Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 6 năm 2020 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 13012

Có bạn nói: Tất cả các cây trong tự nhiên đều có ích cho con người, vì vậy nên trồng thêm, phát triển và bảo vệ chúng. Theo em bạn nói có đúng không? Vì sao?

  • A. Bạn nói sai vì trong tự nhiên có rất nhiều cây có hại cho con người, vì vậy không những không trồng thêm mà còn phải triệt phá chúng để không còn giống cây đó nữa.
  • B. Bạn nói có phần không đúng vì không phải tất cả các cây trong tự nhiên đều có ích cho con người.
  • C. Bạn nói đúng vì tất cả các cây trong tự nhiên đều có ích cho con người.
  • D. Bạn nói đúng vì chúng ta phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Câu 2
Mã câu hỏi: 13013

Khi quan sát tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín trên kính hiển vi, ta thấy các tế bào sắp xếp như thế nào?

  • A. Sắp xếp theo một trật tự xác định.
  • B. Xếp sít nhau.
  • C. Không xếp sít với nhau mà rời nhau ra.
  • D. Sắp xếp tạo ra nhiều khoảng trống
Câu 3
Mã câu hỏi: 13014

Ở tế bào thực vật, bộ phận nào sau đây có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

  • A. Chất tế bào.
  • B. Lục lạp.
  • C. Màng sinh chất.
  • D. Nhân
Câu 4
Mã câu hỏi: 13015

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây có hoa?

  • A. Cây rêu, cây thông, cây bạch đàn, cây dừa.
  • B. Cây chuối, cây khế, cây cải, cây dương xỉ.
  • C. Cây lúa, cây đậu xanh, cây cà chua, cây bưởi.
  • D. Cây rau bợ, cây xấu hổ, cây sen, cây bách tán.
Câu 5
Mã câu hỏi: 13016

Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là gì?

  • A. Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái Đất.
  • B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
  • C. Thực vật rất đa dạng và phong phú.
  • D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, thường phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Câu 6
Mã câu hỏi: 13017

Kính hiển vi quang học có khả năng phóng to ảnh của vật lên bao nhiêu?

  • A. 40 - 3000 lần.
  • B. 40 - 5000 lần.
  • C. 400 - 6000 lần
  • D. 10 - 5000 lần.
Câu 7
Mã câu hỏi: 13018

Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được?

  • A. Tế bào ở mô phân sinh ngọn.
  • B. Tế bào biểu bì vảy hành.
  • C. Tế bào sợi gai.
  • D. Tế bào biểu bì lá thài lài tía.
Câu 8
Mã câu hỏi: 13019

Từ một tế bào ban đầu, sau khi phân chia sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

  • A. 2 tế bào con.
  • B. 3 tế bào con.
  • C. 4 tế bào con.
  • D. 6 tế bào con.
Câu 9
Mã câu hỏi: 13020

Cây có rễ biến dạng?

  • A. Chanh
  • B. Xoài
  • C. Bạch đàn
  • D. Khoai lang
Câu 10
Mã câu hỏi: 13021

Cây nào có gân lá song song?

  • A. Mít
  • B. Xoài
  • C. Ngô
  • D. Cây gai
Câu 11
Mã câu hỏi: 13022

Khí nào cây hấp thụ trong quá trình hô hấp?

  • A. Ôxi
  • B. Hiđrô
  • C. Không có
  • D. Cacbonic
Câu 12
Mã câu hỏi: 13023

Cây có gân lá hình mạng?

  • A. Mít
  • B. Ngô
  • C. Lúa
  • D. Rễ quạt
Câu 13
Mã câu hỏi: 13024

Khí thải ra trong quá trình quang hợp?

  • A. Ôxi
  • B. Hiđrô
  • C. Không có
  • D. Cacbonic
Câu 14
Mã câu hỏi: 13025

Loại cây nào dưới đây có thân củ?

  • A. Xà cừ
  • B. Khoai lang
  • C. Ngô
  • D. Su hào.
Câu 15
Mã câu hỏi: 13026

Cây nào không phải cây thân gỗ?

  • A. Mít
  • B. Bạch đàn
  • C. Tràm
  • D. Tre
Câu 16
Mã câu hỏi: 13027

Nhóm các cây rễ cọc là?

  • A. Lúa, hành, ngô, tỏi.
  • B. Tre, lúa, ổi, tỏi.
  • C. Xoài, chanh, Mít, Nhãn.
  • D. Mía, cà chua, nhãn, xoài.
Câu 17
Mã câu hỏi: 13028

Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia?

  • A. Rễ cây.
  • B. Ở mô mềm.
  • C. Lá cây.
  • D. Ở mô phân sinh.
Câu 18
Mã câu hỏi: 13029

Nhóm các cây rễ chùm là?

  • A. Lúa, hành, ngô, tỏi.
  • B. Tre, lúa, ổi, tỏi.
  • C. Mía, cà chua, nhãn, xoài.
  • D. Hành, lúa, mít, ngô.
Câu 19
Mã câu hỏi: 13030

Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm những gì?

  • A. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
  • B. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
  • C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, không bào và nhân
  • D. Nhân, không bào, lục lạp, màng tế bào
Câu 20
Mã câu hỏi: 13031

Bấm ngọn những cây lấy quả hạt có lợi gì?

  • A. Để cây sống lâu
  • B. Để cây chống được mầm bệnh
  • C. Để tăng năng suất cây trồng.
  • D. Để cây chịu hạn tốt
Câu 21
Mã câu hỏi: 13032

Vì sao lông hút có thể coi là một tế bào?

  • A. Vì có đủ các thành phần của tế bào
  • B. Vì có chức năng hút nước và khoáng
  • C. Vì có không bào lớn
  • D. Vì nó là 1 tế bào biểu bì kéo dài
Câu 22
Mã câu hỏi: 13033

Để có tác dụng tốt, việc bấm ngọn ở cây trồng nên thực hiện vào lúc nào?

  • A. Sau khi thu hoạch.
  • B. Sau khi cây ra hoa.
  • C. Trước khi cây ra hoa.
  • D. Khi cây bắt đầu lớn.
Câu 23
Mã câu hỏi: 13034

Khi trồng các loại cây rau, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích gì?

  • A. làm tăng số hoa trên cây.
  • B. làm giảm số hoa trên cây.
  • C. làm tăng chồi non trên cây.
  • D. làm giảm chồi lá trên cây.
Câu 24
Mã câu hỏi: 13035

Rễ thở thường gặp ở những cây nào?

  • A. Ở nơi bị ngập nước.
  • B. Mọc trên đất.
  • C. Mọc ở vùng đồi núi.
  • D. Trồng trong chậu.
Câu 25
Mã câu hỏi: 13036

Loại mô nào mới có khả năng lớn lên và phân chia?

  • A. Mô mềm
  • B. Mô nâng đỡ
  • C. Mô sẹo
  • D. Mô phân sinh.
Câu 26
Mã câu hỏi: 13037

Ruột cây có chức năng gì?

  • A. Vận chuyển nước, khoáng, chất hữu cơ
  • B. Chứa chất dự trữ
  • C. Vận chuyển nước và muối khoáng
  • D. Vận chuyển chất hữu cơ
Câu 27
Mã câu hỏi: 13038

Rễ biến dạng thành củ có chức năng gì?

  • A. Hô hấp cho cây.
  • B. Hút nước và muối khoáng cho cây.
  • C. Không có chức năng gì.
  • D. Dự trữ chất dinh dưỡng cho giai đoạn ra hoa.
Câu 28
Mã câu hỏi: 13039

Rễ các cây ngập trong nước có lông hút không?

  • A. Tất cả những cây rễ ngập trong nước có lông hút
  • B. Một số những cây rễ ngập trong nước không có lông hút
  • C. Phần lớn những cây rễ ngập trong nước có lông hút
  • D. Phần lớn những cây ngập trong nước không có lông hút
Câu 29
Mã câu hỏi: 13040

Vì sao miền hút là miền quan trọng nhất?

  • A. Có mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng
  • B. Có nhiều lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng
  • C. Có mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
  • D. Có ruột chứa chất dự trữ
Câu 30
Mã câu hỏi: 13041

Mạch rây có chức năng gì?

  • A. Vận chuyển nước, khoáng, chất hữu cơ
  • B. Chứa chất dự trữ
  • C. Vận chuyển nước và muối khoáng
  • D. Vận chuyển chất hữu cơ

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ