Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Trưng Vương

20/09/2022 - Lượt xem: 47
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 316785

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là 

  • A. 1 cm. 
  • B. 1,5 cm
  • C. 0,5 cm
  • D. - 1 cm
Câu 2
Mã câu hỏi: 316786

Một vật dao động có gia tốc biến đổi theo thời gian: a = 8cos(20t –π/2) (m/s2). Phương trình dao động của vật là

  • A. x = 0,02cos(20t + π/2) (cm)
  • B. x = 2cos(20t – π/2) (cm)
  • C. x = 4cos(20t  + π/2) (cm)
  • D. x = 2cos(20t + π/2) (cm)
Câu 3
Mã câu hỏi: 316787

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Gia tốc của chất điểm tại li độ x = 10 cm là

  • A. a = –4 m/s2
  • B. a = 2 m/s2
  • C. a = 9,8 m/s2
  • D. a = 10 m/s2
Câu 4
Mã câu hỏi: 316788

Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(10t – 3π/2) cm. Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là

  • A. x = 30 cm.  
  • B. x = 32 cm. 
  • C. x = –3 cm. 
  • D. x = – 40 cm.
Câu 5
Mã câu hỏi: 316789

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Gia tốc của chất điểm tại li độ x = 10 cm là

  • A. a = –4 m/s2
  • B. a = 2 m/s2
  • C. a = 9,8 m/s2 
  • D. a = 10 m/s2
Câu 6
Mã câu hỏi: 316790

Tại thời điểm vận tốc của một vật dao động điều hoà dương và đang tăng thì

  • A. li độ của vật dương, gia tốc cùng hướng với chiều dương trục toạ độ.
  • B. li độ của vật dương, gia tốc ngược hướng với chiều dương trục toạ độ.
  • C. li độ của vật âm, gia tốc ngược hướng với chiều dương trục toạ độ.
  • D. li độ của vật âm, gia tốc cùng hướng với chiều dương trục toạ độ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 316791

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x=5cos(πt+π/2)(cm). Tốc độ trung bình của vật trong 2,5s

  • A. 5cm/s   
  • B. 30cm/s 
  • C. 20cm/s    
  • D. 10cm/s
Câu 8
Mã câu hỏi: 316792

Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình dạng x = 5cos(πt + π/6) cm. Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm là

  • A. v = 5sin(πt + π/6) cm/s.
  • B. v = –5πsin(πt + π/6) cm/s.
  • C. v = – 5sin(πt + π/6) cm/s. 
  • D. x = 5πsin(πt + π/6) cm/s.
Câu 9
Mã câu hỏi: 316793

Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình dạng x = 5cos(πt + π/6) (cm, s). Lấy π2 = 10, biểu thức gia tốc tức thời của chất điểm là

  • A. a = 50cos(πt + π/6) cm/s2
  • B. a = – 50sin(πt + π/6) cm/s2
  • C. a = –50cos(πt + π/6) cm/s2
  • D. a = – 5πcos(πt + π/6) cm/s2
Câu 10
Mã câu hỏi: 316794

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10, gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là

  • A. 40 cm/s2 
  • B. –40 cm/s2
  • C. ± 40 cm/s2 
  • D. – π cm/s2
Câu 11
Mã câu hỏi: 316795

Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5 cm và tốc độ cực đại là 10π cm/s. Chu kì dao động của vật nhỏ là:

  • A. 3s
  • B. 4s
  • C. 1s
  • D. 2s
Câu 12
Mã câu hỏi: 316796

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là 

  • A. 20 cm/s.
  • B. 10 cm/s.
  • C. 5 cm/s.
  • D. 40 cm/s. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 316797

Một con lắc đơn có phương trình động năng như sau: Wđ = 1 +1cos(10πt + π/3)(J). Hãy xác định tần số của dao động

  • A. 5Hz. 
  • B. 10Hz. 
  • C. 2,5Hz.
  • D. 20Hz.
Câu 14
Mã câu hỏi: 316798

Một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật nặng ở vị trí cao nhất là 1s. Chu kì dao động của con lắc là

  • A. 2s 
  • B. 1s 
  • C. 4s 
  • D. 0,5s
Câu 15
Mã câu hỏi: 316799

Một con lắc đơn dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của quả nặng hai lần và giữ nguyên biên độ dao động thì

  • A. chu kì giảm 2 lần, cơ năng không đổi.
  • B. chu kì không đổi, cơ năng tăng 2 lần.
  • C. chu kì và cơ năng của con lắc có giá trị không đổi.
  • D. chu kì tăng 2 lần, cơ năng tăng 2 lần.
Câu 16
Mã câu hỏi: 316800

Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
  • B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
  • C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
  • D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
Câu 17
Mã câu hỏi: 316801

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

  • A. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.
  • B. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.
  • C. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.
  • D. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.
Câu 18
Mã câu hỏi: 316802

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng

  • A. làm cho tần số dao động không đổi
  • B. làm cho động năng của vật tăng lên
  • C. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ
  • D. làm cho li độ dao động không giảm xuống
Câu 19
Mã câu hỏi: 316803

Hệ thống giảm xóc ở ôtô , môtô, … được chế tạo dựa vào ứng dụng của

  • A. Hiện tượng cộng hưởng
  • B. dao động duy trì
  • C. dao động tắt dần
  • D. dao động cưỡng bức
Câu 20
Mã câu hỏi: 316804

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số ?

  • A. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.
  • B. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần.
  • C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha
  • D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.
Câu 21
Mã câu hỏi: 316805

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có biên độ lần lượt là 6cm và 10cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là

  • A. 2cm.
  • B. 3cm.
  • C. 5cm. 
  • D. 19cm.
Câu 22
Mã câu hỏi: 316806

Hai dao động điều hòa lần lượt có phương trình x1=A1cos(20πt+π/2) cm và x2=A2cos(20πt+π/6) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Dao động thứ hai sớm pha hơn dao động thứ nhất một góc π/4.
  • B. Dao động thứ hai trễ pha hơn dao động thứ nhất một góc π/6.
  • C. Dao động thứ nhất trễ pha hơn dao động thứ hai một góc π/3.
  • D. Dao động thứ nhất sớm pha hơn dao động thứ hai một góc π/3.
Câu 23
Mã câu hỏi: 316807

Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 3 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?

  • A. Biên độ, tần số, cơ năng dao động
  • B. Biên độ, tần số, gia tốc.
  • C. Động năng, tần số, lực hồi phục.  
  • D. Lực phục hồi, vận tốc, cơ năng dao động.
Câu 24
Mã câu hỏi: 316808

Một vật dao động điều hòa có biểu thức gia tốc a=-100π2cos(10πt-π/2)(cm/s2). Quãng đường vật đi được trong một chu kỳ dao động là

  • A. 10 cm.     
  • B. 4 cm.
  • C. 400π2 cm.  
  • D. 2 m
Câu 25
Mã câu hỏi: 316809

Một vật dao động điều hòa. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng f. Lực kéo về tác dụng vào vật biến thiên điều hòa với tần số bằng:

  • A. 0,5f. 
  • B. 2f.
  • C. 4f. 
  • D. f
Câu 26
Mã câu hỏi: 316810

Vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm

  • A. qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
  • B. qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
  • C. ở biên âm
  • D. ở biên dương.
Câu 27
Mã câu hỏi: 316811

Trong dao động điều hòa, các cặp đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ?

  • A. Li độ và thế năng. 
  • B. Vận tốc và động năng.
  • C. Li độ và động năng. 
  • D. Thế năng và động năng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 316812

Thời gian liên tiếp để động năng và thế năng bằng nhau liên tiếp là 0,3 s. Chu kì động năng là

  • A. 0,6 s.
  • B. 0,15 s.
  • C. 0,5 s.      
  • D. 1,2 s.
Câu 29
Mã câu hỏi: 316813

Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

  • A. chu kì của nó tăng. 
  • B. tần số của nó không thay đổi.
  • C. bước sóng của nó giảm. 
  • D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 30
Mã câu hỏi: 316814

Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền chậm nhất trong

  • A. không khí ở 250C
  • B. nước. 
  • C. sắt.       
  • D. không khí ở 00C
Câu 31
Mã câu hỏi: 316815

Cho các kết luận sau về sóng âm

(1) Sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz gọi là âm nghe được (âm thanh)

(2)Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.

(3) Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặt trưng vật lí của âm. Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.

(4) Độ cao của âm gắn liền với tần số âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

(5) Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.

Số kết luận đúng là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 32
Mã câu hỏi: 316816

Chọn ý sai? Hộp đàn có tác dụng

  • A. làm cho âm phát ra cao hơn
  • B. làm cho âm phát ra to hơn
  • C. như hộp cộng hưởng âm
  • D. làm cho âm phát ra có âm sắc riêng
Câu 33
Mã câu hỏi: 316817

Khi mộ sóng âm truyền từ nước ra không khí thì 

  • A. tần số không đổi, bước sóng tăng. 
  • B. tần số không đổi, bước sóng giảm.   
  • C. tần số giảm, bước sóng không đổi.
  • D. tần số tăng, bước sóng không đổi.
Câu 34
Mã câu hỏi: 316818

Để tăng gấp đôi tần số của âm do một dây đàn phát ra, ta phải

  • A. tăng lực căng dây gấp 2 lần
  • B. tăng lực căng dây gấp 4 lần
  • C. giảm lực căng dây đi 2 lần     
  • D. giảm lực căng dây đi 4 lần         
Câu 35
Mã câu hỏi: 316819

Để đo độ sâu vực sâu nhất thế giới Mariana ở Thái Bình Dương, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,53s người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước biển là 1500m/s, trong không khí là 340m/s. Độ sâu vực Mariana là

  • A. 2470,1m
  • B. 4940,2m
  • C. 21795m  
  • D. 10897,5m
Câu 36
Mã câu hỏi: 316820

Tốc độ truyền âm của một âm trong không khí và trong nước lần lượt là 330 m/s và 1450 m/s. Khi âm truyền từ trong không khí vào trong nước thì bước sóng của nó tăng lên bao nhiều lần?

  • A. 0,25 lần   
  • B. 0,23 lần             
  • C. 4 lần    
  • D. 4,4 lần.
Câu 37
Mã câu hỏi: 316821

Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai:

  • A. Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là mức cường độ âm và tần số âm.
  • B. Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm không có tần số xác định.
  • C. Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và biên độ.
  • D. Độ cao là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và năng lượng âm
Câu 38
Mã câu hỏi: 316822

Tốc độ truyền âm có giá trị lớn nhất trong môi trường nào sau đây?

  • A. Nhôm   
  • B. Khí ôxi     
  • C. Nước biển     
  • D. Khí hidro
Câu 39
Mã câu hỏi: 316823

Từ hiện tượng tán sắc ánh và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?

  • A. Chiết suất của môi trường là như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
  • B. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng dài thì lớn hơn.
  • C. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn thì lớn hơn.
  • D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiếu ánh sáng truyền qua.
Câu 40
Mã câu hỏi: 316824

Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si khi chúng phát ra từ cùng một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có 

  • A. độ to khác nhau  
  • B. biên độ âm khác nhau
  • C. cường độ âm khác nhau 
  • D. tần số âm cơ bản khác nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ