Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 179860

Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
  • B. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN
  • C. Các yếu tố ngẫu nhiên nhanh chóng làm thay đổi các yếu tố di truyền của quần thể nên sẽ làm tăng tốc độ quá trình hình thành loài mới
  • D. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật
Câu 2
Mã câu hỏi: 179861

Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ gì?

  • A. hội sinh
  • B. cộng sinh
  • C. cạnh tranh
  • D. hợp tác
Câu 3
Mã câu hỏi: 179862

Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?

  • A. B > D, I = E
  • B. B + I > D + E
  • C. B + I = D + E
  • D. B = D; I < E
Câu 4
Mã câu hỏi: 179863

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

II. Cách lí địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.

III. Sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách lí sinh thái thì loài mới được hình thành.

IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới ở các khu vực địa lí khác nhau

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1
Câu 5
Mã câu hỏi: 179864

Hiện tượng số lượng cá thể của một loài được điều chỉnh bởi số lượng cá thể của một loài khác gọi là gì?

  • A. đa dạng sinh học
  • B. khống chế sinh học
  • C. đấu tranh sinh tồn
  • D. thích nghi sinh thái
Câu 6
Mã câu hỏi: 179865

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, các nhóm loài thực vật sau đây xuất hiện theo thứ tự nào?

I. Thực vật thân thảo ưa sáng. II. Thực vật thân gỗ ưa sáng.

III. Thực vật thân thảo ưa bóng. IV. Thực vật thân cây bụi ưa sáng

  • A. I→IV→II→III
  • B. I→IV→III→II
  • C. III→ I→IV→II
  • D. IV→I→II→III
Câu 7
Mã câu hỏi: 179866

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản
  • B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sừ dụng nguồn sống và mức độ sinh sản của quần thể
  • C. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
  • D. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống
Câu 8
Mã câu hỏi: 179867

Cho các ví dụ:

I. Tinh trùng của vịt trời vị chết trong cơ quan sinh dục của vịt nhà do không phù hợp môi trường.

II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.

III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

IV. Do chênh lệch về thời kì ra hoa nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.

V. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

Có bao nhiêu ví dụ là nói về cơ chế cách li trước hợp tử?

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 9
Mã câu hỏi: 179868

Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào sau đây?

  • A. Kí sinh cùng loài
  • B. Quan hệ cạnh tranh
  • C. Quần tụ cá thể
  • D. Quan hệ cộng sinh
Câu 10
Mã câu hỏi: 179869

Đặc trưng của diễn thế thứ sinh là gì?

  • A. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau
  • B. Sự biến đổi vế điều kiện tự nhiên
  • C. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
  • D. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống
Câu 11
Mã câu hỏi: 179870

Trùng roi sống trong ruột mối. Đây là biểu hiện của mối quan hệ gì?

  • A. cộng sinh
  • B. kí sinh - vật chủ
  • C. hội sinh
  • D. hợp tác
Câu 12
Mã câu hỏi: 179871

Trong nhánh tiến hóa của chi Homo (Người), loài đã bị tuyệt chủng do không cạnh tranh được với loài người hiện đại (Homo sapiens) là gì?

  • A. Người lùn (Homo floresiensis)
  • B. Người khéo léo (Homo habilis)
  • C. Người đứng thẳng (Homo erectus)
  • D. Người Nêanđectan (Homo neaderthalensis)
Câu 13
Mã câu hỏi: 179872

Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?

  • A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ
  • B. Trùng roi và mối
  • C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa
  • D. Chim sáo và trâu rừng
Câu 14
Mã câu hỏi: 179873

Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì sao?

  • A. điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới
  • B. cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa
  • C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản
  • D. điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi trên cơ thể sinh vật
Câu 15
Mã câu hỏi: 179874

Trong các loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học?

  • A. Ếch, nhái trong hồ
  • B. Cá chép trong ao
  • C. Vi khuẩn lam trong hồ
  • D. Ba ba sông
Câu 16
Mã câu hỏi: 179875

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm gì?

  • A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau
  • B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau
  • C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau
  • D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau
Câu 17
Mã câu hỏi: 179876

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Một quần xã có độ đa dạng cao khi số loài ít và số lượng cá thể của mỗi loài nhiều
  • B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động
  • C. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp
  • D. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường
Câu 18
Mã câu hỏi: 179877

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi nào?

  • A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 19
Mã câu hỏi: 179878

Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

  • A. Cá ép sống bám lên cá lớn
  • B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau
  • C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng
  • D. Các con công đức tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản
Câu 20
Mã câu hỏi: 179879

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, động vật lên cạn ở đại nào?

  • A. đại Cổ sinh
  • B. đại Trung sinh
  • C. đại Thái cổ
  • D. đại Nguyên sinh
Câu 21
Mã câu hỏi: 179880

Loài A có bộ NST (2n = 20), loài B có bộ NST (2n = 18). Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài C được tạo ra từ quá trình lai xa và đa bội từ 2 loài A và B?

  • A. Phương thức hình thành loài C có đặc điểm là diễn ra với tốc độ nhanh và không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
  • B. Loài C mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài A, B và tất cả các NST đều tồn tại theo cặp tương đồ
  • C. Phương thức hình thành loài C xảy ra phổ biến ở thực vật, động vật và diễn ra với tốc độ nhanh
  • D. Quá trình hình thành loài C không chịu tác động của nhân tố đột biến mà chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
Câu 22
Mã câu hỏi: 179881

Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

  • A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã
  • B. Chim ở Trường Sa
  • C. Cá ở Hồ Tây
  • D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ
Câu 23
Mã câu hỏi: 179882

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi

  • A. nhóm sau sinh sản
  • B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
  • C. nhóm đang sinh sản
  • D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
Câu 24
Mã câu hỏi: 179883

Kết quả của diễn thế thứ sinh là gì?

  • A. hình thành quần xã ổn định
  • B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực
  • C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái
  • D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh
Câu 25
Mã câu hỏi: 179884

Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là gì?

  • A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
  • B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa
  • C. cột sống bớt cong
  • D. lồng ngực rộng
Câu 26
Mã câu hỏi: 179885

Học thuyết tiến hóa hiện đại đã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?

I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.

II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 27
Mã câu hỏi: 179886

Các cây tràm ở rừng U minh là loài gì?

  • A. ưu thế
  • B. đặc biệt
  • C. đặc trưng
  • D. có số lượng nhiều
Câu 28
Mã câu hỏi: 179887

Tính tới ngày 18/2/2021, trên toàn thế giới đã có khoảng 2,44 triệu người chết do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động như thế nào?

  • A. Theo chu kì nhiều năm
  • B. Theo chu kì mùa
  • C. Không theo chu kì
  • D. Chu kì tuần trăng
Câu 29
Mã câu hỏi: 179888

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
  • B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
  • C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
  • D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
Câu 30
Mã câu hỏi: 179889

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở cả động vật và thực vật
  • B. Nếu không có cách li địa lí thì không xảy ra quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa
  • C. Từ các loài thực vật sinh sản vô tính, có thể sẽ làm phát sinh loài mới
  • D. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới lớn hơn loài gốc
Câu 31
Mã câu hỏi: 179890

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên các loại tế bào nào?

  • A. các tế bào nhân thực
  • B. ác đại phân tử hữu cơ
  • C. các giọt côaxecva
  • D. các tế bào sơ khai
Câu 32
Mã câu hỏi: 179891

Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng?

(1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 33
Mã câu hỏi: 179892

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

  • A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
  • B. Bằng chứng sinh học phân tử.
  • C. Bằng chứng hoá thạch
  • D. Bằng chứng tế bào học.
Câu 34
Mã câu hỏi: 179893

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

(1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.

(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.

(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.

(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 179894

Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới là gì?

  • A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.
  • B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
  • C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.
  • D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.
Câu 36
Mã câu hỏi: 179895

Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li nào?

  • A. tập tính.
  • B. không gian.
  • C. sinh sản
  • D. địa lí.
Câu 37
Mã câu hỏi: 179896

Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường

  • A. lai xa và đa bội hoá.
  • B. tự đa bội.
  • C. địa lí (khác khu vực địa lí).
  • D. sinh thái (cách li sinh thái).
Câu 38
Mã câu hỏi: 179897

Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành yếu tố nào?

  • A. các chi, các họ mới.
  • B. quần thể mới trong loài
  • C. các đơn vị phân loại trên loài
  • D. loài mới
Câu 39
Mã câu hỏi: 179898

Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định?

(l) Đột biến. (2) Di - nhập gen.

(3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 40
Mã câu hỏi: 179899

Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới như thế nào?

  • A. Bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh
  • B. Là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
  • C. Không gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích
  • D. Là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ