Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 87989

Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?

  • A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
  • B. Đoàn tàu đang qua cầu.
  • C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
  • D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 2
Mã câu hỏi: 87990

Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?

  • A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
  • B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
  • C. Bánh xe quay tròn.
  • D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
Câu 3
Mã câu hỏi: 87991

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:

  • A. 23s     
  • B. 26s 
  • C. 30s      
  • D. 34s
Câu 4
Mã câu hỏi: 87992

Vật chuyển động chậm dần đều

  • A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.            
  • B. Gia tốc của vật luôn luôn dương. 
  • C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.  
  • D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.
Câu 5
Mã câu hỏi: 87993

Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là

  • A. 6min15s   
  • B. 7min30s 
  • C. 6min30s       
  • D. 7min15s
Câu 6
Mã câu hỏi: 87994

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là

  • A. v = 8,899m/s   
  • B. v = 10m/s  
  • C. v = 5m/s      
  • D. v = 2m/s
Câu 7
Mã câu hỏi: 87995

Công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và tần số f là:

  • A. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};f = 2\pi \omega \)
  • B. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };f = 2\pi \omega \)
  • C. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };\omega  = 2\pi f\)
  • D. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{f};\omega  = 2\pi T\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 87996

Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là :

  • A. \({v^2} - v_0^2 =  - 2{\rm{a}}s\)   
  • B. \({v^2} + v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)
  • C. \({v^2} + v_0^2 =  - 2{\rm{a}}s\) 
  • D. \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 87997

Một vật được thả rơi từ độ cao 78,4 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 3 giây cuối trước khi chạm đất bằng

  • A. 44,1 m       
  • B. 73,5 m
  • C. 34,3 m   
  • D. 4,9m
Câu 10
Mã câu hỏi: 87998

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 giây ô tô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc a và vận tốc của ô tô sau 40 giây tăng ga là bao nhiêu?

  • A. 0,4 m/s2 và 26 m/s  
  • B. 0,2 m/s2 và 8m/s
  • C. 1,4 m/s2 và 66 m/s 
  • D. 0,2 m/s2 và 18m/s
Câu 11
Mã câu hỏi: 87999

Chọn câu đúng: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó

  • A. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
  • B. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.
  • C. tốc độ không thay đổi
  • D. quỹ đạo và tốc độ không đổi
Câu 12
Mã câu hỏi: 88000

Chọn phát biểu đúng

  • A. Chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0
  • B. Chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0
  • C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0
  • D. Chuyển động nhanh dần đều có a > 0
Câu 13
Mã câu hỏi: 88001

Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều 

  • A. Vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian
  • B. Độ lớn gia tốc a không đổi
  • C. Tích giữa gia tốc và vận tốc không đổi
  • D. Tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian
Câu 14
Mã câu hỏi: 88002

Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là:

  • A. 5km/h      
  • B. 20km/h
  • C. 15km/h   
  • D. 10km/h
Câu 15
Mã câu hỏi: 88003

Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó:

  • A. Quãng đường đi được tăng dần
  • B. Vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian
  • C. Vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.
  • D. Gia tốc luôn luôn dương.
Câu 16
Mã câu hỏi: 88004

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là

  • A. 20m/s      
  • B. 200 m/s
  • C. \(200\sqrt 2 \) m/s      
  • D. \(20\sqrt 2 \) m/s
Câu 17
Mã câu hỏi: 88005

Chọn câu đúng: Một hệ tọa độ cố định gắn với vật làm mốc và một đồng hồ đo thời gian gọi là

  • A. Mốc thời gian
  • B. Sự chuyển động của vật đó
  • C. Quỹ đạo của chuyển động
  • D. Hệ quy chiếu
Câu 18
Mã câu hỏi: 88006

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng \(x = 10 - 3t + {t^2}\) (x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là:

  • A. \(v = 10 + 3t\left( {m/s} \right)\)
  • B. \(v =  - 3 + 2t\left( {m/s} \right)\)
  • C. \(v = 3 + t\left( {m/s} \right)\) 
  • D. \(v = 3 + 2t\left( {m/s} \right)\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 88007

Một hành khách ngồi trong toa A nhìn qua cửa sổ thấy toa B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Tàu B chạy, tàu A đứng yên
  • B. Tàu A chạy, tàu B đứng yên
  • C. Cả hai tàu đều chạy
  • D. Cả hai tàu đều đứng yên
Câu 20
Mã câu hỏi: 88008

Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì T, bán kính quỹ đạo R. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật là:

  • A. \(a = 4{\pi ^2}\frac{{{R^2}}}{{{T^2}}}\) 
  • B. \(a = 4\pi \frac{R}{{{T^2}}}\)
  • C. \(a = 4{\pi ^2}\frac{R}{{{T^2}}}\)
  • D. \(a = 4{\pi ^2}\frac{R}{T}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 88009

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 12N, 15N, 9N. Góc giữa hai lực 12N và 9N là:

  • A. \(\alpha  = {30^0}\)        
  • B. \(\alpha  = {60^0}\) 
  • C. \(\alpha  = {45^0}\) 
  • D. \(\alpha  = {90^0}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 88010

Một chiếc ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B phải mất 1 giờ và khi chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về bến A phải mất 2 giờ. Nếu canô tắt máy và thả trôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B thì phải mất:

  • A. 4h       
  • B. 2h  
  • C. 0,5h     
  • D. 3h
Câu 23
Mã câu hỏi: 88011

Một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn 12N được phân tích thành hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Biết \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = {150^0}\) và độ lớn \(\overrightarrow {{F_2}} \) lớn nhất. Độ lớn các lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) lần lượt là:

  • A. \(8\sqrt 3 N;24N\) 
  • B. \(8\sqrt 3 N;4\sqrt 3 N\) 
  • C. \(4\sqrt 3 N;8\sqrt 3 N\)
  • D. \(12\sqrt 3 N;24N\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 88012

Hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) hợp với nhau góc \(\alpha \) thì độ lớn của hợp lực \(\overrightarrow F \) tính theo công thức:

  • A. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\) 
  • B. \(F_1^2 = {F^2} + F_2^2 + 2F{F_2}.\cos \alpha \)
  • C. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha \)
  • D. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha \)
Câu 25
Mã câu hỏi: 88013

Gọi \({F_1},{F_2}\) là độ lớn của hai lực thành phần. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về độ lớn hợp lực F của \({F_1},{F_2}\).

  • A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn F1 và F2
  • B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2
  • C. Trong mọi trường hợp, F thỏa mãn \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
  • D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
Câu 26
Mã câu hỏi: 88014

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là:

  • A. 2gh        
  • B. \(\sqrt {2gh} \)
  • C. \(\sqrt {gh} \)      
  • D. gh
Câu 27
Mã câu hỏi: 88015

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật rơi đến đất là:

  • A. 3s        
  • B. 1s   
  • C. 2s        
  • D. 4s
Câu 28
Mã câu hỏi: 88016

Gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động tròn đều thay đổi thế nào nếu tăng tốc độ góc lên 3 lần và giảm bán kính quỹ đạo đi 3  lần?

  • A. Tăng 9/2 lần     
  • B. Tăng 3 lần 
  • C. Giảm 3 lần    
  • D. Tăng 1/3 lần
Câu 29
Mã câu hỏi: 88017

Kim giờ của một đồng hồ dài 3cm, kim phút dài 4cm. Tỉ số tốc độ dài của điểm đầu kim giờ và kim phút là:

  • A. \(\dfrac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 12\) 
  • B. \(\dfrac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 16\)
  • C. \(\dfrac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 16\)
  • D. \(\dfrac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 12\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 88018

Hai vật có khối lượng \({m_1} < {m_2}\) được thả rơi tự do tại cùng một vị trí (gọi \({t_1},{t_2}\) tương ứng là thời gian tính từ lúc bắt đầu rơi đến lúc chạm đất của vật thứ nhất và vật thứ hai) thì:

  • A. \({t_1} = {t_2}\)     
  • B. \({t_1} > {t_2}\)
  • C. \({t_1} < {t_2}\)    
  • D. Không có cơ sở để kết luận
Câu 31
Mã câu hỏi: 88019

Câu nào dưới đây nói về chuyển động rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 là không đúng?

  • A. Vận tốc tăng dần theo thời gian
  • B. Khoảng thời gian để vật rơi hết độ cao h là \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
  • C. Chiều chuyển động là chiều từ trên xuuống dưới
  • D. Gia tốc rơi tự do tại mọi điểm trên Trái đất đều như nhau.
Câu 32
Mã câu hỏi: 88020

Ở cùng một độ cao với vật A người ta thả vật B rơi sau vật A một thời gian 0,1s. Sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m? Lấy g = 10m/s2.

  • A. 5,01s    
  • B. 10,05s 
  • C. 0,105s     
  • D. 1,05s
Câu 33
Mã câu hỏi: 88021

Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giấy cuối cùng vật rơi được 35m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến lúc chạm đất là:

  • A. 4s   
  • B. 2s  
  • C. 6s     
  • D. 1,5s
Câu 34
Mã câu hỏi: 88022

Một chất điểm chuyển động tròn đều trong 60 giây quay được 120 vòng. Chu kì quay của chất điểm là:

  • A. 0,5s     
  • B. 7200s 
  • C. 2s     
  • D. 0,2s
Câu 35
Mã câu hỏi: 88023

Điều nào sáu đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều

  • A. Tốc độ góc không đổi theo thời gian
  • B. Tốc độ dài không đổi theo thời gian
  • C. Vecto vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn
  • D. Vecto gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo
Câu 36
Mã câu hỏi: 88024

Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông:

  • A. 5 km/h     
  • B. 8 km/h 
  • C. 6,7 km/h    
  • D. 6,3 km/h
Câu 37
Mã câu hỏi: 88025

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái đất với tốc độ 8 km/s ở độ cao 600.103 m (so với mặt đất). Biết bán kính Trái đất là 6400 km. Lấy \(\pi  = 3,14\). Chu kì của vệ tinh là:

  • A. 84h18ph      
  • B. 92h03ph
  • C. 1h31ph35s        
  • D. 1h23ph44s 
Câu 38
Mã câu hỏi: 88026

Trong chuyển động thẳng đều, nếu quãng đường không thay đổi thì

  • A. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
  • B. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
  • C. Thời gian và vận tốc luôn là 1 hằng số .
  • D. Thời gian không thay đổi và vận tốc luôn biến đổi .
Câu 39
Mã câu hỏi: 88027

Lúc 7h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h và của xe đi từ B là 28 km/h. Xác định thời điểm 2 xe gặp nhau?

  • A. 8h 30'. 
  • B. 9h 30'. 
  • C. 8h
  • D. 9h
Câu 40
Mã câu hỏi: 88028

Lúc 7 giờ hai ôtô cùng khởi hành từ hai điểm A B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h và của xe đi từ B là 28km/h.  Tìm khoảng cách giữa chúng lúc 9 giờ

  • A. 32(km)
  • B. 22(km)
  • C. 42(km)
  • D. 24(km)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ