Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Đức Mậu

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 87829

Vận tốc dài của chuyển động tròn đều

  • A. Tất cả đều đúng
  • B. Có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét
  • C. Có độ lớn v tính bởi công thức \(v = {v_0} + at\)
  • D. Có độ lớn là một hằng số
Câu 2
Mã câu hỏi: 87830

Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

  • A. Vecto là gia tốc không đổi
  • B. Tốc độ dài không đổi
  • C. Tốc độ góc không đổi
  • D. Qũy đạo là đường tròn
Câu 3
Mã câu hỏi: 87831

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là gì?

  • A. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
  • B. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian
  • C. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian
  • D. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian
Câu 4
Mã câu hỏi: 87832

Chọn câu sai

  • A. Tọa độ của 1 điểm trên trục Ox có thể dương hoặc âm
  • B. Tọa độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau
  • C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian
  • D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm
Câu 5
Mã câu hỏi: 87833

Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và giữa tốc độ góc \(\omega \) với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

  • A. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};\omega  = \frac{{2\pi }}{f}\)
  • B. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};\omega  = 2\pi f\)
  • C. \(\omega  = 2\pi T;\omega  = 2\pi f\)
  • D. \(\omega  = 2\pi T;\omega  = \frac{{2\pi }}{f}\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 87834

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

  • A. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
  • B. Chỉ có độ lớn không đổi
  • C. Có phương, chiều và độ lớn không đổi
  • D. Tăng đều theo thời gian
Câu 7
Mã câu hỏi: 87835

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

  • A. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
  • B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
  • C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
  • D. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
Câu 8
Mã câu hỏi: 87836

Đơn vị đo tần số là gì?

  • A. s (giây)      
  • B. Hz
  • C. số vòng      
  • D. rad/s
Câu 9
Mã câu hỏi: 87837

Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?

  • A. Gia tốc vật không đổi
  • B. Gia tốc của vật tăng lên hai lần
  • C. Gia tốc của vật giảm đi hai lần
  • D. Gia tốc vật tăng lên bốn lần
Câu 10
Mã câu hỏi: 87838

Chọn đáp án đúng. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ:

  • A. chúi người về phía trước
  • B. nghiêng sang phải
  • C. nghiêng sang trái
  • D. ngả người về phía sau
Câu 11
Mã câu hỏi: 87839

Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

  • A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang
  • B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
  • C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất
  • D. Một chiếc lá rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất
Câu 12
Mã câu hỏi: 87840

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton:

  • A. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá
  • B. Tác dụng vào cùng một vật
  • C. Tác dụng vào hai vật khác nhau
  • D. Không cần phải bằng nhau về độ lớn
Câu 13
Mã câu hỏi: 87841

Câu nào đúng?

  • A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • C. Với v và \(\omega \) cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • D. Với v và \(\omega \) cho trước, gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 14
Mã câu hỏi: 87842

Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?

  • A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau
  • B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường
  • C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động
  • D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau
Câu 15
Mã câu hỏi: 87843

Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: \(x = 4t - 10\) (x: km, t:h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:

  • A. 8 km    
  • B. 2 km
  • C. 6 km
  • D. 4,5 km
Câu 16
Mã câu hỏi: 87844

Xét các vật rơi tự do tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì:

  • A. Vận tốc của hai vật không đổi
  • B. Hai vật rơi với cùng vận tốc
  • C. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ
  • D. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ
Câu 17
Mã câu hỏi: 87845

Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10t + 4{t^2}\left( {x:m;t:s} \right)\). Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 2s là:

  • A. 18 m/s   
  • B. 26 m/s 
  • C. 16 m/s  
  • D. 28 m/s
Câu 18
Mã câu hỏi: 87846

Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1 và m2 thì chúng thu được gia tốc là \({a_1} = 2m/{s^2}\) và \({a_2} = 4m/{s^2}\). Nếu lực chịu tác dụng vào vật có khối lượng \(\left( {{m_1} + {m_2}} \right)\) thì vật sẽ thu được gia tốc bao nhiêu?

  • A. \(8\left( {m/{s^2}} \right)\)    
  • B. \(6\left( {m/{s^2}} \right)\)
  • C. \(2\left( {m/{s^2}} \right)\)        
  • D. \(\frac{4}{3}\left( {m/{s^2}} \right)\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 87847

Thả một vật từ miệng hang xuống đáy hang sau 3,6 s nghe tiếng vật đó chạm đáy hang phát ra. Cho \(g = 9,8m/{s^2}\), vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Độ sâu của hang xấp xỉ:

  • A. 127 m    
  • B. 57,7 m 
  • C. 63,5 m     
  • D. 47,9 m
Câu 20
Mã câu hỏi: 87848

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của ô tô là:

  • A. \(a =  - 0,5m/{s^2}\)
  • B. \(a = 0,2m/{s^2}\)
  • C. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)
  • D. \(a = 0,5m/{s^2}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 87849

Một người lái đò chèo đò qua một con sông rộng 400 m. Muốn cho đò đi theo  đường AB vuông góc với bờ sông, người ấy phải luôn hướng con đò theo hướng AC. Đò sang sông mất một thời gian 8 phút 20 giây, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 0,6 m/s. Vận tốc của con đò so với dòng nước là;

  • A. 1,6 m/s    
  • B. 0,2 m/s
  • C. 1 m/s     
  • D. 5 m/s
Câu 22
Mã câu hỏi: 87850

Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc nhau, sau khi gặp nhau ở ngã tư, xe 1 chạy sáng hướng Đông, xe 2 chạy lên hướng Bắc với cùng vận tốc có độ lớn 40 km/h. Sau 1h kể từ lúc gặp nhau ở ngã tư, khoảng cách giữa ha xe là bao nhiêu?

  • A. 66 km    
  • B. 80 km 
  • C. 120 km    
  • D. \(40\sqrt 2 \) km
Câu 23
Mã câu hỏi: 87851

Lúc 0h, hai kim phút và giờ của đồng hồ trùng nhau. Thời điểm đầu tiên sau đó mà hai kim tạo với nhau góc 450 là:

  • A. \(\frac{{16}}{{11}}h\)      
  • B. \(\frac{3}{{22}}h\)  
  • C. \(\frac{{14}}{{11}}h\)     
  • D. \(\frac{{24}}{{11}}h\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 87852

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là 

  • A. \(a = 0,2m/{s^2}\)
  • B. \(a =  - 0,5m/{s^2}\)       
  • C. \(a = 0,5m/{s^2}\)
  • D. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 87853

Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  • A. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)
  • B. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \)
  • C. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\)
  • D. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \)
Câu 26
Mã câu hỏi: 87854

Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

  • A. 12km/h      
  • B. 9km/h 
  • C. 6km/h       
  • D. 3km/h
Câu 27
Mã câu hỏi: 87855

Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc \(0,4m/{s^2}\). Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?

  • A. \(2m/{s^2}\)      
  • B. \(1m/{s^2}\)
  • C. \(4m/{s^2}\)           
  • D. \(0,5m/{s^2}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 87856

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

  • A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
  • B. tọa độ không đổi theo thời gian.
  • C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
  • D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 29
Mã câu hỏi: 87857

Quán tính của vật là tính chất của vật có

  • A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.
  • B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
  • C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.
  • D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.
Câu 30
Mã câu hỏi: 87858

Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là  3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

  • A. \({a_{ht}} = 8,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)
  • B. \({a_{ht}} = 2,{96.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)
  • C. \({a_{ht}} = 29,{6.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)
  • D. \({a_{ht}} = 0,82{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 87859

Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

  • A. 50m      
  • B. 180m
  • C. 95m    
  • D. 20m
Câu 32
Mã câu hỏi: 87860

Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \({v_1}\; = 40km/h\), trong  \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là  \({v_2}\; = 60km/h\) và vận tốc trên quãng đường còn lại là \({v_3}\; = 30km/h\). Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

  • A. \(v = 40km/h\) 
  • B. \(v = 35km/h\)
  • C. \(v = 36km/h\)
  • D. \(v = 34km/h\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 87861

Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A. 1N    
  • B. 25N
  • C. 2N         
  • D. 15N
Câu 34
Mã câu hỏi: 87862

Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

  • A. 1s        
  • B. 0,5s
  • C. 0,1s        
  • D. 0,2s
Câu 35
Mã câu hỏi: 87863

Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

  • A. \(x = {x_0} - v{t^2}\)   
  • B. \(x = {x_0} + \frac{v}{t}\)
  • C. \(x = {x_0} + v{t^2}\)   
  • D. \(x = {x_0} + vt\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 87864

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

  • A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo
  • B. Tốc độ góc không đổi
  • C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian
  • D. Quỹ đạo là đường tròn
Câu 37
Mã câu hỏi: 87865

Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

  • A. 30s.       
  • B. 40s.
  • C. 42s.      
  • D. 50s.
Câu 38
Mã câu hỏi: 87866

Hệ quy chiểu bao gồm những gì?

  • A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ.
  • B. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.
  • C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ.
  • D. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.
Câu 39
Mã câu hỏi: 87867

Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

  • A. Vật chuyển động nhanh hay chậm.
  • B. Lượng vật chất nhiều hay ít.
  • C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ.
  • D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.
Câu 40
Mã câu hỏi: 87868

Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải

  • A. thay đổi.   
  • B. khác không.
  • C. không đổi.     
  • D. bằng không.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ