Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Kim Đồng

15/04/2022 - Lượt xem: 36
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 45232

Nhận xét nào sau đây về môn Sinh lý học không đúng?

  • A. Đối tượng nghiên cứu môn học là tìm hiểu các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể
  • B. Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm ít có giá trị ứng dụng trên người
  • C. Là cơ sở cho việc giải thích các rối loạn chức năng trong bệnh học
  • D. Có mối liên quan chặt chẽ với môn sinh lý bệnh
Câu 2
Mã câu hỏi: 45233

Sinh lý học là môn học nghiên cứu về:

  • A. Chức năng sinh học
  • B. Cách thức hoạt động của cơ thể
  • C. Những hiện tượng bao trùm lên nhiều ngành khoa học khác
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 3
Mã câu hỏi: 45234

Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ

  • A. Sự điều khiển của hệ thần kinh
  • B. Nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra
  • C. Nhờ sự trao đổi chất
  • D. Cả A và B
Câu 4
Mã câu hỏi: 45235

Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật:

  • A.  Phản xạ có điều kiện.
  • B. Tư duy trừu tượng.
  • C. Phản xạ không điều kiện.
  • D. Trao đổi thông tin.
Câu 5
Mã câu hỏi: 45236

Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng và thống nhất dựa các cơ chế. Đó là cơ chế nào?

  • A. Cơ chế thần kinh
  • B. Cơ chế thể dịch
  • C. Vận động
  • D. Cả A và B
Câu 6
Mã câu hỏi: 45237

Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng và thống nhất dựa vào mấy cơ chế?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 45238

Cơ thể người có ….(1)…. và sự sắp xếp các…(2) giống như động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất…(3)…cùng thực hiện chức năng sống.

a. Có sự phối hợp với nhau

b. Không có sự phối hợp với nhau

c. Cơ quan và hệ cơ quan

d. Cấu tạo

  • A. 1 – b; 2-a; 3-d
  • B. 1- d; 2 – c; 3-a
  • C. 1-c; 2-b; 3-a
  • D. 1-a; 2-b; 3-c
Câu 8
Mã câu hỏi: 45239

Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?

  • A. Vì cơ thể người có khả năng biến đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • B. Vì cơ thể người có khả năng di chuyển được trong không gian, thực hiện được các thao tác lao động.
  • C. Vì các cơ quan trong một hệ cơ quan, các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ nội tiết.
  • D. Vì cơ thể người vận chuyển được các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài cơ thể.
Câu 9
Mã câu hỏi: 45240

Canxi có vai trò chủ yếu là

  • A.  Là thành phần chủ yếu của xương và răng
  • B. Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, phân chia tế bào, hoạt động của cơ
  • C. Trao đổi glicozen, dẫn truyền xung thần kinh
  • D. Cả A, B và C
Câu 10
Mã câu hỏi: 45241

Những dấu hiệu chung nhất cho một cơ thể sống là

  • A. có sự trao đổi chất với môi trường.
  • B. di chuyển.
  • C. lớn lên và sinh sản.
  • D. cả A và
Câu 11
Mã câu hỏi: 45242

Điền các từ phù hợp thay cho (1), (2), (3), (4) để hoàn chỉnh các câu sau:

Cơ thể người chia thành hai khoang: khoang ngực và ...(3)... Trong cơ thể có các …(2)…: hệ vận động, hệ tuần hoàn, …(3)…, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết. Các hệ cơ quan hoạt động một cách …(4)… trong cơ thể.

  • A. (1): khoang lưng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ cơ, (4): thống nhất.
  • B. (1): khoang bụng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ tiêu hóa, (4): thống nhất.
  • C. (1): khoang bụng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ tiêu hóa, (4): độc lập.
  • D. (1): khoang bụng, (2): cơ quan, (3): hệ xương, (4): thống nhất.
Câu 12
Mã câu hỏi: 45243

Những nhận định sau đây về các hệ cơ quan trong cơ thể người có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Hệ tuần hoàn không chịu sự chi phối của hệ thần kinh
2. Hoạt động của hệ vận động không ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác
3. Hệ tiêu hóa chỉ phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 13
Mã câu hỏi: 45244

Do đâu xương to ra về bề ngang?

  • A. Sự phân chia của mô xương cứng.
  • B. Tấm sụn ở hai đầu xương.
  • C. Mô xương xốp.
  • D. Sự phân chia của tế bào màng xương.
Câu 14
Mã câu hỏi: 45245

Những nhận định nào sau đây về các hệ cơ quan trong cơ thể người đúng?

  • A. Hệ tuần hoàn không chịu sự chi phối của hệ thần kinh
  • B. Hoạt động của hệ vận động không ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khá
  • C. Hệ tiêu hóa chỉ phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng
  • D. Tất cả đều sai
Câu 15
Mã câu hỏi: 45246

Cơ thể người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?

  • A. 3 phần: đầu, thân và chân
  • B. 2 phần: đầu và thân
  • C. 3 phần: đầu, thân và các chi
  • D. 3 phần: đầu, cổ và thân
Câu 16
Mã câu hỏi: 45247

Bộ xương người chia thành 03 phần, đó là?

  • A. Xương đầu, xương thân, xương tay  
  • B. Xương đầu, xương thân, xương chân
  • C. Xương đầu, xương thân, xương tay - chân 
  • D. Xương thân, xương tay, xương chân
Câu 17
Mã câu hỏi: 45248

Cấu tạo cơ thể người được chia làm mấy phần:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 18
Mã câu hỏi: 45249

Cơ thể người gồm các cấp tổ chức của hệ sống nào?

  • A. Tế bào, cơ quan, quần thể, quần xã
  • B. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan
  • C. Cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
  • D. Tế bào, mô, cơ quan, quần thể
Câu 19
Mã câu hỏi: 45250

Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?

  • A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
  • B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
  • C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
  • D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 20
Mã câu hỏi: 45251

Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

  • A. Hệ tuần hoàn
  • B. Hệ vận động
  • C. Hệ hô hấp
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 21
Mã câu hỏi: 45252

Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động?

1.Hệ tuần hoàn 2. Hệ hô hấp
3.Hệ bài tiết 4. Hệ thần kinh
5.Hệ nội tiết 6. Hệ sinh dục
7.Hệ vận động  

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A. 1,2,3,4,5,7
  • B. 1,2,3,4,5,6
  • C. 1,2,3,4,6,7
  • D. 1,3,4,5,6,7
Câu 22
Mã câu hỏi: 45253

Những cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

  • A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
  • B. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
  • C. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết
  • D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá
Câu 23
Mã câu hỏi: 45254

Hệ thần kinh có chức năng nào sau đây

  • A. Giúp cơ thể di chuyển, vận động
  • B. Trao đổi khí O2, CO2 với môi trường
  • C. Biến đổi thức ăn thành các chất cơ thể có thể hấp thụ
  • D. Điều khiển, điều hoà và phối hợp các hoạt động  của các cơ quan
Câu 24
Mã câu hỏi: 45255

Vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan là của hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ vận động
  • B. Hệ tuần hoàn
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Hệ thần kinh
Câu 25
Mã câu hỏi: 45256

Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

1. Hệ hô hấp

2. Hệ sinh dục

3. Hệ nội tiết

4. Hệ tiêu hóa

5. Hệ thần kinh

6. Hệ vận động

  • A. 1, 2, 3
  • B. 3, 5
  • C. 2, 4, 6
  • D. 1, 4, 6
Câu 26
Mã câu hỏi: 45257

Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

  • A. Hệ tiêu hóa
  • B. Hệ bài tiết
  • C. Hệ tuần hoàn
  • D. Hệ hô hấp
Câu 27
Mã câu hỏi: 45258

Não, tuỷ sống là cơ quan thuộc hệ

  • A. Bài tiết
  • B. Tiêu hoá
  • C. Thần kinh
  • D. Vận động
Câu 28
Mã câu hỏi: 45259

Khi nói về chức năng của tế bào, ý nào sau đây đúng:

  • A. Tế bào có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bảo với môi trường trong cơ thể.
  • B. Ti thể có chức năng liên hệ giữa các bào quan.
  • C. Nhân điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  • D. Câu A và C đúng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 45260

Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống ?

  • A. Gluxit
  • B. Lipit
  • C. Prôtêin và axit nuclêic
  • D. Nước và muối khoáng
Câu 30
Mã câu hỏi: 45261

Bào quan có chức năng thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm trong tế bào là:

  • A. Ti thể
  • B. Lưới nội chất
  • C. Ribôxôm
  • D. Bộ máy gôngi
Câu 31
Mã câu hỏi: 45262

Chức năng của chất tế bào là?

  • A. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
  • B. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
  • C. Tổng hợp và vận chuyển các chất
  • D. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 32
Mã câu hỏi: 45263

..........là nơi thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

  • A. Màng sinh chất
  • B. Chất tế bào
  • C. Nhân tế bào
  • D. Câu A và C đúng
Câu 33
Mã câu hỏi: 45264

Chức năng của màng sinh chất là

  • A. Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài vào tế bào
  • B. Trao đổi chất với môi trường xung quanh
  • C. Ngăn không có các chất trong tế bào đi ra
  • D. Giữ tế bào không bị mất nước
Câu 34
Mã câu hỏi: 45265

Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:

  • A. Màng sinh chất
  • B. Chất tế bào
  • C. Màng sinh chất, nhân
  • D. Màng sinh chất, tế bào và nhân
Câu 35
Mã câu hỏi: 45266

Màng sinh chất có chức năng:

  • A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
  • B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
  • C. Điều khiển mọi họat động sống của tế bào
  • D. Tổng hợp và vận chuyển các chất
Câu 36
Mã câu hỏi: 45267

Hoạt động sống của tế bào gồm:

  • A. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
  • B. Trao đổi chất, tổng hợp, phân chia.
  • C. Trao đổi chất, cảm ứng, giải phóng năng lượng.
  • D. Trao đổi chất, phân chia, cảm ứng.
Câu 37
Mã câu hỏi: 45268

Thành phần hoá học của tế bào bao gồm?

  • A. Chất vô cơ và chất hữu cơ
  • B. Chất vô cơ, gluxit
  • C. Chất hữu cơ, gluxit
  • D. Prôtêin, gluxit
Câu 38
Mã câu hỏi: 45269

Thành phần hoá học của tế bào gồm:

  • A. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, muối khoáng như K, Ca, Na, Fe, Cu...
  • B. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và các vitamin
  • C. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và nước
  • D. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, chất vô cơ bao gồm nước và các loại muối khoáng như K, Ca, Na...
Câu 39
Mã câu hỏi: 45270

Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ?

  • A. Ôxi
  • B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
  • C. Nước và muối khoáng
  • D. Tất cả các phương án
Câu 40
Mã câu hỏi: 45271

Tế bào nào có kích thước lớn nhất?

  • A. Tế bào trứng
  • B. Tế bào xương
  • C. Tế bào cơ
  • D. Tế bào thần kinh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ