Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lê Trọng Tấn

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 164980

Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\,\left( {m > 0} \right).\)Đại lượng \(\omega \) được gọi là

  • A. tần số góc của dòng điện
  • B. cường độ dòng điện cực đại
  • C. pha của dòng điện
  • D. chu kì của dòng điện
Câu 2
Mã câu hỏi: 164981

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

  • A. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
  • B. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
  • C. cùng tần số, cùng phương.
  • D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 3
Mã câu hỏi: 164982

Trên một sợi dây đang có sóng dừng, khoảng cách ngắn nhất giữa một nút và một bụng là \(2cm.\) Sóng truyền trên dây có bước sóng là

  • A. 4 cm. 
  • B. 2 cm.
  • C. 1 cm.
  • D. 8 cm.
Câu 4
Mã câu hỏi: 164983

Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua R là

  • A. \(i = {I_0}\cos \omega t.\)
  • B. \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right).\)
  • C. \(i = {U_0}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right).\)
  • D. \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 164984

Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung là C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega \) chạy quay qua thì tổng trở của đoạn mạch là

  • A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\dfrac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
  • B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
  • C. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {C\omega } \right)}^2}} \)
  • D. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {C\omega } \right)}^2}} \)
Câu 6
Mã câu hỏi: 164985

Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) (với \({U_0}\) không đổi, \(\omega \) thay đổi) vao hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, khi \(\omega  = {\omega _0}\) thì trong mạch có cộng hưởng điện. Tần số góc \({\omega _0}\) là

  • A. \(2\sqrt {LC} .\)
  • B. \(\dfrac{2}{{\sqrt {LC} }}\)
  • C. \(\dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
  • D. \(\sqrt {LC} \)
Câu 7
Mã câu hỏi: 164986

Một vật dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \). Khi vật ở vị trí có li độ x, gia tốc của vật là

  • A. \( - {\omega ^2}{x^2}.\)
  • B. \(\omega x.\)
  • C. \( - \omega x.\) 
  • D. \( - \omega {x^2}.\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 164987

Tại một nơi trên mặt đất có \(g = 9,8m/{s^2},\)một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 0,9 s, chiều dài của con lắc là

  • A.  38 cm
  • B. 480 cm
  • C. 16 cm 
  • D. 20 cm
Câu 9
Mã câu hỏi: 164988

Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox. Quãng đường sóng truyền được trong một chu kì bằng

  • A. hai lần bước sóng
  • B. nửa bước sóng
  • C. ba lần bước sóng
  • D. một bước sóng
Câu 10
Mã câu hỏi: 164989

Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài theo chiều dương trục Ox. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, hai phần tử M và N lệch pha nhâu một góc là.

 

  • A. \(\dfrac{{2\pi }}{3};N\) đang đi lên.
  • B. \(\dfrac{{2\pi }}{3};N\) đang đi xuống.
  • C. \(\dfrac{{5\pi }}{6};N\) đang đi lên.
  • D. \(\dfrac{{5\pi }}{6};N\) đang đi xuống.
Câu 11
Mã câu hỏi: 164990

Đặc trung nào sau đay là một đặc trưng vật lý của âm ?

  • A. Độ to của âm
  • B. Độ cao của âm
  • C. Tần số âm
  • D. Âm sắc
Câu 12
Mã câu hỏi: 164991

Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right).\) Vận tốc của vật được tính bằng công thức

  • A. \(v = \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
  • B. \(v =  - \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
  • C. \(v =  - \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
  • D. \(v = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 164992

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

  • A. nhanh dần.
  • B. chậm dần đều.
  • C. chậm dần.
  • D. nhanh dần đều.
Câu 14
Mã câu hỏi: 164993

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi

  • A. vật có vận tốc cực đại.
  • B. vật đi qua vị trí cân bằng.
  • C. lò xo có chiều dài cực đại.
  • D. lò xo không biến dạng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 164994

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:

  • A. \(\sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)
  • B. \(\sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)
  • C.  \(2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)
  • D.  \(2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 164995

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.
  • B. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
  • C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
  • D. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
Câu 17
Mã câu hỏi: 164996

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) đặt cách nhau một khoảng \(r\) trong chân không được tính theo công thức

  • A. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
  • B. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2{r^2}}}\)
  • C. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)
  • D. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 164997

Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng \(\lambda \) và chu kì T của sóng là :

  • A. \(\lambda  = \dfrac{v}{T}\)
  • B. \(\lambda  = v.T\)
  • C. \(\lambda  = \dfrac{v}{{{T^2}}}\) 
  • D. \(\lambda  = {v^2}.T\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 164998

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết \(R = 30\Omega ,\) cuộn cảm có cảm kháng \({Z_L} = 60\Omega \) và tụ điện có dung kháng \({Z_C} = 20\Omega .\) Tổng trở của đoạn mạch là

  • A. \(20\,\Omega \)
  • B. \(50\,\Omega \)
  • C. \(10\,\Omega \)
  • D. \(30\,\Omega \)
Câu 20
Mã câu hỏi: 164999

Đặt một điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng \(50\Omega ,\) mắc nối tiếp với điện trở thuần \(50\Omega .\) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

  • A. \(i = 4\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\)
  • B. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\)
  • C. \(i = 4\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\)
  • D. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 165000

Hai điện tích điểm q1= 2.10-9C; q2= 4.10-9C đặt cách nhau 3cm trong không khí, lực tương tác giữa chúng có độ lớn

  • A. 8.10-5N  
  • B. 9.10-5N
  • C. 8.10-9N
  • D. 9.10-6N
Câu 22
Mã câu hỏi: 165001

Một ánh sáng đơn sắc tần số f truyền trong chân không thì nó có bước sóng bằng

  • A. λ = f/c
  • B. λ = 2cf
  • C. λ = c. f 
  • D. λ = c/f
Câu 23
Mã câu hỏi: 165002

Dòng điện xoay chiều i = 2\(\sqrt 3 \)cos(\(100\pi t + \frac{\pi }{3}\)) A có cường độ dòng điện hiệu dụng bằng

  • A. 2A
  • B. \(\sqrt 3 \)A
  • C. 2\(\sqrt 3 \)A
  • D. \(\sqrt 6 \)A
Câu 24
Mã câu hỏi: 165003

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn l dao động với biên độ góc nhỏ. Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc đó là

  • A. T =\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)
  • B. T = \(\sqrt {2\pi \frac{l}{g}} \) 
  • C. T = \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)
  • D. T =\(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
Câu 25
Mã câu hỏi: 165004

Một vật dao động điều hoà có phương trình \(x = 5.\cos \left( {2\pi t} \right)cm\). Động năng của vật biến thiên với chu kì bao nhiêu?

  • A. 0,25 s.   
  • B. 1 s.
  • C. 0,5 s. 
  • D. 2 s.
Câu 26
Mã câu hỏi: 165005

Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m, dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát. Con lắc dao động với tần số là

  • A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \).
  • B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \). 
  • C. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \).
  • D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \).
Câu 27
Mã câu hỏi: 165006

Một con lắc đơn dài 1m, một quả nặng dạng hình cầu khối lượng 400g mang điện tích q = -4.10-6C. Lấy g = 10m/s2. Đặt con lắc vào vùng không gian có điện trường đều (có phương trùng với phương trọng lực) thì chu kì dao động của con lắc là 2,04s. Xác định hướng và độ lớn của véc tơ cường độ điện trường ?

  • A. hướng lên, E =  5,2.105V/m.
  • B. hướng xuống, E =  5,2.105V/m.
  • C. hướng xuống, E =  0,52.105V/m.
  • D. hướng lên, E =  0,52.105V/m.
Câu 28
Mã câu hỏi: 165007

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8cm và 6cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị bằng

  • A. 10cm.    
  • B. 2cm.
  • C. 17cm.   
  • D. 14cm.
Câu 29
Mã câu hỏi: 165008

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau đây?

  • A. định luật bảo toàn động lượng.
  • B. định luật bảo toàn số prôtôn.
  • C. định luật bảo toàn số nuclôn.
  • D. định luật bảo toàn điện tích.
Câu 30
Mã câu hỏi: 165009

Cho phản ứng hạt nhân là: \({}_4^9Be\) + p \( \to \) X + \({}_3^6Li\). Hạt nhân X là

  • A. Prôtôn. 
  • B. Hêli.
  • C. Triti.  
  • D. Đơteri.
Câu 31
Mã câu hỏi: 165010

Sóng ngang truyền được trong những môi trường nào?

  • A. lỏng và khí.
  • B. rắn và mặt chất lỏng.
  • C. rắn, lỏng, khí.
  • D. rắn và khí.
Câu 32
Mã câu hỏi: 165011

Chất phóng xạ \(_{53}^{131}\)I có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1,00g chất này thì sau 1 ngày đêm còn lại là:

  • A. 0,92g.  
  • B. 0,87g.
  • C. 0,78g.
  • D. 0,69g.
Câu 33
Mã câu hỏi: 165012

Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40dB và 80dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M là:

  • A. 40 lần
  • B.  1000 lần
  • C. 2 lần
  • D. 10000 lần
Câu 34
Mã câu hỏi: 165013

Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa  hai khe đến màn là 2m. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 9mm ta có

  • A. vân tối thứ 4.
  • B. vân sáng bậc 5. 
  • C. vân tối thứ 5.
  • D. vân sáng bậc 4.
Câu 35
Mã câu hỏi: 165014

Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm \(L = 0,25\;\mu H\). Tần số dao động riêng của mạch là  f = 10 MHz. Cho \({\pi ^2} = 10\). Điện dung của tụ là

  • A. 0,5 nF.
  • B. 1 nF.
  • C. 4 nF.  
  • D. 2 nF.
Câu 36
Mã câu hỏi: 165015

Chọn câu sai khi so sánh pha của các đại lượng trong dao động điều hòa ?

  • A. li độ chậm pha hơn vận tốc góc π/2.
  • B. gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2.
  • C. li độ và gia tốc ngược pha nhau.
  • D. gia tốc chậm pha hơn vận tốc góc π/2.
Câu 37
Mã câu hỏi: 165016

Một vật khối lượng m = 100g thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình dao động là \({x_1} = 5co{\mathop{\rm s}\nolimits} (10t + \pi )(cm)\); \({x_2} = 10co{\mathop{\rm s}\nolimits} (10t - \frac{\pi }{3})(cm)\). Giá trị cực đại của lực tổng hợp tác dụng lên vật là

  • A. 50\(\sqrt 3 \)N
  • B. 5\(\sqrt 3 \)N
  • C. 0,5\(\sqrt 3 \)N
  • D. 5N
Câu 38
Mã câu hỏi: 165017

Mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch

  • A. tăng 4 lần.
  • B. giảm 2 lần.
  • C. không đổi.
  • D. tăng 2 lần.
Câu 39
Mã câu hỏi: 165018

Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có cường độ 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ  tại điểm cách dây dẫn 50 cm là:

  • A. 3.10-7 T. 
  • B. 5.10-7 T.
  • C. 2.10-7 T.  
  • D. 4.10-6 T.
Câu 40
Mã câu hỏi: 165019

Điện áp hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp là\(u = 200\sqrt 2 c{\rm{os}}(100\pi t - \frac{\pi }{3})V\), cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i = \sqrt 2 c{\rm{os}}(100\pi t)A\) . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:

  • A. 200W.
  • B. 100W.
  • C. 143W.  
  • D. 141W.  

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ