Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 180620

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

  • A. Anticodon.
  • B. Gen.
  • C. Mã di truyền.
  • D. Codon.
Câu 2
Mã câu hỏi: 180621

Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

  • A. mARN
  • B. ADN
  • C. tARN
  • D. rARN
Câu 3
Mã câu hỏi: 180622

Điều hòa hoạt động gen chính là:

  • A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
  • B. Điều hòa lượng mARN
  • C. Điều hòa lượng tARN
  • D. Điều hòa lượng rARN
Câu 4
Mã câu hỏi: 180623

Đột biến gen là gì?

  • A. Tạo ra những alen mới
  • B. Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen
  • C. Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen
  • D. Tạo nên những kiểu hình mới
Câu 5
Mã câu hỏi: 180624

NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

  • A. ADN
  • B. Prôtêin
  • C. Lipit
  • D. ARN
Câu 6
Mã câu hỏi: 180625

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng. 
  • B. Mỗi cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  • C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.  
  • D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Câu 7
Mã câu hỏi: 180626

Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

  • A. Dòng thuần chủng
  • B. Dòng nào cũng được 
  • C. Dòng có tính trạng lặn
  • D. Dòng có tính trạng trội
Câu 8
Mã câu hỏi: 180627

Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

  • A. Cùng loài; hai; phụ thuộc
  • B. Thuần chủng; hai; phụ thuộc
  • C. Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc  
  • D. Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc
Câu 9
Mã câu hỏi: 180628

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:

  • A. Tương tác gen.
  • B. Hoán vị gen.
  • C. Tác động đa hiệu của gen.
  • D. Liên kết gen.
Câu 10
Mã câu hỏi: 180629

Đối tượng trong nghiên cứu di truyền của Morgan là gì?

  • A. Đậu Hà Lan 
  • B. Ruồi giấm
  • C. Thỏ
  • D. Chuột bạch
Câu 11
Mã câu hỏi: 180630

Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST như thế nào?

  • A. Không mang gen
  • B. Mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường
  • C. Chỉ mang gen quy định giới tính
  • D. Luôn tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào
Câu 12
Mã câu hỏi: 180631

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào?

  • A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
  • B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
  • C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
  • D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 180632

Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả:

  • A. Các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  • B. Các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  • C. Các elen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
  • D. Các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 14
Mã câu hỏi: 180633

Phát biểu không chính xác khi nói về đặc điểm của quần thể ngẫu phối:

  • A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau và sự gặp gỡ giữa các giao tử xảy ra một cách ngẫu nhiên.
  • B. Đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp.
  • C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
  • D. Quần thể ngẫu phối có khả năng bảo tồn các alen lặn gây hại và dự trữ các alen này qua nhiều thế hệ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 180634

Giống vật nuôi, cây trồng là tập hợp sinh vật

  • A. Do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh
  • B. Có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định
  • C. Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định
  • D. Tất cả các ý trên.
Câu 16
Mã câu hỏi: 180635

Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm

  • A. Tạo ưu thế lai
  • B. Tạo dòng thuần chủng
  • C. Gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể
  • D. Mục đích khác
Câu 17
Mã câu hỏi: 180636

Kĩ thuật đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen là:

  • A. Kĩ thuật tạo tế bào lai
  • B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
  • C. Kĩ thuật cắt gen
  • D. Kĩ thuật nối gen
Câu 18
Mã câu hỏi: 180637

Di truyền y học là khoa học nghiên cứu về

  • A. Các bệnh, tật di truyền
  • B. Bệnh truyền nhiễm
  • C. Bệnh nhiễm trùng
  • D. Rối loạn tâm thần
Câu 19
Mã câu hỏi: 180638

Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.
(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.
(4) Sử dụng liệu pháp gen.

Số biện pháp đúng là:

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 20
Mã câu hỏi: 180639

Trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, hóa thạch có vai trò là:

  • A. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
  • B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
  • C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
  • D. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
Câu 21
Mã câu hỏi: 180640

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

  • A. Đột biến cấu trúc NST
  • B. Biến dị cá thể
  • C. Đột biến gen
  • D. Đột biến số lượng NST
Câu 22
Mã câu hỏi: 180641

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình

  • A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
  • B. Duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
  • C. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
  • D. Củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
Câu 23
Mã câu hỏi: 180642

Khái niệm thích nghi là gì?

  • A. Khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
  • B. Khả năng của sinh vật có thể biến đổi kiểu gen phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
  • C. Khả năng của sinh vật có một kiểu gen phù hợp với mọi điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
  • D. Khả năng của sinh vật chỉ có thể biến đổi hình thái phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
Câu 24
Mã câu hỏi: 180643

Loài sinh học là gì?

  • A. Một nhóm quần thể có vốn gen chung.
  • B. Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định.
  • C. Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
  • D. Cả ba ý trên.
Câu 25
Mã câu hỏi: 180644

Quá trình hình thành loài mới là gì?

  • A. Quá trình phát sinh những biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật làm chúng khác xa với tổ tiên ban đầu.
  • B. Quá trình phát sinh những đặc điểm mới trên cơ thể sinh vật làm từ một dạng ban đầu phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa tổ tiên
  • C. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi.
  • D. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
Câu 26
Mã câu hỏi: 180645

Hai loài cá rất giống nhau cùng sống trong một hồ nước chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, mặc dù sống chung trong một khu vực nhưng chúng luôn chỉ giao phối với những cá thể cùng màu với mình. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách...?

  • A. Cách li tập tính
  • B. Cách li sinh thái
  • C. Cách li địa lí
  • D. Lai xa và đa bội hóa
Câu 27
Mã câu hỏi: 180646

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?

  • A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
  • B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
  • C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
  • D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Câu 28
Mã câu hỏi: 180647

Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết "các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học từ hợp chất vô cơ và nguồn năng lượng sấm sét, núi lửa, tia tử ngoại”, chất nào sau đây không có trong thí nghiệm của Milơ và Urây:

  • A. Photpho.
  • B. Nitơ.
  • C. Hydrô.
  • D. Cacbon.
Câu 29
Mã câu hỏi: 180648

Hóa thạch là di tích của?

  • A. Sinh vật
  • B. Công trình kiến trúc
  • C. Núi lửa
  • D. Đá
Câu 30
Mã câu hỏi: 180649

Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:

  • A. Có lông mao.
  • B. Có lông vũ
  • C. Có vẩy sừng.
  • D. Có da trơn.
Câu 31
Mã câu hỏi: 180650

Môi trường sống của sinh vật gồm có:

  • A. Đất-nước-không khí
  • B. Đất-nước-không khí-sinh vật
  • C. Đất-nước-không khí-trên cạn
  • D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật
Câu 32
Mã câu hỏi: 180651

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  • A. Cây trong vườn.
  • B. Cây cỏ ven bờ hồ. 
  • C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
  • D. Đàn cá rô trong ao.
Câu 33
Mã câu hỏi: 180652

Tỉ lệ giới tính là?

  • A. tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
  • B. tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.
  • C. tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể.
  • D. không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.
Câu 34
Mã câu hỏi: 180653

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

  • A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
  • B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
  • C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
  • D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
Câu 35
Mã câu hỏi: 180654

Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

  • A. Phân bố cá thể.
  • B. Kích thước của quần thể.
  • C. Tăng trưởng của quần thể.
  • D. Biến động số lượng cá thể.
Câu 36
Mã câu hỏi: 180655

Rừng mưa nhiệt đới là:

  • A. Một loài
  • B. Một quần thể
  • C. Một giới
  • D. Một quần xã
Câu 37
Mã câu hỏi: 180656

Khái niệm diễn thế sinh thái là gì?

  • A. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định
  • B. Quá trình biến đổi nhảy cóc của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường
  • C. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong
  • D. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần xã không thay đổi qua thời gian
Câu 38
Mã câu hỏi: 180657

Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

  • A. Quần thể.
  • B. Quần xã.
  • C. Hệ sinh thái.
  • D. Cá thể.
Câu 39
Mã câu hỏi: 180658

Nêu khái niệm chuỗi thức ăn?

  • A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
  • B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau
  • C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau
  • D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau
Câu 40
Mã câu hỏi: 180659

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi như thế nào?

  • A. Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
  • B. Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
  • C. Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.
  • D. Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ