Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương Nhiệt học môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 10988

Trong thí nghiệm về sự nở (nở khối) của quả cầu. Sau khi quả cầu và chiếc vòng được nung nóng như nhau (cho rằng quả cầu và chiếc vòng đều được làm bằng đồng), ta thấy:

  • A. Quả cầu không lọt được qua vòng.
  • B. Quả cầu lọt được qua vòng vì nó nhỏ hơn vòng nhỉều.
  • C. Quả cầu lọt được qua vòng vì cả quả cầu lẫn vòng đều được giãn nở như nhau.
  • D. Cả 3 câu đều sai.
Câu 2
Mã câu hỏi: 10989

Khi hơ nóng một vật rắn, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra:

  • A. Khối lượng riêng của vật tăng.
  • B. Khối lượng riêng của vật giảm.
  • C. Khối lượng của vật đó tăng.
  • D. Khối lượng của vật đó giảm.
Câu 3
Mã câu hỏi: 10990

Sau khi thực hành thí nghiệm về sự nở nhiệt của chất rắn, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Khi nung nóng một vật thì khối lượng riêng của nó sẽ giảm.

Lan: Khi đó trọng lượng riêng của nó cũng giảm theo.

Chi: Theo mình thì khối lượng riêng của vật đó tăng thôi, còn trọng lượng riêng thì giảm.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Bình và Chi đúng.
  • D. Bình và Lan đúng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 10991

Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Nếu cốc dầy, cốc sẽ khó bị nứt hơn.

Lan: Cốc dầy mới là dễ vỡ. Cốc mỏng, càng mỏng lại càng khó vỡ hơn.

Chi: Dày hay mỏng gì, đổ nước nóng vào đều vỡ tuốt.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Cả 3 cùng sai.
Câu 5
Mã câu hỏi: 10992

• Xét hiện tượng sau: Lấy 2 cốc thủy tinh, một cốc mỏng (ly tốt) và một cốc dày, lẫn lượt đổ nước sôi vào 2 cốc nói trên. Ta thấy cốc dày sẽ nứt bể còn cốc mỏng thì không sao cả.

• Giải thích: Khi đổ nước nóng vào cốc mỏng, thủy tinh ở hai bề mặt trong và ngoài nở đều, nên cốc không bị nứt bể. Ngược lại, với cốc dầy, thủy tinh dãn nở không đều, bề mặt trong tiếp xúc với nước nóng nở trước, bề mặt bên ngoài do tiếp xúc với không khí nên nhiệt độ thấp hơn, thủy tinh nở không kịp nên cốc dễ bị nứt vỡ.

  • A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
  • B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
  • C. Hiện tượng đúng, giải thích không rõ ràng.
  • D. Hiện tượng sai, giải thích sai.
Câu 6
Mã câu hỏi: 10993

Khi lấy đồng xu cổ (ở giữa có lỗ) đem nung nóng đều, ba bạn Binh, Lan, Chi có nhận xét:

Bình: Lỗ này sẽ to ra.

Lan: Lỗ này sẽ nhỏ đi và phần kim loại ở bên ngoài sẽ bị nở ra khi bị hơ nóng.

Chi: Lỗ không bị thay đổi chỉ có phần kim loại ở ngoài là nở to ra.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng sai.
Câu 7
Mã câu hỏi: 10994

Nếu đốt nóng một băng kép được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng là sắt và đồng dán dính vào nhau, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Băng kép sẽ cong về phía đồng.

Lan: Băng kép sẽ cong về phía sắt

Chi: Băng kép sẽ nở dài ra.

  • A. Bình đúng.
  • B. Lan đúng.
  • C. Chi đúng.
  • D. Cả ba cùng sai
Câu 8
Mã câu hỏi: 10995

• Xét hiện tượng: Lấy một băng kép được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng là sắt và đồng dán dính vào nhau, đem đun nóng. Sau mội thời gian ta thấy băng kép nói trên bị cong về phía lá bằng sắt.

• Giải thích: Với cùng một khoảng biến thiên nhiệt độ, độ nở dài của đồng lớn hơn của sắt, nên băng kép bị cong về hướng lá sắt.

  • A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
  • B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
  • C. Hiện tượng đúng, giải thích chưa rõ ràng.
  • D. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
Câu 9
Mã câu hỏi: 10996

Cũng với băng kép nói trên, nhưng bây giờ ta làm lạnh đi. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Băng kép sẽ bị ngắn đi, vẫn thẳng không bị cong.

Lan: Băng kép sẽ bị cong nhưng hướng về bản đồng.

Chi: Băng kép bị cong nhưng hướng về bản sắt.

  • A. Bình đúng.
  • B. Lan đúng.
  • C. Chi đúng.
  • D. Cả 3 cùng sai, băng kép không có gì thay đổi.
Câu 10
Mã câu hỏi: 10997

Câu nào sau đây đúng:

  • A. Chất nào khi gặp nóng sẽ dãn nở nhiều hơn thì gặp lạnh sẽ co lại nhiều hơn.
  • B. Chất nào khi gặp nóng sẽ dãn nở nhiều hơn thì gặp lạnh sẽ co lại ít hơn.
  • C. Chất nào khi gặp nóng có chiều dài dài hơn, thì gặp lạnh sẽ có chiều dài ngắn hơn.
  • D. A và C đúng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 10998

Khi nước được làm lạnh từ 20oC xuống 0oC thì:

  • A. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng tăng.
  • B. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng giảm.
  • C. Khối lượng và khối lượng riêng không thay đổi.
  • D. Khối lượng không thay đổi, khối lượng riêng giảm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 10999

Cũng giống câu trên:

  • A. Thể tích của nước giảm.
  • B. Thể tích của nước tăng.
  • C. Thể tích của nước không tăng.
  • D. Thể tích của nước giảm rồi sau đó lại tăng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 11000

Khi đun nóng một chất lỏng thì... (chọn câu đúng):

  • A. Thể tích của chất lỏng đó tăng lên.
  • B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.
  • C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.
  • D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 11001

Quan sát đun nước bằng bình cầu thủy tinh, trên nắp có cắm thẳng đứng một ống mao quản bằng thủy tinh. Ban đầu mực nước trong ống tụt xuống rồi sau đó mới dâng lên. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Khi đun nóng thì thể tích của bình cầu tăng lên, do đó nước tụt xuống. Rồi sau đó thể tích bình cầu lại giảm đi do nước làm lạnh nên nước dâng lên.

Lan: Khi đun nóng thì thể tích nước giảm xuống rồi sau đó mới từ từ dâng lên.

Chi: Thể tích nước không tăng nhưng do bình chứa nước lạnh, nên bình bị co vào, chính vì thế mực nước trong ống dâng lên.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Cả 3 bạn đều sai.
Câu 15
Mã câu hỏi: 11002

Khi đun nóng một chất lỏng bất kỳ thì:

  • A. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.
  • B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó không thay đổi.
  • C. Khối lượng riêng của chất lỏng đó giảm đi.
  • D. Ban đầu khối lượng riêng của chất đó giảm, rồi sau đó mới tăng lên.
Câu 16
Mã câu hỏi: 11003

• Xét hiện tượng: Bỏ chai nước ngọt có gas vào tủ đá (hay ngăn đá của tủ lạnh), một thời gian sau, mở cửa tủ ra xem thì thấy cha nước bị bể.

• Giải thích: Khi nước được làm lạnh đến 4oC thì thể tích của nưới giảm đi nhưng khi tiếp tục làm lạnh đến 0oC, thì thể tích nước lại tăng lên. Chính sự tăng thể tích của nước này đã làm chai bị bể hay bị bật nắp.

  • A. Hiện tượng đúng, lời giải thích dúng.
  • B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.
  • C. Hiện tượng đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.
  • D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 11004

Câu nào sau đây không đúng:

  • A. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ tăng lên (nước nở ra).
  • B. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào).
  • C. Khi được làm lạnh từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).
  • D. Ở 4oC, nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
Câu 18
Mã câu hỏi: 11005

Câu nào sau đây đúng:

  • A. Ở 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.
  • B. Ở 0oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
  • C. Ở 0oC nước có khối lượng lớn nhất.
  • D. Ở 4oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
Câu 19
Mã câu hỏi: 11006

 Quan sát:

• Xét hiện tượng: Chai nước ngọt có gas, khi đóng chai nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai mà luôn luôn lúc nào cũng để một khoảng trống.

• Giải thích: Nước từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thì phải trải qua thời tiết, khí hậu, nhiệt độ khác nhau, nên thể tích trong chai cũng bị co giãn theo. Để tránh chai bị vỡ hay bị bật nắp khi lượng nước trong chai nở ra, nên nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai sản phẩm của mình.

  • A. Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.
  • B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.
  • C. Hiện tương đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.
  • D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 11007

Quan sát mực nước trong ống mao quản khi bình được đun nóng, mực nước trong ống ban đầu tụt xuống rồi sau đó mới lại dâng lên cao là do:

  • A. Khi đun nóng, thể tích chất lỏng co lại rồi sau đó mới từ từ nở ra.
  • B. Do tiếp xúc trực tiếp với lửa, bình nở trước nên mực nước trong ống tụt xuống, khi nhiệt độ nước ở trong bình tăng lên bằng với nhiệt độ bình, nước sẽ nở nhiều hơn bình (thủy tinh), nên ta thấy mực nước trong ống được dâng cao.
  • C. Chất rắn (thủy tinh) khi gặp nhiệt độ cao sẽ nở ra, nên mực nước trong bình sẽ tụt xuống, sau đó chất rắn sẽ từ từ co lại, nên mực nước trong bình dâng lên.
  • D. Nước (chất lỏng) bao giờ cũng nở nhiều hơn chất rắn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 11008

Chọn câu không đúng:

  • A. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
  • B. Mọi chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau.
  • C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, rồi mới đến chất lỏng và sau cùng là chất rắn.
  • D. Khi gặp lạnh mọi chất khí đều bị co lại.
Câu 22
Mã câu hỏi: 11009

Câu nào sau đây đúng

  • A. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí tăng theo.
  • B. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí tăng.
  • C. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của khối khí không thay đổi.
  • D. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của. khối khí không thay đổi nhưng trọng lượng riêng lại tăng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 11010

Chọn câu đúng, khi độ tăng nhiệt độ là như nhau:

  • A. Khi nhiệt độ tăng khí hydro nở nhiều hơn khí oxy và khí oxy nở nhiều hơn khí cacbonic.
  • B. Khi nhiệt độ tăng, khí oxy nở nhiều hơn khí cacbonic và khí cacbonic nở nhiều hơn khí hydro.
  • C. Khi nhiệt độ tăng, khí cacbonic nở nhiều hơn khí hydro và khí hydro nở nhiều hơn khí oxy.
  • D. Khi nhiệt độ tăng, cả 3 khí hydro, khí oxy, khí cacbonic đều nở như nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 11011

Đại lượng nào của khối khí bị thay đổi khi ta tăng nhiệt độ của chất khí đó.

  • A. Thể tích
  • B. Khối lượng riêng
  • C. Trọng lượng riêng
  • D. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Câu 25
Mã câu hỏi: 11012

Hàn thử biểu là dụng cụ dùng để xác định độ nóng lạnh của thời tiết.

Hàn thử biểu đầu tiên được Galilê sáng chế, nó gồm một bình cầu có gắn ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống (như hình vẽ). Sau khi thí nghiệm trên ba bạn Bình, Lan, Chi dự đoán:

Bình: Khi thời tiết nóng, nước nở ra, mực nước trong ống sẽ dâng cao. Ngược lại, khi trời lạnh, nước bị co vào nên mực nước trong ống bị tụt xuống.

Lan: Chất khí nở nhiều hơn chất lỏng nên khi thời tiết nóng, không khí phía trên sẽ nở ra, làm mực nước trong ống tụt xuống. Ngược lại khi thời tiết lạnh, không khí ở phần trên sẽ bị co lại, mực nước trong ống sẽ dâng lên.

Chi: Mình nghĩ, sẽ không có hiện tượng gì xảy ra vì khi thời tiết nóng cả hai sẽ cùng nở như nhau. Do vậy mực nước sẽ không thay đổi.

  • A. Chỉ có Bình đúng
  • B. Chỉ có Lan đúng
  • C. Chỉ có Chi đúng
  • D. Cả 3 bạn cùng dự đoán sai.
Câu 26
Mã câu hỏi: 11013

• Hiện tượng: Một ống thủy tinh được hàn kín 2 đầu và hút hết không khí bên trong, có 1 giọt thủy ngân nằm giữa ống như hình vẽ. Khi nung nóng một đầu của ống (ví dụ đầu A), ta thấy giọt thủy ngân di chuyển về phía đầu B.

• Giải thích: Do bị đốt nóng nên phần khí chứa bên đầu A nở ra đẩy giọt thủy ngân về phía đầu B.

  • A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
  • B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
  • C. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
  • D. Hiện tượng sai, giải thích sai.
Câu 27
Mã câu hỏi: 11014

Khi rót nước từ bình thủy ra cốc, sau khi đậy nắp nút bấc lại, thấy nút liên tục bị bật ra ngoài. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Nút bấc quá lỏng (nút quá bé) nên bị bật ra ngoài.

Lan: Nút bị hơi nóng của nước đẩy bật ra ngoài.

Chi: Sau khi rót nước xong, không khí bên ngoài sẽ chui vào trong bình, khi ta đậy nắp ngay lại, không khí gặp nóng sẽ nở ra và đẩy bật nút ra ngoài.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Cả 3 bạn đều trả lời sai.
Câu 28
Mã câu hỏi: 11015

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Không khí lạnh có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí nóng.
  • B. Không khí lạnh có khối lượng riêng lớn hơn không khí nóng.
  • C. Không khí lạnh và không khí nóng đều có khối lượng riêng như nhau.
  • D. Không khí lạnh có khối lượng nặng hơn không khí nóng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 11016

Bố của Bình vừa mua một chiếc máy lạnh về lắp ở nhà. Thấy Lan và Chi đến chơi, bố Bình hỏi: “Đố các cháu tại sao bác lại gắn máy ở trên cao mà lại không gắn phía dưới nền nhà cho dễ dàng hơn”.

Bình: Không khí lạnh có khối lượng riêng nặng hơn, nên có khuynh hướng tỏa xuống phía dưới, nên gắn máy lạnh trên cao, không khí lạnh sẽ tỏa ra khắp phòng.

Lạn: Bác gắn trên cao căn nhà trông gọn ghẽ hơn, không choán chỗ.

Chi: Bác gắn trên cao để bé An không nghịch phá được.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Lan và Chi đúng.
Câu 30
Mã câu hỏi: 11017

Giả sử trong phòng có máy lạnh và lò sưởi cùng lúc cùng hoạt động, chọn câu đúng trong càc câu sau:

  • A. Không khí nóng nằm ở dưới và không khí lạnh nằm ở trên.
  • B. Không khí lạnh nằm ở dưới và không khí nóng nằm ở trên.
  • C. Hai luồng không khí pha trộn nhau tạo thành không khí ấm.
  • D. Tùy thuộc vào vị trí của mỗi máy, máy lạnh, máy sưởi nằm ở trên hay ở dưới.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ