Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117793

Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là vectơ?

  • A. Đường sức điện
  • B. Điện tích
  • C. Cường độ điện trường
  • D. Điện trường
Câu 2
Mã câu hỏi: 117794

Hai điện tích điểm q1 = 4q và q2 = -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B một khoảng

  • A. 27cm
  • B. 9cm
  • C. 18cm
  • D. 4,5cm
Câu 3
Mã câu hỏi: 117795

Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J thì thế năng của nó tại B là:

  • A. 0J
  • B. -2,5 J
  • C. 5 J
  • D. -5J
Câu 4
Mã câu hỏi: 117796

Một vật mang điện âm là do

  • A. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtrôn nhiều hơn số prôtôn.
  • B. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nơtrôn.
  • C. nó có dư electrôn.
  • D. nó thiếu electrôn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 117797

Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng bao nhiêu?

  • A. U = 27,2V
  • B. U = 37,2V
  • C. U = 47,2V
  • D. U = 17,2V
Câu 6
Mã câu hỏi: 117798

Có bốn vật A,B,C,D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Điện tích của vật A và D trái dấu
  • B. Điện tích của vật A và D cùng dấu
  • C. Điện tích của vật B và D cùng dấu
  • D. Điện tích của vật A và C cùng dấu
Câu 7
Mã câu hỏi: 117799

Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C. Hỏi điện trường giữa hai tấm đó, lấy g = 10m/s2.

  • A. E = 750 V/m
  • B. E = 7500 V/m
  • C. E = 75 V/m
  • D. E = 1000 V/m
Câu 8
Mã câu hỏi: 117800

Có hai điện tích q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. q1 >0 và q2 <0    
  • B. q1 <0 và q2 >0
  • C. q1.q2 >0     
  • D. q1.q2 <0
Câu 9
Mã câu hỏi: 117801

Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện tăng gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó

  • A. tăng hai lần
  • B. tăng bốn lần
  • C. giảm bốn lần
  • D. giảm hai lần
Câu 10
Mã câu hỏi: 117802

Hai điện tích điểm q1 = 10-9 C và q2 = -2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là

  • A. \(3\sqrt 2 cm\)
  • B. \(4\sqrt 2 cm\)
  • C. 3 cm
  • D. 4 cm
Câu 11
Mã câu hỏi: 117803

Điện năng được đo bằng:

  • A. vôn kế.
  • B. công tơ điện.
  • C. ampe kế.
  • D. tĩnh điện kế.
Câu 12
Mã câu hỏi: 117804

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?

  • A. Niutơn (N).
  • B. Jun (J).
  • C. Oát (W).  
  • D. Culông (C).
Câu 13
Mã câu hỏi: 117805

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?

  • A. Bóng đèn dây tóc.
  • B. Quạt điện.
  • C. Bàn ủi điện.
  • D. Acquy đang nạp điện.
Câu 14
Mã câu hỏi: 117806

Công suất của nguồn điện được xác định bằng:

  • A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây.
  • B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
  • C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây.
  • D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây.
Câu 15
Mã câu hỏi: 117807

Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành:

  • A. năng lượng cơ học.
  • B. năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt.
  • C. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng điện trường.
  • D. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 117808

Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 8 A liên tục trong 1 h thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.

  • A. 9 V.
  • B. 12 V.
  • C. 6 V.
  • D. 3 V.
Câu 17
Mã câu hỏi: 117809

Một acquy thực hiện một công là 12 J khi dịch chuyển lượng điện tích 1 C trong toàn mạch. Từ đó có thể kết luận là:

  • A. suất điện động của acquy là 12 V.
  • B. hiệu điện thế giữa hai cực của nó luôn luôn là 12 V.
  • C. công suất của nguồn điện này là 6 W.
  • D. hiệu điện thế giữa hai cực để hở của acquy là 24 V.
Câu 18
Mã câu hỏi: 117810

Một acquy có suất điện động là 24 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó.

  • A. 1,92.10-18 J.
  • B. 1,92.10-17 J.
  • C. 3,84.10-18 J.
  • D. 3,84.10-17 J.
Câu 19
Mã câu hỏi: 117811

Một acquy có suất điện động là 12 V. Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1019 electron dịch chuyển bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó trong một phút ?

  • A. 6,528 W. 
  • B. 1,28 W.
  • C. 7,528 W. 
  • D. 1,088 W.
Câu 20
Mã câu hỏi: 117812

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 2 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.

  • A. 18,9 kJ và 6 W.
  • B. 21,6 kJ và 6 W.
  • C. 18,9 kJ và 9 W. 
  • D. 43,2 kJ và 12 W.
Câu 21
Mã câu hỏi: 117813

Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính theo công thức nào dưới đây?

  • A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\) 
  • B. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
  • C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\) 
  • D. \(B = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 117814

Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là:

  • A. 10-3 T
  • B. 10-2 T
  • C. 10-1 T
  • D. 1,0T
Câu 23
Mã câu hỏi: 117815

Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

  • A. 2,0  
  • B. 4,5 
  • C. 1,5  
  • D. 3,0 
Câu 24
Mã câu hỏi: 117816

Khi đặt nam châm lại gần máy thu hình đang hoạt động thì hình ảnh trên màn hình sẽ bị nhiễu loạn. Nguyên nhân chính là do chùm tia electron đang rọi vào màn hình bị ảnh hưởng bởi tác dụng của lực:

  • A. Hấp dẫn.
  • B. Lorentz.
  • C. Colomb.
  • D. Đàn hồi.
Câu 25
Mã câu hỏi: 117817

Bộ phanh điện tử của những oto hạng nặng hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của

  • A. dòng điện không đổi.
  • B. lực Lorentz.
  • C.  lực ma sát.
  • D. dòng điện Foucault.
Câu 26
Mã câu hỏi: 117818

Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn F = 1,6.10-15 N. Góc \(\alpha \) hợp với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \) là:

  • A. \(\alpha  = {45^0}\)
  • B. \(\alpha  = {90^0}\)
  • C. \(\alpha  = {60^0}\)
  • D. \(\alpha  = {30^0}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 117819

Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là

  • A. 4, 79.108 m/s  
  • B. 2.105 m/s
  • C. 4,79.104 m/s
  • D. 3.106 m/s
Câu 28
Mã câu hỏi: 117820

Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

  • A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
  • B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
  • C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
  • D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.
Câu 29
Mã câu hỏi: 117821

Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có

  • A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
  • B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • C. phương ngang, chiều từ trong ra.
  • D. phương ngang, chiều từ ngoài vào.
Câu 30
Mã câu hỏi: 117822

Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng:

  • A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
  • B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
  • C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
  • D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Câu 31
Mã câu hỏi: 117823

Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

  • A. vận tốc chuyển động của thanh.
  • B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
  • C. chiều dài của thanh.
  • D. cảm ứng từ của từ trường.
Câu 32
Mã câu hỏi: 117824

Đơn vị của hệ số tự cảm là:

  • A. Vôn(V).
  • B. Tesla(T).
  • C. Vêbe(Wb).
  • D. Henri(H).
Câu 33
Mã câu hỏi: 117825

Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4 WB. Chiều rộng của khung dây nói trên là:

  • A. 10 cm. 
  • B. 1 cm.
  • C. 1 m. 
  • D. 10 m.
Câu 34
Mã câu hỏi: 117826

Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức

  • A. LI2 
  • B. 2LI2
  • C. 0,5LI
  • D. 0,5LI2
Câu 35
Mã câu hỏi: 117827

Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên ống dây trong khoảng thời gian đó là

  • A. 40V.  
  • B. 10V.
  • C. 30V. 
  • D. 20V.
Câu 36
Mã câu hỏi: 117828

Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45˚ thì góc khúc xạ bằng 30˚. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:

  • A. \(\sqrt 3 \) 
  • B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
  • C.  2  
  • D.  \(\sqrt 2 \)
Câu 37
Mã câu hỏi: 117829

Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất \(n = \sqrt 3 \) sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:

  • A. 450
  • B. 300
  • C. 200
  • D. 600
Câu 38
Mã câu hỏi: 117830

Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

  • A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh.
  • B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i > igh.
  • C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i ≥ igh.
  • D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i < igh.
Câu 39
Mã câu hỏi: 117831

Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?

  • A. 370
  • B. 450
  • C. 41,40  
  • D. 82,80
Câu 40
Mã câu hỏi: 117832

Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. Tốc độ ánh sáng trong kim cương là:

  • A. 242000 km/s   
  • B. 726000 km/s
  • C. 124000 km/s   
  • D. 522000 km/s

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ