Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Hoằng Hóa

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 101024

Tác nhân nào sau đây là tác nhân của ngoại lực?

  • A. sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng
  • B. các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người
  • C. sự uốn nếp các lớp đá
  • D. sự đứt gãy các lớp đất đá
Câu 2
Mã câu hỏi: 101025

Nguyên nhân nào sinh ra ngoại lực?

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần... 
  • B. vận động kiến tạo
  • C. năng lượng bức xạ mặt trời
  • D. do sự di chuyển vật chất trong quyển Manti
Câu 3
Mã câu hỏi: 101026

Quá trình phong hóa được chia thành những loại nào sau đây?

  • A. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa địa chất học
  • B. phong hóa lí học, phong hóa cơ học, phong hóa sinh học
  • C. phong hóa quang  học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học
  • D. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học
Câu 4
Mã câu hỏi: 101027

Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu quá trình gì?

  • A. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước  
  • B. Tác dụng của gió, mưa
  • C. Nguồn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất
  • D. Va đập của các khối đá
Câu 5
Mã câu hỏi: 101028

Nêu mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?

  • A. không có sự đối lập nhau
  • B. xen kẽ, bổ sung cho nhau
  • C. thời điểm diễn ra khác nhau
  • D. nội lực luôn có vai trò chủ yếu
Câu 6
Mã câu hỏi: 101029

Trong các dạng địa hình kiến tạo quá trình nào sau đây đóng vai trò chủ yếu?

  • A. quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu
  • B. quá trình nội lực đóng vai trò thứ yếu
  • C. quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu
  • D. nội lực, ngoại lực đóng vai trò như nhau
Câu 7
Mã câu hỏi: 101030

FA được gọi là Frond nào sau đây?

  • A. Frond địa cực  
  • B. Frond ôn đới
  • C. Frond nội tuyến
  • D. Frond xích đạo
Câu 8
Mã câu hỏi: 101031

Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm gì nổi bật so với các kiểu khí hậu khác?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất
  • B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất
  • C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất
  • D. Mưa tập trung vào mùa đông
Câu 9
Mã câu hỏi: 101032

Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu nào sau đây?

  • A. Phương vị ngang
  • B. Phương vị đứng
  • C. Hình nón đứng
  • D. Hình nón ngang
Câu 10
Mã câu hỏi: 101033

Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao thường dùng phép chiếu nào?

  • A. Hình nón đứng và hình trụ đứng
  • B. Phương vị ngang và hình trụ đứng
  • C. Phương vị ngang và hình nón đứng
  • D. Phương vị đứng và hình trụ đứng
Câu 11
Mã câu hỏi: 101034

Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
  • B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
  • C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
  • D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
Câu 12
Mã câu hỏi: 101035

Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió nào sau đây?

  • A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam)
  • B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam)
  • C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)
  • D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc)
Câu 13
Mã câu hỏi: 101036

Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng nói lên điều gì?

  • A. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người
  • B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới
  • C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn
  • D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất
Câu 14
Mã câu hỏi: 101037

Khái niệm vận động theo phương nằm ngang là gì?

  • A. vận động làm cho các lớp đá bị uốn lại thành nếp
  • B. những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
  • C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia
  • D. vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau
Câu 15
Mã câu hỏi: 101038

Vì sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?

  • A. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau
  • B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió
  • C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió
  • D. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió
Câu 16
Mã câu hỏi: 101039

Người ta dựa vào đâu quy định đường chuyển ngày quốc tế ở đâu?

  • A. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương
  • B. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương
  • C. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương
  • D. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương
Câu 17
Mã câu hỏi: 101040

Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới ra sao?

  • A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam
  • B. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam
  • C. Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam
  • D. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam
Câu 18
Mã câu hỏi: 101041

Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời bao nhiêu?

  • A. 149,6 triệu km
  • B. 164,9 triệu km
  • C. 194,6 triệu km
  • D. 146,9 triệu km
Câu 19
Mã câu hỏi: 101042

Thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc là ngày bao nhiêu?

  • A. Ngày 23-9
  • B. Ngày 21-3
  • C. Ngày 22-6
  • D. Ngày 22-12
Câu 20
Mã câu hỏi: 101043

Phát biểu nào không đúng về sự hoạt động của gió biển?

  • A. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày
  • B. Gió biển hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền
  • C. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển
  • D. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.
Câu 21
Mã câu hỏi: 101044

Ở Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?

  • A. không lần nào
  • B. 3 lần trong năm
  • C. 2 lần trong năm
  • D. 1 lần trong năm
Câu 22
Mã câu hỏi: 101045

Frông ôn đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí nào?

  • A. Khối khí cực và ôn đới
  • B. Khối khí xích đạo và ôn đới
  • C. Khối khí chí tuyến và xích đạo
  • D. Khối khí ôn đới và chí tuyến
Câu 23
Mã câu hỏi: 101046

Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 250m, nhiệt độ của không khí trong gió là 23,10C thì lên tới độ cao 2600m, nhiệt độ của không khí là bao nhiêu?

  • A. 19,50C
  • B. 4,50C
  • C. 9,00C
  • D. 9,50C
Câu 24
Mã câu hỏi: 101047

Trên thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do đâu?

  • A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương
  • B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt
  • C. diện tích của các lục địa và đại dương không đều
  • D. tác động các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất
Câu 25
Mã câu hỏi: 101048

Khối khí chí tuyến lục địa kí hiệu là gì?

  • A. Tm
  • B. Tc
  • C. TC
  • D. TM
Câu 26
Mã câu hỏi: 101049

Tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31–12.

  • A. 6 giờ ngày 31-12
  • B. 8 giờ ngày 01-01
  • C. 7 giờ ngày 01-01
  • D. 7 giờ ngày 31-12
Câu 27
Mã câu hỏi: 101050

Vì sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?

  • A. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió
  • B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió
  • C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió
  • D. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau
Câu 28
Mã câu hỏi: 101051

Tổng lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất được bề mặt Trái Đất hấp thụ là bao nhiêu?

  • A. 47 %
  • B. 30 %
  • C. 19 %
  • D. 4.0 %
Câu 29
Mã câu hỏi: 101052

Đặc điểm của gió tây ôn đới là gì?

  • A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm
  • B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm
  • C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa
  • D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp
Câu 30
Mã câu hỏi: 101053

Thạch quyển bao gồm những thành phần nào sau đây?

  • A. phần trên của lớp manti và lớp vỏ Trái Đất
  • B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương
  • C. lớp vỏ Trái Đất
  • D. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit
Câu 31
Mã câu hỏi: 101054

Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên gió mùa?

  • A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến
  • B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới
  • C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa
  • D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa
Câu 32
Mã câu hỏi: 101055

Thủy quyển là lớp nước trên trái đất, bao gồm các thành phần nào?

  • A. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất
  • B. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển
  • C. Nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển
  • D. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển
Câu 33
Mã câu hỏi: 101056

Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân do đâu?

  • A. độ ẩm quá thấp
  • B. gió thổi quá mạnh
  • C. nhiệt độ quá cao
  • D. thiếu ánh sáng
Câu 34
Mã câu hỏi: 101057

Ở mỗi bán cầu, tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí ra sao?

  • A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo
  • B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo
  • C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực
  • D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
Câu 35
Mã câu hỏi: 101058

Khối khí có đặc điểm "lạnh" là khối nào?

  • A. Khối khí cực
  • B. Khối khí ôn đới
  • C. Khối khí chí tuyến
  • D. Khối khí xích đạo
Câu 36
Mã câu hỏi: 101059

Tại sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?

  • A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh nên hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
  • B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
  • C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
  • D. nơi đây nhận được lượng ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
Câu 37
Mã câu hỏi: 101060

Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là bao nhiêu?

  • A. Từ 5 đến 50km
  • B. Từ 5 đến 60km
  • C. Từ 5 đến 70km
  • D. Từ 5 đến 80km
Câu 38
Mã câu hỏi: 101061

Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm những lớp nào?

  • A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong
  • B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
  • C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa
  • D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 39
Mã câu hỏi: 101062

Khí hậu địa trung hải có đặc điểm gì nổi bật so với các kiểu khí hậu khác?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất
  • B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất
  • C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất
  • D. Mưa tập trung vào mùa đông
Câu 40
Mã câu hỏi: 101063

Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là gì?

  • A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
  • B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
  • C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
  • D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ