Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Qúy Đôn

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 180580

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang đặc điểm gì?

  • A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
  • B. mang thông tin di truyền của các loài.
  • C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.  
  • D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 2
Mã câu hỏi: 180581

Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên phân tử nào?

  • A. phân tử tARN
  • B. mạch gốc của gen
  • C. phân tử rARN
  • D. phân tử mARN
Câu 3
Mã câu hỏi: 180582

Điều hòa hoạt động của gen chính là gì?

  • A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  • B. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  • C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
  • D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.
Câu 4
Mã câu hỏi: 180583

Nêu khái niệm về đột biến gen?

  • A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.
  • B. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.
  • C. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử AND có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.
  • D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
Câu 5
Mã câu hỏi: 180584

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm những thành phần nào?

  • A. ARN và prôtêin loại histon.
  • B. ADN và prôtêin loại histon.
  • C. ARN và pôlipeptit.
  • D. lipit và pôlisaccarit.
Câu 6
Mã câu hỏi: 180585

Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.
  • B. Mỗi cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  • C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
  • D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Câu 7
Mã câu hỏi: 180586

Đối tượng làm bố mẹ trong nghiên cứu của Menden là gì?

  • A. Bố mẹ thuần chủng tương phản
  • B. Bố có tính trạng trội, mẹ có tính trạng lặn hoặc ngược lại
  • C. Bố mẹ dị hợp
  • D. Bố mẹ có tính trạng trội
Câu 8
Mã câu hỏi: 180587

Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập là gì?

  • A. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau
  • B. P thuần chủng, F1 đồng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1
  • C. P khác nhau n cặp tính trạng, F2 có 3n kiểu gen
  • D. Các gen không ở trên cùng 1 NST
Câu 9
Mã câu hỏi: 180588

Ở các loài sinh vật nhân thực, tương tác gen là hiện tượng gì?

  • A. Các alen thuộc cùng một lôcut gen cùng quy định một tính trạng
  • B. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng
  • C. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định các tính trạng khác nhau.
  • D. Các alen thuộc các lôcut gen trên NST giới tính.
Câu 10
Mã câu hỏi: 180589

Morgan đã nghiên cứu đối tượng nào mà phát hiện ra quy luật di truyền liên kết ở đối tượng nào?

  • A. Đậu Hà Lan
  • B. Chuột bạch
  • C. Thỏ
  • D. Ruồi giấm
Câu 11
Mã câu hỏi: 180590

Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST như thế nào?

  • A. Mang gen quy định giới tính
  • B. Có thể mang cả gen quy định tính trạng thường
  • C. Tồn tại thành cặp hoặc không thành cặp trong tế bào tùy loài
  • D. Tất cả các ý trên
Câu 12
Mã câu hỏi: 180591

Mối quan hệ từ gen đến tính trạng được truyền thông qua các thành phần nào?

  • A. ARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
  • B. mARN, tARN, Prôtêin.
  • C. mARN, tARN, Pôlipeptit.
  • D. mARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
Câu 13
Mã câu hỏi: 180592

Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên yếu tố nào?

  • A. Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
  • B. Vốn gen của quần thể
  • C. Kiểu hình của quần thể
  • D. Kiểu gen của quần thể
Câu 14
Mã câu hỏi: 180593

Đặc điểm nào không đúng với quần thể ngẫu phối?

  • A. Mỗi quần thể có thể có một thành phần kiểu gen, tần số alen đặc trưng và ổn định, được duy trì tương đối ổn định nếu tác động của các nhân tố tiến hóa là không đáng kể.
  • B. Tần số tương đối của các alen ở một gen nào đó có xu hướng duy trì ổn định ngay cả khi có tác động của nhân tố tiến hóa.
  • C. Quần thể  là một đơn vị tổ chức, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
  • D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi về thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 15
Mã câu hỏi: 180594

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của giống vật nuôi, cây trồng?

  • A. Tập hợp các sinh vật nội địa.
  • B. Có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.
  • C. Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định.
  • D. Tập hợp sinh vật do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh.
Câu 16
Mã câu hỏi: 180595

Nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phục vụ các nghiên cứu, chọn giống, người ta thường làm gì?

  • A. Tạo ưu thế lai
  • B. Gây đột biến nhân tạo
  • C. Tạo dòng thuần chủng
  • D. Lai khác dòng
Câu 17
Mã câu hỏi: 180596

Kĩ thuật quan trọng của công nghệ gen là gì?

  • A. Kĩ thuật tạo tế bào lai
  • B. Kĩ thuật nối gen
  • C. Kĩ thuật cắt mở vòng plasmid
  • D. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
Câu 18
Mã câu hỏi: 180597

Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người ?

  • A. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh
  • B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên
  • C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến
  • D. Tư vấn di truyền y học
Câu 19
Mã câu hỏi: 180598

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

  • A. Di tích của thực vật sống trong các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.
  • B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự nhau.
  • D. Các axitamin trong chuỗi hêmôgloobin của người và tinh tinh giống nhau.
Câu 20
Mã câu hỏi: 180599

Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:

  • A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá  trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn  giống và tiến hoá.
  • B. Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
  • C. Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
  • D. B và C đúng
Câu 21
Mã câu hỏi: 180600

Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi:

  • A. Hình thái cơ thể.
  • B. Giải phẫu cơ thể.
  • C. Sinh lí cơ thể.
  • D. Cả A, B,
Câu 22
Mã câu hỏi: 180601

Cho các đặc điểm sau? 

1, Một nhóm cá thể có vốn gen chung 

2, Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí 

3, Có khu phân bố xác định 

4, Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ 

5, Cách li sinh sản với các loài khác 

Khái niệm loài sinh học bao gồm các ý:

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 3, 4 .
  • C. 1, 2, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 5.
Câu 23
Mã câu hỏi: 180602

Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?

  • A. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
  • B. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
  • C. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
  • D. Con lai chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 180603

Hai loài chim rất giống nhau cùng sống trong một khu rừng nhưng khác nhau tập tính sinh sản, con đực của hai loài có vũ điệu tán tỉnh con cái khác nhau. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách...?

  • A. Cách li sinh thái
  • B. Cách li tập tính
  • C. Cách li địa lí
  • D. Lai xa và đa bội hóa
Câu 25
Mã câu hỏi: 180604

Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?

  • A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
  • B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
  • C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
  • D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 26
Mã câu hỏi: 180605

Ai là người đã làm thực nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản?

  • A. Dacuyn
  • B. Fox
  • C. Milơ
  • D. Uray
Câu 27
Mã câu hỏi: 180606

Hoá thạch là gì?

  • A. Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng
  • B. Di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét
  • C. Di tích của các sinh vật sống để lại trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất đá  
  • D. Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
Câu 28
Mã câu hỏi: 180607

Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:

  • A. Có tuyến sữa.
  • B. Đẻ trứng
  • C. Răng không có sự phân hóa.
  • D. Có da trơn.
Câu 29
Mã câu hỏi: 180608

Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?

I. Đặc trưng và không đặc trưng

II. Tự nhiên và nhân tạo

III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật

IV. Tự nhiên và xã hội

V. Vô sinh và hữu sinh

  • A. I, II.
  • B. II, III.
  • C. III, IV.
  • D. III, V.
Câu 30
Mã câu hỏi: 180609

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

  • A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi
  • B. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây
  • C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
  • D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì
Câu 31
Mã câu hỏi: 180610

Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là?

  • A. Tỷ lệ giới tính.
  • B. Nhóm tuổi.
  • C. Mật độ.
  • D. Kích thước quần thể.
Câu 32
Mã câu hỏi: 180611

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
  • B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
  • C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
  • D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Câu 33
Mã câu hỏi: 180612

Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình nào sau đây:

1. Tăng, giảm số lượng cá thể

2. Tăng, giảm sinh khối của quần thể

3. Tăng hoặc giảm năng lượng trong mỗi cá thể

4. Số lượng cá thể dao động có chu kỳ

  • A. (1),(2),
  • B. (2),(3),(4)
  • C. (1),(2),(4)
  • D. (1),(2),(3)
Câu 34
Mã câu hỏi: 180613

Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một:

  • A. Quần xã sinh vật.
  • B. Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng.
  • C. Nhóm sinh vật tiêu thụ.
  • D. Nhóm sinh vật phân giải.
Câu 35
Mã câu hỏi: 180614

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của

  • A. quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.
  • B. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định
  • C. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong
  • D. quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.
Câu 36
Mã câu hỏi: 180615

Hệ sinh thái là gì?

  • A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  • B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  • C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
  • D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Câu 37
Mã câu hỏi: 180616

Chu trình sinh địa hoá là gì?

  • A. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
  • B. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
  • C. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào     cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường
  • D. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
Câu 38
Mã câu hỏi: 180617

 Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  • A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm
  • B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
  • C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
  • D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 39
Mã câu hỏi: 180618

Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức nào ở cấp cao nhất?

  • A. Sinh quyển
  • B. Quần xã
  • C. Hệ sinh thái
  • D. Quần thể
Câu 40
Mã câu hỏi: 180619

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là gì?

  • A. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
  • B. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới,đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
  • D. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ