Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 26739

Dinh dưỡng trùng kiết lị khác trùng sốt rét:

  • A. Trùng sốt rét chui vào hồng cầu
  • B. Trùng kiết lị nuốt hồng cầu
  • C. Trùng kiết lị lấy dinh dưỡng nhiều
  • D. Trùng sốt rét lấy dinh dưỡng ít
Câu 2
Mã câu hỏi: 26740

Phát biểu nào sai khi nói về trùng sốt rét?

  • A. Hoạt động dinh dưỡng của trùng sốt rét đều thực hiện qua màng tế bào
  • B. Trùng sốt rét sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho ra nhiều thế hệ mới
  • C. Trùng sốt rét nhiệt đới hay trùng sốt rét ác tính có chu kì sinh sản là 24 giờ
  • D. Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản hữu tính
Câu 3
Mã câu hỏi: 26741

Động vật nguyên sinh kí sinh có bao nhiêu đặc điểm dưới đây?

1. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển.

2. Dinh dưỡng kiểu hoại sinh.

3. Dinh dưỡng kiểu động vật.

4. Sinh sản hữu tính với tốc độ rất nhanh.

5. Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 4
Mã câu hỏi: 26742

Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?

  • A. Không có khả năng sinh sản vô tính.
  • B.  Kích thước hiển vi.
  • C.  Cấu tạo đơn bào.
  • D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.
Câu 5
Mã câu hỏi: 26743

Khi nói về đặc điểm chung của động vật nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Kích thước hiển vi
  • B. Có khả năng sinh sản vô tính
  • C. Sống dị dưỡng
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 6
Mã câu hỏi: 26744

Các động vật sau thuộc động vật nguyên sinh là?

  • A. Trùng roi, trùng giày
  • B. Trùng roi, nhện
  • C. Trùng roi, bò cạp
  • D. Trùng roi, mọt ẩm
Câu 7
Mã câu hỏi: 26745

Tên động vật nguyên sinh gây bệnh sốt rét là gì?

  • A. Trùng biến hình
  • B. Trùng giày
  • C. Trùng kiết lị
  • D. Trùng sốt rét
Câu 8
Mã câu hỏi: 26746

Vị trí kí sinh của trùng sốt rét là gì?

  • A.  Tuyến nước bọt muỗi Anophen
  • B. Thành ruột người
  • C. Máu người
  • D. Tất cả các phương án trên
Câu 9
Mã câu hỏi: 26747

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về trùng sốt rét:
(1) Kích thước trùng sốt rét to hơn kích thước hồng cầu
(2) Trùng sốt rét chui vào hồng cầu để kí sinh
(3) Trùng sốt rét không có bộ phận duy chuyển và các không bào
(4) Trùng sốt rét gây cho bệnh nhân hội chứng “lên cơn sốt rét”
(5) Trùng sốt rét cách nhật có chu kì sinh sản là 24 giờ

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 26748

Hãy xác định tên 3 nhóm thuộc giới Nguyên sinh?

  • A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy
  • B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh
  • C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh
  • D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy
Câu 11
Mã câu hỏi: 26749

Động vật nguyên sinh thực hiện chức năng tiêu hoá ở?

  • A.  Không bào co bóp
  • B. Không bào tiêu hoá
  • C. Màng cơ thể
  • D. Chất nguyên sinh
Câu 12
Mã câu hỏi: 26750

Sinh sản vô tính theo cách phân đôi thường gặp ở động vật:

  • A. Động vật nguyên sinh
  • B. Ruột khoang
  • C. Côn trùng
  • D. Bọt biển
Câu 13
Mã câu hỏi: 26751

Vì sao bệnh sốt rét thường có triệu chứng lên cơn sốt rét cách nhật?

  • A. Vì cơ thể người chỉ chống chọi được trùng sốt rét 48h một lần.
  • B. Vì cơ thể người chỉ chống chọi được trùng sốt rét 24h một lần.
  • C. Vì chu trình nhân lên của trùng sốt rét là 24h một lần.
  • D. Vì chu trình nhân lên của trùng sốt rét là 48h một lần.
Câu 14
Mã câu hỏi: 26752

Thức ăn của trùng sốt rét là gì?

  • A. Chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy
  • B. Tảo, vi khuẩn
  • C. Hồng cầu
  • D. Các động vật nguyên sinh
Câu 15
Mã câu hỏi: 26753

 Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là?

  • A. Kí sinh
  • B. Tự dưỡng
  • C. Dị dưỡng
  • D. Tự dưỡng và dị dưỡng
Câu 16
Mã câu hỏi: 26754

Trùng kiết lị và trùng biến hình có đặc điểm chung nào trong các đặc điểm dưới đây?

  • A. Sống tự do ngoài thiên nhiên
  • B. Đều do muỗi Anophen truyền vào máu người
  • C. Có kích thước nhỏ hơn hồng cầu
  • D. Đều hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm
Câu 17
Mã câu hỏi: 26755

Thức ăn của trùng kiết lị là gì?

  • A. Chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy
  • B. Tảo, vi khuẩn
  • C. Hồng cầu
  • D. Các động vật nguyên sinh
Câu 18
Mã câu hỏi: 26756

Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

  • A. Có kích thước hiển vi.
  • B. Có cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào.
  • C. Bộ phận di chuyển tiêu giảm hoặc không có, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ.
  • D. Có bộ phận di chuyển, thức ăn là vi khuẩn, vụn hữu cơ...
Câu 19
Mã câu hỏi: 26757

Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

  • A. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật.
  • B.  Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
  • C.  Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
  • D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 26758

Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?

  • A. Thức ăn cho các động vật nhỏ.
  • B. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
  • C. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 26759

Trùng roi xanh có giống tế bào thực vật ở chỗ?

  • A. Có diệp lục
  • B. Có roi
  • C. Có thành xenlulozo
  • D. A và C đều đúng
Câu 22
Mã câu hỏi: 26760

Người là vật chủ chính của các loại ký sinh trùng sau ngoại trừ:

  • A. Sán lá gan nhỏ
  • B. Sán dây bò
  • C. Ký sinh trùng sốt rét
  • D. Giun tóc
Câu 23
Mã câu hỏi: 26761

Vì sao các hoạt động dinh dưỡng của trùng sốt rét đều thực hiện qua màng tế bào?

  • A. Vì chúng có kích thước rất nhỏ.
  • B. Vì chúng chui vào hồng cầu để lấy chất dinh dưỡng.
  • C. Vì chúng được lan truyền qua muỗi anôphen.
  • D. Vì chúng không có bộ phận di chuyển và các không bào.
Câu 24
Mã câu hỏi: 26762

Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào?

  • A. Khai thông cống rãnh.
  • B. Phun thuốc diệt muỗi.
  • C. Ngủ phải có màn.
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 25
Mã câu hỏi: 26763

Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

1. Ăn uống hợp vệ sinh.

2. Mắc màn khi ngủ.

3. Rửa tay sạch trước khi ăn.

4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Phương án đúng là

  • A. 1, 2
  • B. 2, 3
  • C. 3, 4
  • D. 2, 4
Câu 26
Mã câu hỏi: 26764

Thuỷ tức đại diện cho ngành nào dưới đây?

  • A. Ruột khoang
  • B. Giun giẹp
  • C. Giun tròn
  • D. Giun đốt
Câu 27
Mã câu hỏi: 26765

Trong các đại diện sau của ngành Ruột khoang, đại diện nào khác những đại diện còn lại về nơi sống?

  • A. San hô
  • B. Sứa
  • C. Hải quỳ
  • D. Thủy tức
Câu 28
Mã câu hỏi: 26766

Thành cơ thể thủy tức có 2 lớp tế bào, gồm lớp ngoài và lớp trong, giữa 2 lớp này là gì?

  • A. Tầng keo mỏng
  • B. Tế bào gai
  • C. Tế bào mô bì - cơ
  • D. Tế bào mô cơ – tiêu hóa
Câu 29
Mã câu hỏi: 26767

Trong phân loại học, san hô được coi là gì?

  • A. bò sát
  • B. động vật không xương sống
  • C. vi khuẩn
  • D. sinh vật phù du
Câu 30
Mã câu hỏi: 26768

Những động vật nào thuộc về phylum Cnidarian?

  • A. con sứa
  • B. Ốc
  • C. cá voi
  • D. không ý nào đúng
Câu 31
Mã câu hỏi: 26769

Các động vật sau thuộc ngành ruột khoang là:

  • A. Thuỷ tức, cua nhện
  • B. Thuỷ tức, san hô.
  • C. Thuỷ tức, tôm
  • D. Thuỷ tức, cá
Câu 32
Mã câu hỏi: 26770

Trong các đại diện sau đây của ngành Ruột khoang đại diện nào có số lượng loài và số lượng cá thể lớn hơn các loài còn lại?

  • A. Thủy tức.
  • B. San hô.
  • C. Hải quỳ.
  • D. Sứa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 26771

Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là?

  • A. Hệ thần kinh hình lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.
Câu 34
Mã câu hỏi: 26772

Thủy tức có hình dạng như thế nào?

  • A. dạng trụ dài.
  • B. hình cầu.
  • C. hình đĩa.
  • D. hình nấm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 26773

Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

  • A. Vì chúng có ruột dạng túi.
  • B. Vì chưa có cơ quan tuần hoàn.
  • C. Vì chưa có hậu môn.
  • D. Vì chưa có cơ quan hô hấp
Câu 36
Mã câu hỏi: 26774

Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể thủy tức?

  • A. Tế bào mô bì – cơ.
  • B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
  • C. Tế bào sinh sản.
  • D. Tế bào cảm giác.
Câu 37
Mã câu hỏi: 26775

Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

  • A. Tiêu hoá thức ăn.
  • B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
  • C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
  • D. Cả A và B đều đúng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 26776

Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
  • B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
  • C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
  • D. Giúp sứa dễ bắt mồi.
Câu 39
Mã câu hỏi: 26777

Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

  • A. Miệng ở phía dưới.
  • B. Di chuyển bằng tua miệng.
  • C. Cơ thể dẹp hình lá.
  • D. Không có tế bào tự vệ.
Câu 40
Mã câu hỏi: 26778

Trong các loài động vật trong ngành Ruột khoang loài nào có số lượng nhiều tạo nên cảnh quan độc đáo của Đại dương và có ý nghĩa sinh thái to lớn?

  • A. Thủy tức
  • B. Sứa
  • C. Hải quì
  • D. San hô

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ