Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Thực

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 66554

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện:

  • A. ΔP=P2R/U2
  • B. ΔP=PR/U2
  • C. ΔP=P2R/U
  • D. ΔP=P2R/2U2
Câu 2
Mã câu hỏi: 66555

Khung dây của một động cơ điện một chiều quay được là vì:

  • A. Khung dây bị nam châm hút.
  • B.  Khung dây bị nam châm đẩy.
  • C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng.
  • D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng.
Câu 3
Mã câu hỏi: 66556

Với cùng một công suất tải đi, nếu hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải tăng lên 10 lần thì công suất hao phí sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng 10 lần.  
  • B. Tăng 100 lần. 
  • C. Giảm 10 lần.
  • D. Giảm 100 lần.
Câu 4
Mã câu hỏi: 66557

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào khi khung dây dẫn có dòng điện chạy qua?

  • A. điện từ trường
  • B. tương tác điện
  • C. điện trường
  • D. từ trường
Câu 5
Mã câu hỏi: 66558

Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt là:

  • A. Php=P2R/U
  • B. Php=P2R/U2
  • C. Php=PR/U2
  • D. Php=P2R2/U2
Câu 6
Mã câu hỏi: 66559

Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính tên gọi là gì?

  • A. nam châm
  • B. khung dây dẫn có dòng điện chạy qua
  • C. khung dây
  • D. cả A và B 
Câu 7
Mã câu hỏi: 66560

Khi động cơ điện một chiều hoạt động thì xảy ra sự chuyển hóa năng lượng dạng nào?

  • A. cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng
  • B. điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng
  • C. điện năng được chuyển hóa thành cơ năng
  • D. nhiệt năng được chuyển hóa thành cơ năng
Câu 8
Mã câu hỏi: 66561

Chọn câu đúng. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:

  • A. có chiều không đổi. 
  • B. có chiều đi từ cực dương sang cực âm.
  • C. có chiều luân phiên thay đổi.
  • D. được tạo ra nhờ máy phát điện một chiều.
Câu 9
Mã câu hỏi: 66562

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A. Tác dụng cơ.
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng quang
  • D. Tác dụng từ. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 66563

Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng cần dùng: 

  • A. Biến thế tăng điện áp. 
  • B. Biến thế giảm điện áp  
  • C. Biến thế ổn áp.
  • D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Câu 11
Mã câu hỏi: 66564

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì?

  • A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
  • B. số đường sức từ song song tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
  • C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không đổi
  • D. số lượng nam châm xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
Câu 12
Mã câu hỏi: 66565

Giải thích nào hợp lý cho câu hỏi: "Tại sao khi đưa nam châm lại gần cuộn dây có gắn đèn LED thì bóng đèn LED lại sáng?"

  • A.

    Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng, trong từ trường xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn LED sáng.

  • B.

    Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó giảm, trong từ trường xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn LED sáng.

  • C.

    Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó giảm, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn LED sáng.

  • D.

    Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn LED sáng.

Câu 13
Mã câu hỏi: 66566

Có những cách nào làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa? 

  • A. Giảm điện trở
  • B. tăng điện áp
  • C. Cả hai đều đúng
  • D. Không thể làm giảm điện năng hao phí khi truyền tải điện
Câu 14
Mã câu hỏi: 66567

Cách làm nào khi truyền tải điện năng có thể giảm hao phí là có lợi nhất?

  • A. Tăng hiệu điện thế
  • B. Giảm điện trở
  • C. Giảm hiệu điện thế
  • D. Tăng điện trở
Câu 15
Mã câu hỏi: 66568

Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng những cách nào?

  • A. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
  • B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm
  • C. Cả 2 cách trên
  • D. Đáp án khác
Câu 16
Mã câu hỏi: 66569

Chọn câu đúng: Tại sao khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín lại tạo ra dòng điện xoay chiều?

  • A.

    Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín số đường sức từ sóng song tiết diện S của cuộn dây đó tăng giảm liên tục do đó trong cuộn dây kín sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

  • B.

    Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì cường độ từ trường của cuộn dây đó tăng giảm liên tục do đó trong cuộn dây kín sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

  • C.

    Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó đổi chiều liên tục do đó trong cuộn dây kín sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

  • D.

    Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng giảm liên tục do đó trong cuộn dây kín sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Câu 17
Mã câu hỏi: 66570

Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?

  • A.  i > r
  • B. khi i tăng thì r cũng tăng
  • C. khi i tăng thì r giảm
  • D. khi i = 00 thì r = 00
Câu 18
Mã câu hỏi: 66571

Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì ta có: tia khúc xạ nằm        

  • A. trong mặt phẳng tới
  • B. trong cùng mặt phẳng với tia tới
  • C. trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường
  • D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.
Câu 19
Mã câu hỏi: 66572

Chọn câu trả lời đúng nhất . Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì?

  • A. ảnh thật, cùng chiều với vật
  • B. ảnh thật, ngược chiều với vật
  • C. ảnh ảo, cùng chiều với vật
  • D. ảnh ảo, ngược chiều với vật
Câu 20
Mã câu hỏi: 66573

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ như thế nào? 

  • A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật
  • B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
  • C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật
  • D. Một câu trả lời khác.
Câu 21
Mã câu hỏi: 66574

Điều nào dưới dây là không đúng với đặc điểm của thấu kính hội tụ?

  • A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa
  • B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm
  • C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo
  • D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo.
Câu 22
Mã câu hỏi: 66575

Điều nào dưới dây là không đúng với đặc điểm của thấu kính phân kỳ ?

  • A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
  • B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.
  • C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.
  • D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.
Câu 23
Mã câu hỏi: 66576

Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi thấu kính hội tụ bất kỳ? 

  • A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
  • B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực
  • C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
  • D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.
Câu 24
Mã câu hỏi: 66577

Chiếu tia sáng từ không khí sang nước trong suốt theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:

  • A.  00
  • B. 300
  • C. 600
  • D. 900
Câu 25
Mã câu hỏi: 66578

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự kí hiệu là f và cách thấu kính khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ cùng chiều và cao bằng hai lần vật AB.

Điều nào sau đây là đúng nhất?         

  • A. OA = f
  • B. OA = 2f
  • C. OA > f
  • D. OA < f
Câu 26
Mã câu hỏi: 66579

Một vật sáng ( gọi là vật AB) được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là  

  • A. 40cm
  • B. 30cm
  • C. 20cm
  • D. 10cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 66580

Phát biểu nào là đúng khi nói về nam châm ?

  • A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút)
  • B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm
  • C. Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau.
  • D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 66581

La bàn là dụng cụ để xác định: 

  • A. Phương hướng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Độ cao
  • D. Hướng gió thổi
Câu 29
Mã câu hỏi: 66582

Điều gì làm cho hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng nam?

  • A. Cánh tay của hình nhân gắn các điện cực
  • B. Cánh tay hình nhân có gắn mạch điện
  • C. Cánh tay hình nhân là một nam châm tự do
  • D. Cánh tay hình nhân là một thanh sắt đặt gần một nam châm.
Câu 30
Mã câu hỏi: 66583

Hình vẽ dưới đây cho biết chiều của một đường sức của một nam châm thẳng. Các đầu X và Y của nam châm là gì?

 

  • A. X: cực dương; Y: cực âm
  • B. X: cực âm; Y: cực dương
  • C. X: cực nam; Y: cực bắc
  • D. X: cực bắc; Y:  cực nam

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ