Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Chuyên Lam Sơn

15/04/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 164540

Để phân loại sóng dọc hay sóng ngang người ta dựa vào:

  • A. phương truyền sóng trong môi trường.
  • B. phương dao động của các phần tử môi trường.
  • C. phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng.
  • D. sự biến dạng của môi trường khi có sóng truyền qua.
Câu 2
Mã câu hỏi: 164541

Xét hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi nhẹ AB. Đầu A dao động theo phương vuông góc sợi dây với biên độ A. Khi đầu B cố định, sóng phản xạ tại B:

  • A. cùng pha với sóng tới tại
  • B. ngược pha với sóng tới tại
  • C. vuông pha với sóng tới tại
  • D. lệch pha 0,25π với sóng tới tại
Câu 3
Mã câu hỏi: 164542

Khi nói về dao động cưỡng bức và dao động duy trì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
  • B. Dao động duy trì có biên độ không đổi.
  • C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
  • D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 4
Mã câu hỏi: 164543

Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong:

  • A. máy đầm nền.
  • B. giảm xóc ô tô, xe máy.
  • C. con lắc đồng hồ.
  • D. con lắc vật lý.
Câu 5
Mã câu hỏi: 164544

Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(5πt + 0,5π) cm. Biên độ dao động của vật là:

  • A. 2,5 cm.     
  • B. 0,5 cm.
  • C. 10 cm.     
  • D. 5 cm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 164545

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos2πt cm, biên độ dao động của vật là:

  • A. A = 6 mm.     
  • B. A = 6 cm.
  • C. A = 12 cm.    
  • D. A = 12π cm.
Câu 7
Mã câu hỏi: 164546

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc:

  • A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
  • B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
  • C. lực cản tác dụng lên vật dao động.
  • D. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 8
Mã câu hỏi: 164547

Trong hiện tượng cộng hưởng:

  • A. biên độ ngoại lực cưỡng bức đạt cực đại.
  • B. biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại.
  • C. tần số dao động cưỡng bức đạt cực đại.
  • D. tần số dao động riêng đạt giá trị cực đại.
Câu 9
Mã câu hỏi: 164548

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos(20t) cm, t tính bằng giây. Tần số góc của vật là:

  • A. 20π rad/s.   
  • B. 10/π rad/s.
  • C. 20 rad/s.      
  • D. 10 rad/s.
Câu 10
Mã câu hỏi: 164549

Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

  • A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
  • B. Dao động tắt dần có động năng và thế năng giảm đều theo thời gian.
  • C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
  • D. Trong dao động tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 11
Mã câu hỏi: 164550

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, khi vật đi từ điểm M có  \({x_1} = \frac{A}{2}\)theo chiều âm đến điểm N có li độ  \({x_2} =- \frac{A}{2}\)lần thứ nhất mất \(\frac{1}{{30}}s\). Tần số dao động của vật là

  • A. 15Hz
  • B. 25Hz
  • C. 5Hz
  • D. 35Hz
Câu 12
Mã câu hỏi: 164551

Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 9\cos \left( {20\pi t + \varphi } \right){\rm{cm}}\) . Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng theo chiều dương đến vị cân bằng theo chiều âm 

  • A. 1,6 m/s.
  • B. 3,6 m/s.
  • C. 0 m/s.
  • D. 3,9 m/s.
Câu 13
Mã câu hỏi: 164552

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là

  • A. 23cm/s
  • B. 27cm/s
  • C. 17cm/s
  • D. 20cm/s
Câu 14
Mã câu hỏi: 164553

Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 5cos\left( {\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\) . Xác định số lần vật đi qua vị trí x=2,5cm kể từ thời điểm t=1,675 đến t=3,415s?

  • A. 12 lần.
  • B. 11 lần.
  • C. 10 lần.
  • D. 9 ần.
Câu 15
Mã câu hỏi: 164554

Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 5cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Xác định số lần vật đi qua vị trí x=2,5cm  trong một giây đầu tiên?

  • A. 5 lần.
  • B. 4 lần.
  • C. 3 lần.
  • D. 2 lần.
Câu 16
Mã câu hỏi: 164555

Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 5cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Xác định số lần vật đi qua vị trí  trong một giây đầu tiên?

  • A. 4 lần.
  • B. 2 lần.
  • C. 1 lần.
  • D. 3 lần.
Câu 17
Mã câu hỏi: 164556

Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Điểm cố định cách mặt đất 2,5 m. Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc a = 0,09 rad, rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân bằng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản, lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của vật nặng ở thời điểm t = 0,08 s có giá trị gần bằng:

  • A. 0,35 m/s.
  • B. 0,83 m/s.
  • C. 0,57 m/s. 
  • D. 0,069 m/s.
Câu 18
Mã câu hỏi: 164557

Một con lắc đơn treo vào trần một toa xe đặt trên đường nằm ngang. Khi xe đứng yên con lắc dao động với chu kỳ 2 s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,86 m/s2. Khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 4 m/s2, con lắc dao động với chu kỳ gần bằng:

  • A. 1,72 s.
  • B. 2,08 s.
  • C. 1,93 s.
  • D. 1,86 s.
Câu 19
Mã câu hỏi: 164558

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp trên ô tô đo ở độ cao 1,2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe ở độ cao 1,2m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe 30 m, ở độ cao 1,2m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 91dB và ô tô 2 là 94dB. Âm lượng của còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải ?

  • A. Ô tô 2 
  • B. Ôtô 1  
  • C. Ô  tô 1 và ô tô 2 
  • D. Không ô tô nào
Câu 20
Mã câu hỏi: 164559

Cho các kết luận sau về sóng âm:1. Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).2. Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.3. Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.Số kết luận đúng là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 164560

Để đo tốc độ truyền sóng âm trong không khí ta dùng một âm thoa có tần số f đã biết để kích thích dao động của một cột không khí trong một ông thủy tinh hình trụ đựng nước. Thay đổi độ cao của cột không khí trong bình bằng cách tháo khóa ở đáy bình. Khi chiều cao của cột không khí là 12 cm thì âm phát ra nghe to nhất. Tiếp tục tháo nước cho đến khi nghe thấy âm to nhất. Chiều cao của cột không khí lúc này là 18,2 cm. Tính bước sóng.

  • A. 6,2 cm
  • B. 3,1 cm
  • C. 12,4 cm
  • D. 24,8 cm
Câu 22
Mã câu hỏi: 164561

Dây số 5 của đàn guitar có chiều dài 81cm. Giả sử vận tốc truyền âm trên dây này là 712,8m/s. Nếu không bấm dây thì nó không thể phát ra được âm nào trong số các âm có tần số sau?

  • A. 1320Hz
  • B. 880Hz
  • C. 220Hz
  • D. 440Hz
Câu 23
Mã câu hỏi: 164562

Một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định. Khi tần số sóng truyền trên dây là 60Hz thì có sóng dừng với 21 nút sóng (kể cả hai đầu). Để trên dây có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu) thì tần số sóng truyền trên dây là

  • A. 12
  • B. 24
  • C. 36
  • D. 48
Câu 24
Mã câu hỏi: 164563

Một sợi dây đàn hồi căng ngang với hai đầu cố định. Sóng truyền trên dây có tốc độ không đổi nhưng tần số f thay đổi được. Khi f nhận giá trị 1896 Hz thì trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Giá trị nhỏ nhất của f bằng bao nhiêu để trên dây vẫn có sóng dừng?

  • A. 632 Hz.
  • B. 800 Hz.               
  • C. 880 Hz.             
  • D. 600 Hz.
Câu 25
Mã câu hỏi: 164564

Hai điểm S1,S2 trên mặt một chất lỏng, cách nhau 18cm, dao động cùng pha với biên độ A và tần số f=20Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=1,2m/s. Hỏi giữa S1,S2 có bao nhiêu gợn sóng (cực đại của giao thoa) hình hypebol

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
Câu 26
Mã câu hỏi: 164565

Hai mũi nhọn S1,Scách nhau 8cm8cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f=100Hz, được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=0,8m/s. Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được một hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu? Với khoảng cách ấy thì giữa hai điểm S1,Scó bao nhiêu gợn sóng hình hypebol?

  • A. 10
  • B. 15
  • C. 20
  • D. 25
Câu 27
Mã câu hỏi: 164566

Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ:

  • A. Dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại. 
  • B. Dao động với biên độ cực tiểu
  • C. Dao động với biên độ cực đại 
  • D. Không dao động
Câu 28
Mã câu hỏi: 164567

Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng  pha, cùng tần số f = 40 Hz, cách nhau 10 cm. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 30 cm và BM = 24 cm, dao động với biên độ cực đại . Giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trong nước là.

  • A. 40cm/s
  • B. 50cm/s
  • C. 60cm/s
  • D. 70cm/s
Câu 29
Mã câu hỏi: 164568

Tần số của âm cơ bản và hoạ âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các hoạ âm do dây đàn phát ra, có hai hoạ âm ứng với tần số 2640 Hz và 4400 Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300Hz đến 800Hz. Trong vùng tần số của âm nghe được từ 16Hz đến 20kHz, có tối đa bao nhiêu tần số của hoạ âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này:

  • A. 37
  • B. 30
  • C. 45
  • D. 22
Câu 30
Mã câu hỏi: 164569

Cần tăng điện áp hai cực của máy phát lên bao nhiêu lần để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần trong khi vẫn giữ công suất của tải tiêu thụ không đổi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp và khi chưa tăng điện áp độ giảm điện thế trên đường dây bằng 10% điện áp giữa hai cực máy phát.

  • A. 10 lần
  • B. 9,001 lần
  • C. 8,515 lần
  • D. 9,010 lần
Câu 31
Mã câu hỏi: 164570

Một người định quấn một máy hạ áp lí tưởng để giảm điện áp từ U1=220V xuống U2=20V. Người đó đã quấn đúng số vòng của sơ cấp và thứ cấp nhưng do sơ suất lại quấn thêm một số vòng ngược chiều lên cuộn thứ cấp. Khi thử máy với điện áp U1=220V thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là U2=11V. Biết rằng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 1 vôn/vòng. Số vòng dây bị quấn ngược là:

  • A. 9
  • B. 10
  • C. 12
  • D. 18
Câu 32
Mã câu hỏi: 164571

Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380V. Động cơ có công suất 10 kW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu?

  • A.  18,94A    
  • B. 56,72A                
  • C. 45,36A                 
  • D. 26,35A
Câu 33
Mã câu hỏi: 164572

Một động cơ không đồng bộ ba pha sinh ra công cơ học gấp 80 lần nhiệt lượng tỏa ra của máy. Tìm hiệu suất của động cơ?

  • A. 38,8%
  • B. 8,8%
  • C. 90,8%
  • D. 98,8%
Câu 34
Mã câu hỏi: 164573

Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380V. Động cơ có công suất 10 kW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu? 

  • A. 18,94A
  • B. 56,72A                 
  • C. 45,36A                 
  • D. 26,35A
Câu 35
Mã câu hỏi: 164574

Một động cơ điện xoay chiều có công suất tiêu thụ điện năng bằng 440W, hệ số công suất bằng 0,8. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu động cơ bằng 220V. Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ?

  • A. 2A
  • B. 1,5A
  • C. 2,5A
  • D. 3A
Câu 36
Mã câu hỏi: 164575

Một động cơ không đồng bộ ba pha sinh ra công cơ học gấp 80 lần nhiệt lượng tỏa ra của máy. Tìm hiệu suất của động cơ

  • A. 8,8%
  • B. 8,8%
  • C. 90,8%
  • D. 98,8%
Câu 37
Mã câu hỏi: 164576

Một động cơ không đồng bộ ba pha có điện áp định mức mỗi pha là 380 V và hệ số công suất bằng 0,85. Điện năng tiêu thụ của động cơ trong một ngày hoạt động là 232,56 kWh. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi cuộn dây của động cơ là 

  • A. 10A
  • B. 4A
  • C. 3,5A
  • D. 11A
Câu 38
Mã câu hỏi: 164577

Một máy dò tốc độ đang đứng yên phát sóng âm có tần số 150kHz về phía một oto đang chuyển động lại gần nó với tốc độ 45m/s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi tần số mà máy dò tốc độ nhận được là bao nhiêu?

  • A. 158,8 Hz
  • B. 195,8 kHz
  • C. 189,5 Hz
  • D. 98,5kHz
Câu 39
Mã câu hỏi: 164578

Một cái còi đứng yên phát ra sóng âm có tần số 1000 Hz, lấy tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Một người chuyển động ra xa cái còi với tốc độ 36 km/h. Tần số mà người này nghe được trực tiếp từ còi phát ra là:  

  • A. 1030,3 Hz
  • B. 969,7 Hz
  • C. 1031,25 Hz
  • D. 970,6 Hz
Câu 40
Mã câu hỏi: 164579

Trong trường hợp nào sau đây thì âm do máy thu ghi nhận được có tần số lớn hơn tần số của âm do nguồn âm phát ra?

  • A. Nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên
  • B. Máy thu chuyển động ra xa nguồn âm đứng yên
  • C. Máy thu chuyển động lại gần nguồn âm đứng yên
  • D. Máy thu chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ với nguồn âm

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ