Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 101144

Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước thay đổi ra sao?

  • A. không thay đổi  
  • B. mạnh
  • C. yếu
  • D. trung bình
Câu 2
Mã câu hỏi: 101145

Qúa trình mài mòn có đặc điểm gì?

  • A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá và khoáng vật
  • B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất
  • C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất
  • D. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu
Câu 3
Mã câu hỏi: 101146

Lớp Ôzôn có tác dụng gì?

  • A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất
  • B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất
  • C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất
  • D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người
Câu 4
Mã câu hỏi: 101147

Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí nào sau đây?

  • A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
  • B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
  • C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
  • D. Chí tuyến lục địa và xích đạo
Câu 5
Mã câu hỏi: 101148

Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là gì?

  • A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
  • B. Do hình dạng mặt chiếu
  • C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu
  • D. Do đặc điểm lưới chiếu
Câu 6
Mã câu hỏi: 101149

Thạch quyển bao gồm những lớp nào?

  • A. Vỏ lục địa
  • B. Vỏ đại dương
  • C. Vỏ Trái Đất và lớp Manti trên
  • D. Vỏ Trái Đất
Câu 7
Mã câu hỏi: 101150

Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu?

  • A. 0,2 0C
  • B. 0,3 0C
  • C. 0,5 0C
  • D. 0,6 0C
Câu 8
Mã câu hỏi: 101151

Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hóa tính chất nào dưới đây?

  • A. lí học
  • B. sinh học
  • C. hóa học
  • D. Tất cả các tínhchất trên
Câu 9
Mã câu hỏi: 101152

Vận động của nội lực là những vận động gì?

  • A. xâm thực, bóc mòn, vận chuyển
  • B. nâng lên- hạ xuống, uốn nếp - đứt gãy
  • C. uốn nếp, bồi tụ
  • D. vận chuyển, đứt gãy
Câu 10
Mã câu hỏi: 101153

Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Biển tiến
  • B. Biển thoái
  • C. Uốn nếp
  • D. Đứt gãy
Câu 11
Mã câu hỏi: 101154

Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?

  • A. chịu ảnh hưởng của gió
  • B. chịu ảnh hưởng của dòng biển
  • C. Trái Đất có hình khối cầu nên lượng bức xạ không đều
  • D. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương
Câu 12
Mã câu hỏi: 101155

Gió Mậu dịch xuất phát từ đâu?

  • A. các áp cao về xích đạo
  • B. áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo
  • C. áp cao nhiệt đới về xích đạo
  • D. từ Ôn đới về xích đạo
Câu 13
Mã câu hỏi: 101156

Loại gió nào thường gây mưa nhiều?

  • A. Gió mùa, gió Tây Ôn đới
  • B. Gió Mậu dịch
  • C. Gió mùa
  • D. Gió đất
Câu 14
Mã câu hỏi: 101157

Quá trình ngoại lực nào diễn ra sau cùng?

  • A. Phong hóa
  • B. Bồi tụ
  • C. Vận chuyển
  • D. Bóc mòn
Câu 15
Mã câu hỏi: 101158

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của khối không khí Em?

  • A. Lạnh khô
  • B. Lạnh ẩm
  • C. Nóng khô
  • D. Nóng ẩm
Câu 16
Mã câu hỏi: 101159

Khu vực ngoại chí tuyến trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?

  • A. 2 lần trong năm
  • B. Không lần nào
  • C. 3 lần trong năm
  • D. 1 lần trong năm
Câu 17
Mã câu hỏi: 101160

Nhận định nào không đúng với gió fơn?

  • A. Tính chất khô và rất nóng
  • B. Tính chất ẩm và mang nhiều mưa
  • C. Là loại gió biến tính khi qua núi
  • D. Gió fơn ở Việt Nam gọi là gió Lào
Câu 18
Mã câu hỏi: 101161

Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng dẫn đến kết quả ra sao?

  • A. Nếp uốn và miền núi uốn nếp
  • B. Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy
  • C. Hiện tượng biển tiến và biển thoái
  • D. Tạo ra hẻm vực và thung lũng
Câu 19
Mã câu hỏi: 101162

Nhận xét nào sau đây đúng về sự hoạt động của gió đất?

  • A. gió đất hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ đất liền ra biển
  • B. gió đất hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày
  • C. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền
  • D. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển
Câu 20
Mã câu hỏi: 101163

Frông ôn đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí nào?

  • A. Khối khí ôn đới và chí tuyến
  • B. Khối khí chí tuyến và xích đạo
  • C. Khối khí xích đạo và ôn đới
  • D. Khối khí cực và ôn đới
Câu 21
Mã câu hỏi: 101164

Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước ra sao?

  • A. không thay đổi
  • B. mạnh
  • C. yếu
  • D. trung bình
Câu 22
Mã câu hỏi: 101165

Qúa trình mài mòn có đặc điểm ra sao?

  • A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá và khoáng vật
  • B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất
  • C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất
  • D. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu
Câu 23
Mã câu hỏi: 101166

Lớp Ôzôn có tác dụng như thế nào?

  • A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất
  • B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất
  • C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất
  • D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người
Câu 24
Mã câu hỏi: 101167

Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ những khối khí nào?

  • A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
  • B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
  • C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
  • D. Chí tuyến lục địa và xích đạo
Câu 25
Mã câu hỏi: 101168

Gió mùa là gì?

  • A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm
  • B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô
  • C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau
  • D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi
Câu 26
Mã câu hỏi: 101169

Từ ngoài vào trong Trái đất bao gồm những lớp nào?

  • A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong
  • B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
  • C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa
  • D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 27
Mã câu hỏi: 101170

Nêu tên gọi khác của nhân trái đất?

  • A. nhân Nike
  • B. nhân Nife
  • C. nhân Niki
  • D. nhân Nifi
Câu 28
Mã câu hỏi: 101171

Những vùng bất ổn trên Trái Đất thường nằm ở vùng nào?

  • A. trên các lục địa
  • B. giữa đại dương
  • C. các vùng gần cực
  • D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo
Câu 29
Mã câu hỏi: 101172

Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?

  • A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất
  • B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng
  • C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn
  • D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với nhân trong
Câu 30
Mã câu hỏi: 101173

Tại sao lớp vỏ Trái Đất rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người?

  • A. Là lớp ngoài cùng của Trái Đất
  • B. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật....
  • C. Nơi tồn tại sự sống trên Trái Đất
  • D. Gắn liền với cuộc sống của con người
Câu 31
Mã câu hỏi: 101174

Nhận xét nào đúng về nội dung của thuyết kiến tạo mảng?

  • A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 6 mảng kiến tạo
  • B. Đa số các mảng kiến tạo chỉ gồm có phần lục địa
  • C. Các mảng kiến tạo thường nằm cố định tại một chổ
  • D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo
Câu 32
Mã câu hỏi: 101175

Hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau hiện tượng nào sẽ không xảy ra?

  • A. Hình thành các dãy núi uốn nếp trẻ
  • B. Hiện tượng động đất và núi lửa
  • C. Các vực sâu được hình thành
  • D. Các sống núi ngầm được hình thành
Câu 33
Mã câu hỏi: 101176

Lớp vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào?

  • A. Trầm tích và granit
  • B. Badan và trầm tích
  • C. Badan và granit
  • D. Badan và biến chất
Câu 34
Mã câu hỏi: 101177

Nguyên nhân chủ yếu nào sinh ra nội lực trên Trái Đất?

  • A. Sự phân hủy của các chất phóng xạ
  • B. Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất
  • C. Sự ma sát vật chất bên trong Trái Đất
  • D. Các hoạt động ở bên trong Trái Đất sinh ra năng lượng
Câu 35
Mã câu hỏi: 101178

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về nội lực?

  • A. Nội lực vừa có tác dụng nâng cao, vừa có tác dụng hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất
  • B. Nơi thường xuyên ảnh hưởng mạnh của nội lực thường là những nơi bất ổn của vỏ Trái Đất
  • C. Nội lực chỉ có tác dụng nâng cao chứ không làm hạ thấp độ cao địa hình bề mặt Trái Đất
  • D. Nội lực là nhân tố chủ yếu tạo nên địa hình núi trên bề mặt Trái Đất
Câu 36
Mã câu hỏi: 101179

Gió biển và gió đất là loại gió được hình thành từ đâu?

  • A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền
  • B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển
  • C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo ngày và đêm
  • D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm
Câu 37
Mã câu hỏi: 101180

Thổ nhưỡng là gì?

  • A. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì
  • B. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa
  • C. nơi sinh sống của con người
  • D. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành trồng trọt
Câu 38
Mã câu hỏi: 101181

Ở nước ta, nhân tố tự nhiên nào có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông?

  • A. Chế độ mưa
  • B. Địa hình
  • C. Thực vật
  • D. Hồ, đầm
Câu 39
Mã câu hỏi: 101182

Sông A – ma – dôn (sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới) nằm ở châu lục nào dưới đây?

  • A. Châu Âu
  • B. Châu Á
  • C. Châu Phi
  • D. Châu Mĩ
Câu 40
Mã câu hỏi: 101183

Đá mẹ có vai trò quyết định tới điều gì?

  • A. Độ tơi xốp của đất
  • B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất
  • C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất
  • D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ