Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm 2021-2022 Trường THCS Châu Văn Liêm

15/04/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 24484

Hãy giải thích tại sao khi đi guốc gỗ trên cầu thang có lát gạch hoa ta nghe thấy âm thanh to hơn khi đi bằng dép cao su?

  • A. Vì dép cao su là vật liệu hấp thụ âm tốt do đó âm phát ra đã bị hấp thu
  • B. Vì guốc gỗ cứng là vật liệu truyền âm và phản xạ âm tốt do đó mà âm phát ra to hơn
  • C. Vì dép cao su là vật liệu đàn hồi, mềm nên phản xạ âm kém không tạo thành tiếng vang
  • D. A, B và C đều đúng
Câu 2
Mã câu hỏi: 24485

Cho biết một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Cách nào không giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này?

  • A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
  • B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
  • C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác
  • D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Câu 3
Mã câu hỏi: 24486

Cho biết đâu là biện pháp được sử dụng để chống ô nhiễm tiếng ồn?

  • A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
  • B. Ngăn chặn đường truyền âm
  • C. Làm cho âm truyền theo hướng khác
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 4
Mã câu hỏi: 24487

Cho biết vật liệu nào thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

  • A. Tường bê-tông 
  • B. Cửa kính hai lớp 
  • C. Rèm treo tường 
  • D. Cửa gỗ
Câu 5
Mã câu hỏi: 24488

Xác định âm nào gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A. Tiếng sấm rền 
  • B. Tiếng xình xịch của tàu hỏa đang chạy 
  • C. Tiếng sóng biển ầm ầm 
  • D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to trong thời gian dài
Câu 6
Mã câu hỏi: 24489

Cho thông tin khoảng cách từ nơi các chú bộ đội tập bắn súng đến ngọn núi đá phía trước là 1,53 km. Hỏi khoảng thời gian kể từ ki bắn cho đến khi nghe được tiếng vang là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

  • A. 8s
  • B. 9s
  • C. 10s
  • D. 11s
Câu 7
Mã câu hỏi: 24490

Cho biết để đo được độ sâu của biển, người ta dựa vào hiện tượng phản xạ âm bằng cách dùng máy phát siêu âm được đặt trên tàu. Máy phát ra tia siêu âm theo phương thẳng đứng, khi tia siêu âm gặp đát biển sẽ phản xạ lại được mát thu đặt liền với máy phát thu lại. Hãy tính chiều sâu của đáy biển tại vị trí đặt tàu. Biết tốc độ siêu âm truyền trong nước biển là 1500 m/s và thời gian kể từ khi phát tia siêu âm đến khi thu được âm phản xạ là 3,5 giây.

  • A. 625 m.
  • B. 6225 m.
  • C. 2625 m.
  • D. 2225 m.
Câu 8
Mã câu hỏi: 24491

Xác định một người đứng cách bờ tường một khoảng nào đó, sau khi phát ra một tín hiệu âm thanh sau 1s nghe tiếng vọng lại. Hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

  • A. 170 m.
  • B. 120 m.
  • C. 150 m.
  • D. 140 m.
Câu 9
Mã câu hỏi: 24492

Cho biết một người dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa, cách chỗ đứng đó 1500m, người khác áp tai vào đường ray xe lửa thì nghe được hai tiếng gõ cách nhau 4 s. Tính vận tốc truyền âm trong đường ray?

  • A. 3658 (m/s)
  • B. 2658 (m/s)
  • C. 658 (m/s)
  • D. 1658 (m/s)
Câu 10
Mã câu hỏi: 24493

Tiến hành thí nghiệm: Một người áp tai vào đường ray. Một người thứ hai đứng cách đó một khoảng 1700m gõ mạnh búa vào đường ray. Người thứ nhất nghe thấy tiếng búa truyền trong thanh ray sớm hơn tiếng búa truyền trong không khí là 4/3 giây. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong thép là bao nhiêu?

  • A. 463,63m/s
  • B. 318,75m/s
  • C. 392,3m/s
  • D. 3100m/s
Câu 11
Mã câu hỏi: 24494

Cho biết một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1 giây kể từ lúc bắn. Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 330m/s

  • A. 496m
  • B. 495m
  • C. 494m
  • D. 493m
Câu 12
Mã câu hỏi: 24495

Tính vận tốc truyền âm trong thí nghiệm: Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s. Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí?

  • A. 1150m/s
  • B. 1250m/s
  • C. 1340m/s
  • D. 1234m/s
Câu 13
Mã câu hỏi: 24496

Vào ban đêm người ta bắn một viên đạn pháo. Sau khi đo được khoảng thời gian giữa âm thanh và tia chớp lệch nhau là 2 giây, người ta đã tính được khoảng cách từ vị trí khẩu pháo đến họ với các kết quả là:

  • A. 340m
  • B. 170m.
  • C. 680m.
  • D. 1500m.
Câu 14
Mã câu hỏi: 24497

Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa, khi một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

  • A. 1700m
  • B. 170m
  • C. 340m
  • D. 1360m
Câu 15
Mã câu hỏi: 24498

Chọn giải thích đúng: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức “lẩn trốn ngay”?

  • A. Các con vật trên mặt sông đã báo cho cá.
  • B. Cá nhìn thấy người đang đến.
  • C. Tiếng động của chân người đã truyền qua đất trên bờ và qua nước rồi đến tai cá.
  • D. Các giải thích trên đều không đúng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 24499

Hãy cho biết đâu là giải thích đúng: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?

  • A. Vận tốc của ánh sáng nhỏ hơn vận tốc của âm thanh
  • B. Vận tốc của ánh sáng lớn hơn vận tốc của âm thanh
  • C. Tia chớp đi nhanh hơn tiếng sét.
  • D. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng trên
Câu 17
Mã câu hỏi: 24500

Hãy cho biết âm không thể truyền qua môi trường nào?

  • A. Môi trường chất rắn.
  • B.  Môi trường chất lỏng.
  • C.  Môi trường chất khí. 
  • D. Môi trường chân không.
Câu 18
Mã câu hỏi: 24501

Đâu là phát biểu đúng khi nói về âm thanh?

  • A.  Âm không thể truyền qua nước.
  • B. Âm không thể phản xạ.
  • C. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.
  • D. Âm không thể truyền trong chân không.
Câu 19
Mã câu hỏi: 24502

Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Hãy cho biết khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là bao xa?

  • A. 920m
  • B. 410m
  • C. 610m
  • D. 850m
Câu 20
Mã câu hỏi: 24503

Tính khoảng cách từ trống đến vị trí người đừng biết. Khi ở xa, ta nhìn thấy một người đánh trống và sau hai giây mới nghe thấy tiếng trống?

  • A. 480m
  • B. 580m
  • C. 680m
  • D. 780m
Câu 21
Mã câu hỏi: 24504

Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Cho biết trong một giờ con lắc đó thực hiện được bao nhiêu dao động?

  • A. 1600 dao động
  • B. 1700 dao động
  • C. 1800 dao động
  • D. 1900 dao động
Câu 22
Mã câu hỏi: 24505

Xác định phát biểu sai: Có hai loại trống có bề mặt to nhỏ khác nhau, một người gõ vào mặt trống nhỏ và sau đó gõ như thế vào mặt trống lớn?

  • A. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng trầm.
  • B. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng cao.
  • C. Mặt trống càng căng âm thanh phát ra càng cao.
  • D. Gõ dùi trống vào chính giữa mặt trống thì âm phát ra to hơn các vị trí khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 24506

Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống cho biết trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?

  • A. Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống.
  • B. Cát nảy là là mặt trống.
  • C. Cát văng ra ngoài mặt trống.
  • D. Cả A và C đều đúng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 24507

Chọn phát biểu đúng: Khi so sánh giọng nói bình thường của nam và nữ người ta thấy?

  • A. Giọng nói của nam to hơn là do dây thanh quản của nam dài hơn.
  • B. Giọng nói của nữ nhỏ hơn là do biên độ dao động của dây thanh quản của nữ lớn hơn.
  • C. Giọng nói của nam trầm hơn là do tần số dao động của dây thanh quản của nam nhỏ hơn.
  • D. Giọng nói của nữ cao hơn là do dây thanh quản của nữ ngắn hơn.
Câu 25
Mã câu hỏi: 24508

Hãy cho biết làm cách nào để có đánh được tiếng trống to?

  • A. Gõ mạnh vào mép mặt sau của trống.
  • B. Gõ mạnh vào thành trống.
  • C. Gõ mạnh vào chình giữa mặt trống.
  • D. Gõ mạnh vào rìa mặt trước của trống.
Câu 26
Mã câu hỏi: 24509

Chọn kết luận đúnhg: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên gảy đàn?

  • A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
  • B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.
  • C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
  • D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
Câu 27
Mã câu hỏi: 24510

Cho biết trong 15s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó?

  • A. 0,5m
  • B. 2m
  • C. 2Hz
  • D. 0,5Hz.
Câu 28
Mã câu hỏi: 24511

Trong các giá trị về độ to của âm, giá trị nào ứng với ngưỡng đau?

  • A. 90 dB
  • B. 20 dB
  • C. 230 dB
  • D. 130 dB
Câu 29
Mã câu hỏi: 24512

Màng loa dao động phát ra âm có tần số 900Hz. Hãy tính thời gian màng loa thực hiện một dao động?

  • A. 0,0011s
  • B. 0,1122s
  • C. 0,3231s
  • D. 0,4321s
Câu 30
Mã câu hỏi: 24513

Cho biết âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Độ căng của mặt trống
  • B. Kích thước của rùi trống.
  • C. Kích thước của mặt trống.
  • D. Biên độ dao động của mặt trống.
Câu 31
Mã câu hỏi: 24514

Cho biết tai người có thể nghe được những âm ở phạm vi nào?

  • A. Nhỏ hơn 20d
  • B. Lớn hơn 120dB
  • C. Từ 20dB đến 120d
  • D. Nghe được tất cả các âm.
Câu 32
Mã câu hỏi: 24515

Cho biết một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5s. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét là bao xa?

  • A. 1500m
  • B. 1700m
  • C. 1900m
  • D. 2100m
Câu 33
Mã câu hỏi: 24516

Hãy cho biết  âm thanh được tạo ra nhờ đâu?

  • A. Nhiệt
  • B. Điện
  • C. Ánh sáng
  • D. Dao động
Câu 34
Mã câu hỏi: 24517

Hãy cho biết khi nào âm phát ra càng to?

  • A. Nguồn âm có kích thước càng lớn.
  • B. Nguồn âm dao động càng mạnh.
  • C. Nguồn âm dao động càng nhanh.
  • D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Câu 35
Mã câu hỏi: 24518

Khi âm truyền đến tai người, bộ phận dao động nào giúp ta cảm nhận được âm thanh?

  • A. Vành tai
  • B. Ống tai
  • C. Màng nhĩ
  • D. Vòi nhĩ
Câu 36
Mã câu hỏi: 24519

Chọn phát biểu đúng khi nói về độ to của âm?

  • A. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
  • B.  Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.
  • C. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh
  • D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Câu 37
Mã câu hỏi: 24520

Cho biết đâu là âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A. Tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa.
  • B. Tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm.
  • C. Tiếng kèn báo thức hết giờ nghỉ trưa.
  • D. Tiếng chim hót cạnh nhà ở giữa buổi trưa
Câu 38
Mã câu hỏi: 24521

Cho biết khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to?

  • A. 40 dB
  • B. 50 dB
  • C. 60 dB
  • D. 70 dB
Câu 39
Mã câu hỏi: 24522

Cho biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hãy cho biết để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:

  • A. Lớn hơn 11 m
  • B. 12 m
  • C.  Nhỏ hơn 11 m
  • D. Lớn hơn 15 m
Câu 40
Mã câu hỏi: 24523

Chọn phát biểu sai: Trong thời gian chiến tranh, khi một quả bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận?

  • A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
  • B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.
  • C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra
  • D. Khi một quả bom nổ trên mặt đất người ta cùng lúc nghe được tiếng nổ.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ