Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 12 năm 2021 Trường THTP Võ Văn Kiệt

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 165580

Cho mạch dao động LC, cuộn dây có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF. Lấy π2 = 10. Tần số dao động f của mạch là:

  • A. 1,5 MHz  
  • B. 25 Hz
  • C. 10 Hz
  • D. 2,5 MHz
Câu 2
Mã câu hỏi: 165581

Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là 4√2 µC và cường độ dòng điện cực đại là 0,5π√2 A. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ giảm từ giá trị cực đại đến một nửa giá trị cực đại là:

  • A. 8/3 µs
  • B. 16/3 µs
  • C. 2/3 µs
  • D. 4/3 µs
Câu 3
Mã câu hỏi: 165582

Tụ điện của một mạch dao động LC là một tụ điện phẳng. Khi khoảng cách giữa hai bản của tụ giảm đi một nửa thì chu kì dao động riêng của mạch 

  • A. tăng 2 lần.
  • B. giảm √2  lần.
  • C. tăng √2 lần
  • D. giảm 2 lần.
Câu 4
Mã câu hỏi: 165583

Mạch dao động lí tưởng, tụ điện có điện dung C = 4pF. Cuộn cảm có độ tụ cảm L = 10mH. Tần số dao động riêng của mạch là:

  • A. 0,796 MHz   
  • B. 7,96 MHz
  • C. 79,6 MHz
  • D. 796 MHz.
Câu 5
Mã câu hỏi: 165584

Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào sau đây?

  • A. có thể gây ra hiện tượng giao thoa
  • B. Phản xạ, khúc xạ.
  • C. Mang năng lượng.
  • D. Truyền được trong chân không.
Câu 6
Mã câu hỏi: 165585

Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 175nF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 7mH. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là:

  • A. U0=60V
  • B. U0=12V
  • C. U0=1,2V
  • D. U0=6V
Câu 7
Mã câu hỏi: 165586

Cho mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tụ cảm L=1/πF và một tụ điện có điện dung C=4πpF.  Biết lúc t = 0, cường độ dòng điện trong mạch đạt giá tri cực đại và bằng 6 mA. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời là:

  • A. \({i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t - \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)}\)
  • B. \({i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)}\)
  • C. \({i = 6cos({{5.10}^6}t){\mkern 1mu} (mA)}\)
  • D. \({i = 6cos({{5.10}^5}){\mkern 1mu} (mA)}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 165587

Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,02H. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng 9μJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng

  • A. I0 = 0,003A  
  • B. I0 = 30A
  • C. I0 = 0,03A
  • D. I0 = 3A
Câu 9
Mã câu hỏi: 165588

Nguyên nhân của sự tắt dần dao động trong mạch dao động là do

  • A. tụ điện phóng điện.
  • B. tỏa nhiệt ở cuộn dây.
  • C. bức xạ ra sóng điện từ.
  • D. tỏa nhiệt ở cuộn dây và bức xạ ra sóng điện tử.
Câu 10
Mã câu hỏi: 165589

Điện tích trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa với tần số f. Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số

  • A. f
  • B. 2f
  • C. f/2
  • D. 2/f
Câu 11
Mã câu hỏi: 165590

Mạch dao động LC, dao động với tần số góc là ω. Biết điện tích cực đại một bản tụ điện là Q0.Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây được tính bằng hệ thức nào sau đây?

  • A. \({{I_0} = \omega {Q_0}}\)
  • B. \({{I_0} = \frac{{{Q_0}}}{\omega }}\)
  • C. \({{I_0} = 2\omega {Q_0}}\)
  • D. \({{I_0} = \omega Q_0^2}\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 165591

Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ

  • A. vài trăm mét
  • B. vài mét
  • C. vài chục mét
  • D. vài nghìn mét.
Câu 13
Mã câu hỏi: 165592

Viết biểu thức tức thời của điện tích tụ điện của mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C=4μF và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,9mH. Biết lúc ban đầu (t = 0), điện tích trên tụ có giá trị cực đại q0=2.10−6C.

  • A. \(q = {2.10^{ - 6}}cos({1,67.10^3}t){\mkern 1mu} (C)\)
  • B. \(q = {2.10^{ - 7}}cos({1,67.10^3}t){\mkern 1mu} (C)\)
  • C. \(q = {2.10^{ - 5}}cos({1,67.10^3}t){\mkern 1mu} (C)\)
  • D. \(q = {2.10^{ - 3}}cos({1,67.10^3}t){\mkern 1mu} (C)\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 165593

Viết biểu thức cường độ dòng điện qua mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C=4μF và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,9mH. Biết lúc ban đầu (t = 0), điện tích trên tụ có giá trị cực đại q0=2.10−6C. 

  • A. \({i = {{3,34.10}^{ - 5}}cos\left( {{{1,67.10}^3}t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (A)}\)
  • B. \({i = {{3,34.10}^{ - 2}}cos\left( {{{1,67.10}^3}t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (A)}\)
  • C. \({i = {{3,34.10}^{ - 1}}cos\left( {{{1,67.10}^3}t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (A)}\)
  • D. \({i = {{3,34.10}^{ - 3}}cos\left( {{{1,67.10}^3}t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (A)}\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 165594

Tính chu kì dao động của một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện C và cuộn cảm L = 0,1H. Cho biểu thức của điện tích trên các bản tụ điện là q=2cos(200πt)(μC)

  • A. 0,2 s
  • B. 0,02 s
  • C. 0,1 s
  • D. 0,01 s
Câu 16
Mã câu hỏi: 165595

Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện C và cuộn cảm L = 0,1H. Cho biểu thức của điện tích trên các bản tụ điện là q=2cos(200πt)(μC).Tìm cường độ dòng điện trong mạch.

  • A. \({I_0} = \omega {q_0} = 125cos\left( {200\pi t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)\)
  • B. \({I_0} = \omega {q_0} = 1,25cos\left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)\)
  • C. \({I_0} = \omega {q_0} = 1,25cos\left( {200\pi t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)\)
  • D. \({I_0} = \omega {q_0} = 12,5cos\left( {200\pi t + \frac{\pi }{2}} \right){\mkern 1mu} (mA)\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 165596

Cho mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện một dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản của tụ điện là q0=10−6C và dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10A. Tính tần số f của dao động điện từ tự do trong mạch.

  • A. 1,69.106Hz
  • B. 1,58.106Hz
  • C. 1,59.106Hz
  • D. 1,50.106Hz
Câu 18
Mã câu hỏi: 165597

Cho mạch dao động lí tưởng có điện tích cực đại trên một bản của tụ điện là q0=10−6C và dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10A. Nếu thay tụ điện C bằng tụ điện C’ thì tần số của dao động điện từ là f′=f/2. Hỏi tần số của dao động điện trong mạch sẽ bằng bao nhiêu khi mắc vào mạch cả hai tụ điện C và C’ song song với nhau?

  • A. 0,0714.106 Hz
  • B. 0,714.106 Hz
  • C. 0,0712.106 Hz
  • D. 0,712.106 Hz
Câu 19
Mã câu hỏi: 165598

Điện tích cực đại trên một bản của tụ điện của một mạch dao động là q0=10−6C và dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10A. Nếu thay tụ điện C bằng tụ điện C’ thì tần số của dao động điện từ là f′=f/2. Hỏi tần số của dao động điện trong mạch sẽ bằng bao nhiêu khi mắc vào mạch  cả hai tụ điện C và C’ nối tiếp với nhau?

  • A. 1,88.10Hz
  • B. 1,78.106 Hz
  • C. 1,68.10Hz
  • D. 1,58.10Hz
Câu 20
Mã câu hỏi: 165599

Tìm bước sóng của sóng điện từ có tần số f=108Hz khi truyền trongmôi trường không khí.

  • A. 6m
  • B. 5m
  • C. 4m
  • D. 3m
Câu 21
Mã câu hỏi: 165600

Tìm bước sóng của sóng điện từ có tần số f=108Hz khi truyền trong các môi trường nước có chiết suất n1=4/3.

  • A. 5,25 m
  • B. 4,25 m
  • C. 3,25 m
  • D. 2,25 m
Câu 22
Mã câu hỏi: 165601

Tìm bước sóng của sóng điện từ có tần số f=108Hz  khi truyền trong môi trường thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5

Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c=3.108m/s.

  • A. 2m
  • B. 3m
  • C. 4m
  • D. 5m
Câu 23
Mã câu hỏi: 165602

Trong mạch dao động LC, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện và điện tích mỗi bản tụ điện biến thiên

  • A. điều hòa cùng tần số, cùng pha.
  • B. điều hòa cùng tần số, ngược pha.
  • C. tuần hoàn cùng biên độ, cùng chu kì.
  • D. điều hòa cùng pha, khác tần số.
Câu 24
Mã câu hỏi: 165603

Dao động điện từ trong mạch dao động lí tưởng LC là quá trình

  • A. biến đổi qua lại giữa điện tích và điện trường.
  • B. biến đổi của dòng điện trong mạch.
  • C. chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.
  • D. biến đổi giữa điện trường và từ trường.
Câu 25
Mã câu hỏi: 165604

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L=4.10−6H và tụ điện có điện dung C. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 250m thì điện dung của tụ điện trong mạch phải có giá trị nào sau đây? Lấy π2=10.

  • A. 4,34 nF 
  • B. 3,44 nF
  • C. 3,44 pF      
  • D. 4,34 pF.
Câu 26
Mã câu hỏi: 165605

Chọn phát biểu đúng

Sóng điện từ

  • A. là sóng dọc có mang theo năng lượng.
  • B. có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang giống như sóng cơ.
  • C. luôn là sóng ngang vì nó truyền được trong chân không và vecto cảm ứng từ vuông pha với véc tơ cùng độ điện trường.
  • D. luôn là sóng ngang vì vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 165606

Một mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do. Dòng điện cực đại trong mạch là I0.Tại thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường thì cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A. I0
  • B. I0/2
  • C. 2I0
  • D. I0/√2
Câu 28
Mã câu hỏi: 165607

Năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên tuần hoàn với chu kì T, dòng điện qua cuộn cảm của mạch biến thiên.

  • A. điều hòa với chu kì T
  • B. điều hòa với chu kì 2T
  • C. điều hòa với chu kì T/2
  • D. tuần hoàn với chu kì T
Câu 29
Mã câu hỏi: 165608

Chọn phát biểu đúng về mạch dao động

  • A. Điện dung của tụ điện trong mạch dao động càng nhỏ thì tần số dao động điện từ càng lớn.
  • B. Độ tự cảm của cuộn dây trong mạch dao động nhỏ thì chu kì dao động điện từ càng lớn.
  • C. Mạch dao động là một mạch điện gồm có cuộn cảm và tụ điện.
  • D. Năng lượng điện từ trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian.
Câu 30
Mã câu hỏi: 165609

Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm 5mH và tụ điện có điện dung 50μF. Chu kì dao động điện từ riêng của mạch dao động là:

  • A. 3,14.10−4s
  • B. 99,3s
  • C. 3,14.10−3s
  • D. 0,314s
Câu 31
Mã câu hỏi: 165610

Một mạch dao động LC có tần số dao động riêng là f1=90kHz nếu dùng tụ điện C1 có tần số f2=120kHz nếu dùng tụ điện C2. Khi dùng tụ điện có điện dung C = C1+C2 thì tần số dao động riêng của mạch là:

  • A. 210 kHz
  • B. 72 kHz
  • C. 30 kHz
  • D. 105 kHz
Câu 32
Mã câu hỏi: 165611

Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch LC lí tưởng là:

i=0,6sin(4.106t+π/4)(A)

Điện tích lớn nhất của tụ điện có giá trị bằng

  • A. 0,6C
  • B. 2,4.10−4C
  • C. 15.10−6C
  • D. 2,4.10−6C
Câu 33
Mã câu hỏi: 165612

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, tần số dao động của mạch là 1 Hz. Nếu mắc thêm một tụ điện có điện dung C0=3C song song với tụ điện C của mạch thì tần số dao động của mạch là

  • A. 2Hz
  • B. 0,5Hz
  • C. 0,2Hz
  • D. 5Hz
Câu 34
Mã câu hỏi: 165613

Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động LC là i=50sin2000t(mA). Tụ điện có điện dung C=5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là

  • A. 50mH  
  • B. 25mH
  • C. 5mH   
  • D. 250mH
Câu 35
Mã câu hỏi: 165614

Một sóng điện từ có tần số f = 150 MHz và truyền đi với tốc độ c=3.108m/s.

Bước sóng λ của sóng điện từ này là

  • A. 0,20m
  • B. 2m
  • C. 45m 
  • D. 0,5.1016m
Câu 36
Mã câu hỏi: 165615

Trong một mạch dao động LC lí tưởng, có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị I0/2 thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là:

  • A. 3/4U0
  • B. √3/2U0
  • C. 1/2U0
  • D. √3/4U0
Câu 37
Mã câu hỏi: 165616

Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng

  • A. 4C
  • B. 1C
  • C. 2C
  • D. 3C
Câu 38
Mã câu hỏi: 165617

Một mạch dao động khi dùng tụ điện C1 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì tần số riêng của mạch f1=10MHz, khi dùng tụ điện C2 và cuộn cảm L thì tần số riêng của mạch là f2=7,5MHz. Khi mạch dao động dùng hai tụ C1 và C2 ghép nối tiếp với cuộn cảm L nói trên thì tần số dao động riêng của mạch là:

  • A. 12,5MHz    
  • B. 25MHz
  • C. 50kHz
  • D. 17,5MHz
Câu 39
Mã câu hỏi: 165618

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ điện C=2nF và cuộn cảm  L=8,8μH. Mạch trên có thể bắt được sóng có bước sóng λ bằng bao nhiêu?

  • A. 550 m
  • B. 450 m
  • C. 350 m
  • D. 250 m
Câu 40
Mã câu hỏi: 165619

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ điện C=2nF và cuộn cảm L=8,8μH. Để bắt được dải sóng ngắn (10m÷50m) cần ghép thêm một tụ xoay Cx có giá trị bằng bao nhiêu?

  • A. 4,6pF
  • B. 3,6pF
  • C. 2,6pF
  • D. 1,6pF

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ