Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Tin học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Khánh Thiện

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 138304

Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau:

Var M, N, I, J: INTEGER;

  P, A, B, C: REAL;

  X: EXTENDED;

  K: WORD;

  • A. 44
  • B. 36
  • C. 38
  • D. 42
Câu 2
Mã câu hỏi: 138305

Biết rằng a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác, biểu thức quan hệ nào sau đây cho kết quả true?

  • A. b + c > a
  • B. c - a > b
  • C. b – a ≥ c
  • D. b - c > a
Câu 3
Mã câu hỏi: 138306

Trong lệnh lặp For – do: (chọn phương án đúng nhất)

  • A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối
  • B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối
  • C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối
  • D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối
Câu 4
Mã câu hỏi: 138307

Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là

  • A. biểu thức lôgic;          
  • B. biểu thức số học;    
  • C. biểu thức quan hệ;     
  • D. một câu lệnh;
Câu 5
Mã câu hỏi: 138308

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:

  • A. Ngoài bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng,…
  • B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình
  • C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được
  • D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình
Câu 6
Mã câu hỏi: 138309

Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến?

  • A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
  • B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
  • C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
  • D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi
Câu 7
Mã câu hỏi: 138310

Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng?

  • A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
  • B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
  • C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
  • D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua
Câu 8
Mã câu hỏi: 138311

Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về tên?

  • A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
  • B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
  • C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
  • D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định
Câu 9
Mã câu hỏi: 138312

Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ

  • A. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí
  • B. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp
  • C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện
  • D. Có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ lập trình bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính
Câu 10
Mã câu hỏi: 138313

Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch?

  • A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ
  • B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
  • C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được
  • D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
Câu 11
Mã câu hỏi: 138314

Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình:

  • A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9
  • B. Nhấn phím Ctrl + F9
  • C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7
  • D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9  
Câu 12
Mã câu hỏi: 138315

Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn hình Output:

  • A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
  • B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7
  • C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6
  • D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8
Câu 13
Mã câu hỏi: 138316

Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím:

  • A. Alt + F9
  • B. Ctrl + F9
  • C. Alt + F6
  • D. Alt + F8
Câu 14
Mã câu hỏi: 138317

Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình:

  • A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
  • B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F2
  • C. Nhấn phím F2
  • D. Nhấn phím F5
Câu 15
Mã câu hỏi: 138318

Đoạn chương trình sau sẽ hiển thị kết quả:

Begin

Writeln ('Day la lop TIN HOC');

End.

  • A. 'Day la lop TIN HOC'
  • B. Không chạy được vì có lỗi
  • C. Day la lop TIN HOC
  • D. "Day la lop TINHOC"
Câu 16
Mã câu hỏi: 138319

Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây ?

  • A. Writeln(x);
  • B. Writeln(x:5);
  • C. Writeln(x:5:2);
  • D. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);
Câu 17
Mã câu hỏi: 138320

Cho x, y, z là ba biến nguyên. Cách nhập giá trị nào sau đây là sai khi muốn nhập giá trị 3, 4, 5 cho ba biến này từ bàn phím bằng câu lệnh readln(x,y,z); ?

  • A. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ dấu phẩy);     
  • B. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ một dấu cách);
  • C. Gõ 3 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
  • D. Gõ 3 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
Câu 18
Mã câu hỏi: 138321

Cho S là biến có kiểu xâu (String) và y là biến kiểu thực. Trong các cách sau đây, khi thực hiện câu lệnh readln(S,y) nhập giá trị cho S = ‘ Tran Van Thong’ và y = 7.5 từ bàn phím, cách nhập nào đúng ?

  • A. Gõ “Tran Van Thong 7.5” sau đó nhấn Enter;
  • B. Gõ “Tran Van Thong” sau đó nhấn phím Enter rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
  • C. Gõ “Tran Van Thong 7,5” sau đó nhấn phím Enter;
  • D. Gõ “Tran Van Thong ” rồi gõ dấu phẩy rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
Câu 19
Mã câu hỏi: 138322

Để đưa ra màn hình giá trị của biến a kiểu nguyên và biến b kiểu thực ta dùng lệnh

  • A. Write(a:8:3, b:8);
  • B. Readln(a,b);
  • C. Writeln(a:8, b:8:3);    
  • D. Writeln(a:8:3, b:8:3);
Câu 20
Mã câu hỏi: 138323

Để nhập giá trị cho 2 biến a và b ta dùng lệnh 

  • A. Write(a,b);
  • B. Real(a,b);
  • C. Readln(a,b);
  • D. Read(‘a,b’);
Câu 21
Mã câu hỏi: 138324

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau (a là một biến kiểu số thực):

a :=2345 ;

Writeln('a = ', a:8:3);

Sẽ ghi ra màn hình?

  • A. a = 2.345
  • B. a = 2.345E+01
  • C. Không đưa ra gì cả
  • D. a = 2345.000
Câu 22
Mã câu hỏi: 138325

Để in giá trị lưu trong  2 biến a và b ra màn hình ta dùng lệnh:

  • A. Write(a,b);
  • B. Real(a,b);
  • C. Readln(a,b);
  • D. Read(‘a,b’);
Câu 23
Mã câu hỏi: 138326

Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x

  • A. Writeln(‘Nhap x = ’);
  • B. Writeln(x);
  • C. Readln(x);       
  • D. Read(‘X’);
Câu 24
Mã câu hỏi: 138327

Cho x là biến đã khai báo kiểu thực. Sau khi thực hiện hai câu lệnh sau :

X:= 10;

Writeln (x:7:2);

thì kết quả dạng nào sẽ xuất hiện trên màn hình trong những dạng kết quả sau ?

  • A. 10;
  • B. 10.00
  • C. 1.000000000000000E+001;
  • D. _ _ 10.00;
Câu 25
Mã câu hỏi: 138328

Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :

  • A. 8.0;
  • B. 15.5;
  • C. 15.0;
  • D. 8.5;
Câu 26
Mã câu hỏi: 138329

Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

  • A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );
  • B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );
  • C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );
  • D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;
Câu 27
Mã câu hỏi: 138330

Biểu thức nào sau kiểm tra "n là một số nguyên dương chẵn"?

  • A. (n>0) and (n mod 2 = 0)
  • B. (n>0) and (n div 2 = 0)
  • C. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
  • D. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
Câu 28
Mã câu hỏi: 138331

Cho biểu thức sau: (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0)

Số a nhận giá trị nào sau đây để biểu thức cho kết quả là TRUE?

  • A. 24
  • B. 16
  • C. 20
  • D. 15
Câu 29
Mã câu hỏi: 138332

Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?

  • A. Chia lấy phần nguyên
  • B. Chia lấy phần dư       
  • C. Làm tròn số
  • D. Thực hiện phép chia
Câu 30
Mã câu hỏi: 138333

Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng ?

  • A. X = 10;            
  • B. X := 10;
  • C. X =: 10;
  • D. X : = 10;
Câu 31
Mã câu hỏi: 138334

Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là 

  • A. Sqrt(x);
  • B. Sqr(x);    
  • C. Abs(x);
  • D. Exp(x);
Câu 32
Mã câu hỏi: 138335

Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:

  • A. Var < Danh sách biến > = < Kiểu dữ liệu >;
  • B. Var < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;
  • C. < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;
  • D. Var < Danh sách biến >;
Câu 33
Mã câu hỏi: 138336

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa Var dùng để:

  • A. Khai báo hằng
  • B. Khai báo thư viện
  • C. Khai báo biến
  • D. Khai báo tên chương trình
Câu 34
Mã câu hỏi: 138337

Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?

  • A. Biến là đại lượng có giá trị không đổi
  • B. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng
  • C. Tên biến được đặt tùy ý
  • D. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số
Câu 35
Mã câu hỏi: 138338

Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau?

VAR M, N, P: Integer; A. B: Real; C: Longint;

  • A. 24 byte
  • B. 22 byte
  • C. 18 byte
  • D. 12 byte
Câu 36
Mã câu hỏi: 138339

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào?

  • A. Longint
  • B. integer
  • C. word
  • D. real
Câu 37
Mã câu hỏi: 138340

Phần thân chương trình bắt đầu bằng ….và kết thúc bằng …?

  • A. BEGIN…EN
  • B. BEGIN…END
  • C. BEGIN…END,
  • D. BEGIN…END;
Câu 38
Mã câu hỏi: 138341

Xét chương trình Pascal dưới đây:

PROGRAM vi_du;

BEGIN Writeln ('Xin chao cac ban');

Writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');

END.

Chọn phát biểu sai?

  • A. Khai báo tên chương trình là vi du
  • B. Khai báo tên chương trình là vi_du
  • C. Thân chương trình có hai câu lệnh
  • D. Chương trình không có khai báo hằng
Câu 39
Mã câu hỏi: 138342

Phát biểu nào sau đây về chức năng của kiểu bản ghi là phù hợp nhất?

  • A. Để mô tả đối tượng chứa nhiều loại thông tin khác nhau
  • B. Để mô tả nhiều dữ liệu
  • C. Để mô tả dữ liệu gồm cả số và xâu kí tự
  • D. Để tạo mảng nhiều chiều
Câu 40
Mã câu hỏi: 138343

Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng:

  • A. While S>=108 do
  • B. While S < 108 do
  • C. While S < 1.0E8 do
  • D. While S >= E8 do

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ