Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 5,6 môn Sinh học 7 năm 2021 Trường THCS Thái Hòa

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 27139

Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?

  • A. Trong đất
  • B. Kí sinh trong cơ thể động vật
  • C. Trên cây
  • D. Dưới nước
Câu 2
Mã câu hỏi: 27140

Ấu trùng bướm ăn?

  • A. Lá cây
  • B. Máu người
  • C. Rễ cây
  • D. Động vật nhỏ hơn
Câu 3
Mã câu hỏi: 27141

Bọ ngựa có lối sống và tập tính?

  • A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ
  • B. Kí sinh, hút máu người và động vật
  • C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi
  • D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
Câu 4
Mã câu hỏi: 27142

Loài sâu bọ nào sau đây hút máu người và động vật?

  • A. Ruồi
  • B. Muỗi
  • C. Mọt ẩm
  • D. Chuồn chuồn
Câu 5
Mã câu hỏi: 27143

Sâu bọ hô hấp bằng?

  • A. Da
  • B. Phổi
  • C. Hệ thống ống khí
  • D. Da và phổi
Câu 6
Mã câu hỏi: 27144

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ?

  • A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
  • B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
  • C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
  • D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 7
Mã câu hỏi: 27145

Loài sâu bọ nào có hại cho đời sống con người?

  • A. Bọ ngựa
  • B. Chuồn chuồn
  • C. Ve sầu
  • D. Châu chấu
Câu 8
Mã câu hỏi: 27146

Chân khớp sống ở môi trường?

  • A. Dưới nước
  • B. Trên cạn
  • C. Trên không trung
  • D. Tất cả các môi trường sống trên
Câu 9
Mã câu hỏi: 27147

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

  • A. Các chân phân đốt khớp động
  • B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
  • C. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
  • D. Có mắt kép
Câu 10
Mã câu hỏi: 27148

Loài chân khớp nào biết chăn nuôi động vật?

  • A. Ong mật
  • B. Kiến
  • C. Mọt hại gỗ
  • D. Nhện đỏ
Câu 11
Mã câu hỏi: 27149

Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể?

  • A. Có nhiều loài
  • B. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
  • C. Thần kinh phát triển cao
  • D. Có số lượng cá thể lớn
Câu 12
Mã câu hỏi: 27150

Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính?

  • A. Thần kinh phát triển cao
  • B. Có số lượng cá thể lớn
  • C. Có số loài lớn
  • D. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
Câu 13
Mã câu hỏi: 27151

Loài nào dệt lưới bắt mồi?

  • A. Ve sầu
  • B. Nhện
  • C. Chuồn chuồn
  • D. Ong mật
Câu 14
Mã câu hỏi: 27152

Chân khớp nào có đời sống xã hội?

  • A. Kiến
  • B. Ong mật
  • C. Mọt ẩm
  • D. Cả a và b đúng
Câu 15
Mã câu hỏi: 27153

Tôm ở nhờ có tập tính?

  • A. Sống thành xã hội
  • B. Dự trữ thức ăn
  • C. Cộng sinh để tồn tại
  • D. Dệt lưới bắt mồi
Câu 16
Mã câu hỏi: 27154

Chân khớp nào có lợi?

  • A. Ong mật
  • B. Nhện đỏ
  • C. Ve bò
  • D. Châu chấu
Câu 17
Mã câu hỏi: 27155

Chân khớp nào có hại với con người?

  • A. Tôm
  • B. Tép
  • C. Mọt hại gỗ
  • D. Ong mật
Câu 18
Mã câu hỏi: 27156

Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở?

  • A. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
  • B. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
  • C. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
  • D. Cả a, b và c
Câu 19
Mã câu hỏi: 27157

Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm?

  • A. Dưới nước và trên cạn
  • B. Dưới nước và trên không
  • C. Trên cạn và trên không
  • D. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 20
Mã câu hỏi: 27158

Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?

  • A. Cấu tạo từ tế bào
  • B.  Lớn lên và sinh sản
  • C. Có khả năng di chuyển
  • D. Cả a và b đúng
Câu 21
Mã câu hỏi: 27159

Động vật được chia làm mấy ngành?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9
Câu 22
Mã câu hỏi: 27160

Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ?

  • A. Sắc tố ở màng cơ thể
  • B. Màu sắc của hạt diệp lục
  • C. Màu sắc của điểm mắt
  • D. Sự trong suốt của màng cơ thể
Câu 23
Mã câu hỏi: 27161

Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh?

  • A. Tự dưỡng
  • B. Dị dưỡng
  • C. Tự dưỡng và dị dưỡng
  • D. Kí sinh
Câu 24
Mã câu hỏi: 27162

Trùng biến hình di chuyển được nhờ?

  • A. Các lông bơi
  • B. Roi dài
  • C. Chân giả
  • D. Không bào co bóp
Câu 25
Mã câu hỏi: 27163

Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là?

  • A. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi
  • B. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn
  • C. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài
  • D. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát
Câu 26
Mã câu hỏi: 27164

Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là?

  • A. Kí sinh
  • B. Tự dưỡng
  • C. Dị dưỡng
  • D. Tự dưỡng và dị dưỡng
Câu 27
Mã câu hỏi: 27165

Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là?

  • A. Ruồi
  • B. Muỗi Anôphen
  • C. Chuột
  • D.  Gián
Câu 28
Mã câu hỏi: 27166

 Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là?

  • A. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
  • B. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
  • C. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
  • D. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
Câu 29
Mã câu hỏi: 27167

Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?

  • A. Tế bào gai
  • B. Tế bào mô bì – cơ
  • C. Tế bào sinh sản
  • D. Tế bào thần kinh
Câu 30
Mã câu hỏi: 27168

Thủy tức sinh sản bằng cách?

  • A. Mọc chồi
  • B. Sinh sản hữu tính
  • C. Tái sinh
  • D. Tất cả a, b, c đều đúng

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ