Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

08/07/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 51 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 235270

Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm (Zn, Al) vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối ZnCl2 trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A. 9,48%. 
  • B. 9,52%. 
  • C. 8,18%.   
  • D. 9,25%
Câu 2
Mã câu hỏi: 235271

Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.

  • A. 2,04 gam                            
  • B. 12,25 gam                           
  • C. 18,375 gam 
  • D. 21,75 gam
Câu 3
Mã câu hỏi: 235272

Cho 21,2 gam Na2CO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,5 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít CO2 (có phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O). Tính C% của Na2SO4 trong dung dịch A

  • A. 5,65%. 
  • B. 6,03%. 
  • C. 6,14%.                   
  • D. 6,57%
Câu 4
Mã câu hỏi: 235273

Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O)

  • A. 14,2 gam. 
  • B. 18,2 gam. 
  • C. 4,0 gam.   
  • D. 10,2 gam.
Câu 5
Mã câu hỏi: 235274

Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2

  • A. m1 = 240 và m2 = 120. 
  • B. m1 = 120 và m2 = 240.
  • C. m1 = 180 và m2 = 180. 
  • D. m1 = 140 và m2 = 220.
Câu 6
Mã câu hỏi: 235275

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

  • A. 5,04 gam 
  • B. 1,078 gam 
  • C. 10,8 gam  
  • D. 10 gam
Câu 7
Mã câu hỏi: 235276

Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A. KMnO4, KClO3, KNO3.
  • B. CaCO3, KClO3, KNO3.     
  • C. K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
  • D. KMnO4, FeCO3, CaSO4.
Câu 8
Mã câu hỏi: 235277

Nhóm chất nào sau đây đều là oxit axit?

  • A. CaCO3, CaO, NO, MgO.
  • B. ZnO, K2O, CO2, SO2.
  • C. HCl, MnO2, BaO, P2O5.
  • D. SO2, N2O5, P2O5, CO2.
Câu 9
Mã câu hỏi: 235278

Khi hoà tan 3,9 gam K vào 101,8 gam nước, thu được dung dịch KOH và khí hiđro. Nồng độ % của dung dịch thu được là

  • A. 3,2%.      
  • B. 4,3%.      
  • C. 3,8 %.          
  • D. 5,3%.
Câu 10
Mã câu hỏi: 235279

Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là:

  • A. đồng
  • B. nhôm
  • C. canxi
  • D. magie
Câu 11
Mã câu hỏi: 235280

Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:

  • A.

    2 lít

  • B. 4,48 lít
  • C.

    2,24 lít

  • D. 4 lít
Câu 12
Mã câu hỏi: 235281

Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất?

  • A.

    6.1023 phân tử H2

  • B.

    3.1023 phân tử H2O

  • C.

    0,6g CH4

  • D. 1,50g NH4Cl
Câu 13
Mã câu hỏi: 235282

Khử 12g sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là

  • A.

    5,04 lít

  • B. 7,36 lít
  • C.

    10,08 lít

  • D. 8,2 lít
Câu 14
Mã câu hỏi: 235283

Khối lượng của NaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 2M là:

  • A. 16 gam
  • B. 28 gam
  • C. 30 gam
  • D. 35 gam
Câu 15
Mã câu hỏi: 235284

Cặp chất nào sau đây khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm gồm cả chất khí và chất kết tủa?

  • A.

    CaCO3 + HNO3 loãng

  • B. Na2SO4 + BaCl2
  • C.

    BaCO3 + H2SO4 loãng

  • D. CaCO3 + HCl
Câu 16
Mã câu hỏi: 235285

Đem cô cạn 200ml dung dịch FeSO4 0,5M thì khối lượng muối khan thu được là:

  • A. 10 gam
  • B. 15,2 gam
  • C. 14 gam
  • D. 13,2 gam
Câu 17
Mã câu hỏi: 235286

Một oxi của nitơ (X) ở điều kiện tiêu chuẩn có khối lượng riêng bằng 2,054 gam/lít. Công thức phân tử của oxit là:

  • A.

    N2O

  • B. NO
  • C.

    N2O3

  • D. NO2
Câu 18
Mã câu hỏi: 235287

Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là:

  • A. 1,2 mol
  • B. 2,4 mol
  • C. 1,5 mol
  • D. 4 mol
Câu 19
Mã câu hỏi: 235288

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M.

  • A. 17,36 gam
  • B. 17,1 gam
  • C. 20,5 gam
  • D. 9,74 gam
Câu 20
Mã câu hỏi: 235289

Tính khối lượng chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO3 2M

  • A. 50,5 gam
  • B. 75,75 gam
  • C. 101 gam
  • D. 65 gam
Câu 21
Mã câu hỏi: 235290

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?

  • A. 1 gam
  • B. 3 gam
  • C. 4 gam
  • D. 5 gam
Câu 22
Mã câu hỏi: 235291

Tính khối lượng của NaOH có trong 500 ml dung dịch NaOH 0,4M.

  • A. 2 gam
  • B. 4 gam
  • C. 6 gam
  • D. 8 gam
Câu 23
Mã câu hỏi: 235292

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

  • A. 27,36 gam
  • B. 2,052 gam
  • C. 20,52 gam
  • D. 9,474 gam
Câu 24
Mã câu hỏi: 235293

Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 3M là:

  • A. 1,2 mol
  • B. 2,4 mol
  • C. 1,5 mol
  • D. 4 mol
Câu 25
Mã câu hỏi: 235294

Để tính nồng độ mol của dung dịch NaCl người ta làm thế nào?

  • A. Tính số gam NaCl có trong 100 gam dung dịch.
  • B. Tính số gam NaCl có trong 1 lít dung dịch.
  • C. Tính số gam NaCl có trong 1000 gam dung dịch.
  • D. Tính số mol NaCl có trong 1 lít dung dịch.
Câu 26
Mã câu hỏi: 235295

Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 2M thì khối lượng NaCl cần lấy là:

  • A. 35,1 gam.
  • B. 54,65 gam.
  • C. 60,12 gam.
  • D. 60,18 gam.
Câu 27
Mã câu hỏi: 235296

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là:

  • A. 5,04 gam
  • B. 1,078 gam
  • C. 10,8 gam
  • D. 10 gam
Câu 28
Mã câu hỏi: 235297

Trộn 200 ml dung dịch MgSO4 2M với 400 ml dung dịch MgSO4 2M. Tính CM của dung dịch thu được.

  • A. 2M
  • B. 3M
  • C. 4M
  • D. 5M
Câu 29
Mã câu hỏi: 235298

Để pha chế 150 ml dung dịch CuSO4 3M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là

  • A. 72 gam
  • B. 71 gam
  • C. 70 gam
  • D. 69 gam
Câu 30
Mã câu hỏi: 235299

Để pha chế 250 ml dung dịch KCl 2,5M thì khối lượng KCl cần lấy là

  • A. 46,2425 gam
  • B. 46,5625 gam
  • C. 47,2005 gam
  • D. 47,0124 gam
Câu 31
Mã câu hỏi: 235300

Cho các phát biểu sau:

(1) Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch

(2) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

(3) Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

(4) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

(5) Dung dịch bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 32
Mã câu hỏi: 235301

Cho đường vào nước, lúc đầu đường tan hoàn toàn ta được dung dịch chưa bão hòa. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành bão hòa?

  • A. Đun nóng dung dịch
  • B. Cho thêm đường vào dung dịch
  • C. Cho thêm nước vào dung dịch
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 33
Mã câu hỏi: 235302

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

  • A. Dung dịch bão hòa
  • B. Dung dịch chưa bão hòa
  • C. Cả dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa
  • D. Không có đáp án đúng
Câu 34
Mã câu hỏi: 235303

Chọn đáp án sai:

  • A. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
  • B. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
  • C. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
  • D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của các chất rắn, lỏng và khí trong dung môi
Câu 35
Mã câu hỏi: 235304

Trộn 1 ml rượu etylic với 10 ml nước cất. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. Dung môi là rượu etylic, chất tan là nước
  • B. Dung môi là nước, chất tan là rượu etylic
  • C. Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi
  • D. Rượu etylic hoặc nước có thể là chất tan hoặc là dung môi
Câu 36
Mã câu hỏi: 235305

Có một cốc đựng NaCl bão hòa ở nhệt độ phòng. Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa, ta cần phải

  • A. Cho thêm nước cất vào dung dịch
  • B. Đun nóng dung dịch
  • C. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch
  • D. Cả A và B đều đúng
Câu 37
Mã câu hỏi: 235306

Cho thí nghiệm: Hòa tan đường vào trong nước ta được dung dịch nước đường. Hãy cho biết trong thí nghiệm trên chất tan là

  • A. Đường
  • B. Nước
  • C. Nước đường
  • D. Không có đáp án đúng
Câu 38
Mã câu hỏi: 235307

Công thức hóa học của muối bạc clorua là:

  • A. AgCl2
  • B. Ag2Cl
  • C. Ag2Cl3
  • D. AgCl
Câu 39
Mã câu hỏi: 235308

Công thức hóa học của muối nhôm clorua là:

  • A. AlCl.
  • B. Al3Cl.
  • C. AlCl3.
  • D. Al3Cl2.
Câu 40
Mã câu hỏi: 235309

Cho Fe phản ứng thế với HCl, đốt cháy sản phẩm khí sinh ra thu được ngọn lửa màu gì?

  • A. Đỏ
  • B. Xanh nhạt
  • C. Cam
  • D. Tím

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ