A. Số lượng.
  • B. Quy mô.
  • C. Tư tưởng chính trị
  • D. Tất cả các ý trên
Câu 24
Mã câu hỏi: 103737

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?  

  • A. Do trình độ nhận thức của các nhà tư tưởng.
  • B. Do khoa học chưa phát triển.
  • C. Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định.
  • D. Do chưa dựa vào thực tế phong trào công nhân.
Câu 25
Mã câu hỏi: 103738

Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh quan tâm đến điều gì trong kinh doanh?  

  • A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất.
  • B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.
  • C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
  • D. Tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 26
Mã câu hỏi: 103739

Vì sao cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp?  

  • A. Do thiếu ruộng đất.
  • B. Do thiếu nhân công.
  • C. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
  • D. Do chi phí sản xuất, chế độ thuế khóa nặng nề.
Câu 27
Mã câu hỏi: 103740

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam
  • B. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền
  • C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô
  • D. Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860
Câu 28
Mã câu hỏi: 103741

 Một trong những hệ quả tích cực những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mang lại là  

  • A. Nhiều thành tựu được ứng dụng trong sản xuất vũ khí.
  • B. Góp phần đưa tới các cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.
  • C. Tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
  • D. Chế tạo nhiều phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt.
Câu 29
Mã câu hỏi: 103742

Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.  Câu nói trên mang đến thông điệp gì?  

  • A. Hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người.
  • B. Hãy sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới để phục vụ cuộc sống con người.
  • C. Hãy sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật cho y học để cứu sống con ngưòi. 
  • D. Hãy liên kết các quốc gia để sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới để cải tiến sản xuất.
Câu 30
Mã câu hỏi: 103743

Ngày 1-1-1863, ở Hoa Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Lin-côn trúng cử tổng thống
  • B. Sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư lập trang trại được ban hành
  • C. Sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ được ban hành
  • D. Chính phủ Liên bang giành thắng lợi trong cuộc nội chiến
Câu 31
Mã câu hỏi: 103744

Các tác phẩm Lê-nin viết trong năm 1903 không nhằm mục đích gì?  

  • A. Phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội.
  • B. Khẳng định vai trò của Đảng tiên phong.
  • C. Nhấn mạnh tầm quan trọng của của đấu tranh chính trị.
  • D. Khẳng định vai trò của các bộ phận ngoài công nhân.
Câu 32
Mã câu hỏi: 103745

Nhân tố nào không đưa tới cuộc sống cơ cực của công nhân và nhân dân lao động Nga những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?  

  • A. Chính sách của chính quyền Nga hoàng.
  • B. Ách áp bức của giai cấp tư sản và tư bản nước Nga.
  • C. Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga – Nhật.
  • D. Sự thất bại của các phong trào diễn ra mạnh mẽ.
Câu 33
Mã câu hỏi: 103746

Đứng đầu mỗi ủy ban trong Công xã Pari là  

  • A. một ủy viên công xã.
  • B. một thành viên công xã.
  • C. một thành viên Hội đồng công xã
  • D. một ủy viên ủy ban.
Câu 34
Mã câu hỏi: 103747

Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng nào sau đây không còn phù hợp?  

  • A. Hệ tư tưởng nông dân.
  • B. Hệ tư tưởng tư sản.
  • C. Hệ tư tưởng trí thức.
  • D. Tất cả các phương án trên.
Câu 35
Mã câu hỏi: 103748

Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời?  

  • A. Sự phát triển của phong trào công nhân.
  • B. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
  • C. Sự thành lập Quốc tế thứ nhất.
  • D. Sự xuất hiện của Mác và Angghen.
Câu 36
Mã câu hỏi: 103749

Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?  

  • A. Đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.
  • B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.
  • C. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân.
  • D. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước.
Câu 37
Mã câu hỏi: 103750

Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh mới của giai cấp công nhân?  

  • A. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc.
  • B. Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng nhanh chóng.
  • C. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).
  • D. Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân.
Câu 38
Mã câu hỏi: 103751

Khẩu hiệu nào được sử dụng xuyên suốt trong quá trình diễn ra phong trào cách mạng 1905 – 1907?  

  • A. “Chống chiến tranh đế quốc”.
  • B. “Đả đảo chiến tranh”.
  • C. “Đả đảo chế độ chuyên chế”.
  • D. “Chống chế độ chuyên chế”.
Câu 39
Mã câu hỏi: 103752

Ý nào sau đây không thể hiện vai trò của C. Mác và Ăng-ghen trong tổ chức Đồng minh những người cộng sản?  

  • A. Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, đặt cơ sở lí luận cho hình thành học thuyết Mác.
  • B. Đề ra mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản”.
  • C. Học hỏi và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới để hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • D. Soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 40
Mã câu hỏi: 103753

Phong trào nào đánh dấu lần đầu tiên giai cấp công nhân Pháp bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực?  

  • A. Cuộc khởi nghĩa Lyông lần thứ nhất và lần thứ hai.
  • B. Phong trào của công nhân dệt Sơ-lê-din.
  • C. Cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (1848).
  • D. Phong trào Hiến chương.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ