Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 179980

Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

  • A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã
  • B. Chim ở Trường Sa
  • C. Cá ở Hồ Tây
  • D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ
Câu 2
Mã câu hỏi: 179981

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi

  • A. nhóm sau sinh sản
  • B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
  • C. nhóm đang sinh sản
  • D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
Câu 3
Mã câu hỏi: 179982

Kết quả của diễn thế thứ sinh là gì?

  • A. hình thành quần xã ổn định
  • B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực
  • C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái
  • D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh
Câu 4
Mã câu hỏi: 179983

Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là gì?

  • A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
  • B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa
  • C. cột sống bớt cong
  • D. lồng ngực rộng
Câu 5
Mã câu hỏi: 179984

Học thuyết tiến hóa hiện đại đã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?

I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.

II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 6
Mã câu hỏi: 179985

Các cây tràm ở rừng U minh là loài gì?

  • A. ưu thế
  • B. đặc biệt
  • C. đặc trưng
  • D. có số lượng nhiều
Câu 7
Mã câu hỏi: 179986

Tính tới ngày 18/2/2021, trên toàn thế giới đã có khoảng 2,44 triệu người chết do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động như thế nào?

  • A. Theo chu kì nhiều năm
  • B. Theo chu kì mùa
  • C. Không theo chu kì
  • D. Chu kì tuần trăng
Câu 8
Mã câu hỏi: 179987

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
  • B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
  • C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
  • D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
Câu 9
Mã câu hỏi: 179988

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở cả động vật và thực vật
  • B. Nếu không có cách li địa lí thì không xảy ra quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa
  • C. Từ các loài thực vật sinh sản vô tính, có thể sẽ làm phát sinh loài mới
  • D. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới lớn hơn loài gốc
Câu 10
Mã câu hỏi: 179989

Diễn thế sinh thái là gì?

  • A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
  • B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 11
Mã câu hỏi: 179990

Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở những loài như thế nào?

  • A. động vật
  • B. thực vật
  • C. vi khuẩn
  • D. nấm
Câu 12
Mã câu hỏi: 179991

Ở các loài sinh sản hữu tính, để xác định 2 cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất được sử dụng là gì?

  • A. hóa sinh
  • B. cách li địa lí
  • C. hình thái
  • D. cách li sinh sản
Câu 13
Mã câu hỏi: 179992

Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo.

(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là gì?

  • A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
  • B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1)
  • C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1)
  • D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
Câu 14
Mã câu hỏi: 179993

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?

(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.

(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

(6) Cá ép sống bám trên cá lớn.

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 15
Mã câu hỏi: 179994

Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)?

  • A. Dinh dưỡng
  • B. Độ ẩm
  • C. Nhiệt độ
  • D. Ánh sáng
Câu 16
Mã câu hỏi: 179995

Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả sau

I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.

II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm.

V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến diệt vong

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4
Câu 17
Mã câu hỏi: 179996

Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì dẫn đến điều gì?

  • A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
  • B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
  • C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
  • D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 18
Mã câu hỏi: 179997

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện điều gì?

  • A. Biến động theo chu kì ngày đêm
  • B. Biến động theo chu kì nhiều năm
  • C. Biến động theo chu kì mùa
  • D. Biến động theo chu kì tuần trăng
Câu 19
Mã câu hỏi: 179998

Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?

  • A. Chọn lọc tự nhiên
  • B. Giao phối không ngẫu nhiên
  • C. Di – nhập gen
  • D. Đột biến
Câu 20
Mã câu hỏi: 179999

Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì sao?

  • A. Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ
  • B. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái khác hẳn quần thể cây 2n
  • C. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể
  • D. Quần thể cây 4n quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n
Câu 21
Mã câu hỏi: 180000

Một đầm sen có 7500 cây sen phân bố trên diện tích 3 ha. Mật độ cá thể của quần thể sen này là bao nhiêu?

  • A. 800 cây/ha
  • B. 250 cây/ha
  • C. 2503 cây/ha
  • D. 2500 cây/ha
Câu 22
Mã câu hỏi: 180001

Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

  • A. Kí sinh cùng loài
  • B. Cạnh tranh khác loài
  • C. Cạnh tranh cùng loài
  • D. Quan hệ hỗ trợ
Câu 23
Mã câu hỏi: 180002

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 2
Câu 24
Mã câu hỏi: 180003

Yếu tố nào không góp phần vào hình thành loài khác khu vực địa lý?

  • A. Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hóa vốn gen của các quần thể cách li
  • B. Quần thể cách li có kích thước nhỏ và các yếu tố ngẫu nhiên đang xảy ra
  • C. Quần thể thích nghi chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ
  • D. Dòng gen giữa hai quần thể này là rất mạnh
Câu 25
Mã câu hỏi: 180004

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

  • A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể
  • B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống
  • C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
  • D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống
Câu 26
Mã câu hỏi: 180005

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau
  • B. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
  • C. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì cạnh tranh càng gay gắt
  • D. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó
Câu 27
Mã câu hỏi: 180006

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

  • A. Đại Cổ sinh
  • B. Đại Nguyên sinh
  • C. Đại Trung sinh
  • D. Đại Tân sinh
Câu 28
Mã câu hỏi: 180007

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

  • A. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể trong quần thể tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể
  • B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác tối ưu các nguồn sống
  • C. Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước quần thể đảm bảo trạng thái cân bằng của quần thể
  • D. Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh
Câu 29
Mã câu hỏi: 180008

Trong tự nhiên quần thể không có kiểu phân bố như thế nào?

  • A. Ngẫu nhiên
  • B. Theo nhóm
  • C. Đồng đều
  • D. Đơn độc
Câu 30
Mã câu hỏi: 180009

Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành nên yếu tố nào?

  • A. tế bào nhân thực
  • B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
  • C. các pôlipeptit từ các axit amin
  • D. tế bào sơ khai
Câu 31
Mã câu hỏi: 180010

Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là gì?

  • A. Tỷ lệ giới tính
  • B. Nhóm tuổi
  • C. Mật độ
  • D. Kích thước quần thể
Câu 32
Mã câu hỏi: 180011

Nhóm cá thể nào là một quần thể?

  • A. Cây trong vườn
  • B. Cây cỏ ven bờ hồ
  • C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
  • D. Đàn cá rô trong ao
Câu 33
Mã câu hỏi: 180012

Vì sao nói: “Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng”?

  • A. Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
  • B. Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
  • C. Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
  • D. Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
Câu 34
Mã câu hỏi: 180013

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới yếu tố nào?

  • A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể
  • B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể
  • C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể
  • D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể
Câu 35
Mã câu hỏi: 180014

Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình nào sau đây:

1. Tăng, giảm số lượng cá thể

2. Tăng, giảm sinh khối của quần thể

3. Tăng hoặc giảm năng lượng trong mỗi cá thể

4. Số lượng cá thể dao động có chu kỳ

  • A. (1),(2)
  • B. (2),(3),(4)
  • C. (1),(2),(4)
  • D. (1),(2),(3)
Câu 36
Mã câu hỏi: 180015

Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là gì?

  • A. Quan hệ cạnh tranh
  • B. Quan hệ hỗ trợ
  • C. Quan hệ đối kháng
  • D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 37
Mã câu hỏi: 180016

Khi nói về kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường
  • B. Xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • C. Kiểu phân bố này thường ít gặp
  • D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường
Câu 38
Mã câu hỏi: 180017

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì dẫn đến điều gì?

  • A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  • B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống
  • C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  • D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu
Câu 39
Mã câu hỏi: 180018

Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi nào?

  • A. mật độ cá thể không thay đổi
  • B. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
  • C. mật độ cá thể chệch ra khỏi vị trí cân bằng
  • D. có thiên tai, lũ lụt
Câu 40
Mã câu hỏi: 180019

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật
  • B. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình
  • C. Con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng
  • D. Con người là nhân tố sinh thái vô sinh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ