Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 12 năm 2021 Trường THTP Nguyễn Văn Trỗi

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 165540

Cho mạch dao động LC có L=50mH và C=5μF. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể. Tính chu kì dao động điện từ trong mạch.

  • A. 31,4 .10-3 s
  • B. 314 .10-4 s
  • C. 3,14 .10-4 s
  • D. 31,4 .10-4 s
Câu 2
Mã câu hỏi: 165541

Cho mạch dao động LC có L=50mH và C=5μF. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể. Tính năng lượng điện từ của mạch dao động khi hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6V.

  • A. 5.10-5 J
  • B. 7.10-5 J
  • C. 9.10-5 J
  • D. 3.10-5 J
Câu 3
Mã câu hỏi: 165542

Cho mạch dao động LC có L=50mH và C=5μF. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể. Xác định cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm mà hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ là 4V.

  • A. \({i = 0,45{\mkern 1mu} A}\)
  • B. \({i = 0,045{\mkern 1mu} A}\)
  • C. \({i = 0,05{\mkern 1mu} A}\)
  • D. \({i = 0,04{\mkern 1mu} A}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 165543

Trong dụng cụ nào dưới đây có cả một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến? 

  • A. Máy thu thanh.
  • B. Máy thu hình.
  • C. Chiếc điện thoại di động
  • D. Cái điều khiển ti vi
Câu 5
Mã câu hỏi: 165544

Chọn câu đúng.

Trong " máy bắn tốc độ" xe cộ trên đường

  • A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
  • B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
  • C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
  • D. Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến
Câu 6
Mã câu hỏi: 165545

Biến điệu sóng điện từ là:

  • A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
  • B. Trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
  • C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
  • D. Tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
Câu 7
Mã câu hỏi: 165546

Hãy chọn câu đúng.

Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn phải là:

  • A. Nhà sàn.
  • B. Nhà lá.
  • C. Nhà gạch.
  • D. Nhà bê tông.
Câu 8
Mã câu hỏi: 165547

Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây ?

  • A. Sóng dài
  • B. Sóng trung
  • C. Sóng ngắn
  • D. Sóng cực ngắn.
Câu 9
Mã câu hỏi: 165548

Ở đâu xuất hiện điện từ trường?

  • A. Xung quanh một dòng điện đứng yên.
  • B. Xung quanh một  dòng điện không đổi
  • C. Xung quanh một ống dây điện
  • D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.
Câu 10
Mã câu hỏi: 165549

Hãy chọn câu đúng.

Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ

  • A. Có điện trường
  • B. Có từ trường.
  • C. Có điện từ trường.
  • D. Không có các trường nói trên.
Câu 11
Mã câu hỏi: 165550

 Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc - xoen?

  • A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.
  • B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ trường.
  • C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy
  • D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
Câu 12
Mã câu hỏi: 165551

Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?

  • A. i cùng pha với q
  • B. i ngược pha với q
  • C. i sớm pha so π/2 với q
  • D. i trễ pha so π/2 với q
Câu 13
Mã câu hỏi: 165552

Nếu tăng số vòng dây của cuộn cảm thì chu kì của dao động điện từ sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng.
  • B. Giảm.
  • C. Không đổi.
  • D. Không đủ cơ sở để trả lời .
Câu 14
Mã câu hỏi: 165553

Tính chu kì của một mạch dao động, biết tụ điện trong  mạch có điện dung là 120pF và cuộn cảm có độ tự cảm là 3mH.

  • A. 6,77.10-6 s
  • B. 5,77.10-6 s
  • C. 4,77.10-6 s
  • D. 3,77.10-6 s
Câu 15
Mã câu hỏi: 165554

Tính tần số dao động riêng của một mạch dao động, biết tụ điện trong  mạch có điện dung là 120pF và cuộn cảm có độ tự cảm là 3mH.

  • A. 0,556 MHz
  • B. 0,456 MHz
  • C. 0,356 MHz
  • D. 0,256 MHz
Câu 16
Mã câu hỏi: 165555

Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết cuộn cảm có độ tự cảm 2.10‒2 H và tụ điện có điện dung 2.10‒10 C. Chu kì dao động trong mạch là:

  • A.  2π µs
  • B. 4π ms
  • C. 4π µs
  • D. 2π ms
Câu 17
Mã câu hỏi: 165556

Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:

  • A. có phương vuông góc với nhau
  • B. cùng phương, ngược chiều
  • C. cùng phương, cùng chiều
  • D. có phương lệch nhau 45º
Câu 18
Mã câu hỏi: 165557

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

  • A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
  • B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
  • C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
  • D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
Câu 19
Mã câu hỏi: 165558

Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì:

  • A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.
  • B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.
  • C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
  • D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.
Câu 20
Mã câu hỏi: 165559

Tìm phát biểu sai về điện từ trường.

  • A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
  • B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
  • C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
  • D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
Câu 21
Mã câu hỏi: 165560

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

  • A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
  • B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
  • C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
  • D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 165561

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

  • A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là sóng ngang.
  • D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau
Câu 23
Mã câu hỏi: 165562

Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

  • A. Sóng trung
  • B. Sóng ngắn
  • C. Sóng dài
  • D. Sóng cực ngắn
Câu 24
Mã câu hỏi: 165563

Một anten vệ tinh có công suất phát sóng là 1570 W hướng về một vùng của Trái Đất. Tín hiệu nhận được từ vệ tinh ở vùng đó trên mặt đất có cường độ là 5.10-10W/m2. Bán kính đáy của hình nón tiếp xúc với mặt đất được vệ tinh phủ sóng là

  • A. 1000 km
  • B. 500 km
  • C. 10000 km
  • D. 5000 km
Câu 25
Mã câu hỏi: 165564

Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại

  • A. sóng dài
  • B. sóng trung
  • C. sóng ngắn
  • D. sóng cực ngắn
Câu 26
Mã câu hỏi: 165565

Nguyên tắc phát sóng điện từ là:

  • A. dùng mạch dao động LC dao động điều hòa
  • B. đặt nguồn xoay chiều vào hai đầu mạch LC
  • C. kết hợp mạch chọn sóng LC với anten
  • D. kết hợp máy phát dao động điện từ duy trù với anten.
Câu 27
Mã câu hỏi: 165566

Kí hiệu các loại sóng điện từ như sau: (1) sóng dài ; (2) sóng trung ; (3) sóng ngắn ; (4) sóng cực ngắn. Những sóng điện từ nào kể trên đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ khác nhau?

  • A. Chỉ (10)
  • B. (2) và (3)
  • C. (3) và (4)
  • D. (1), (2) và (3)
Câu 28
Mã câu hỏi: 165567

Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

  • A. 1 km đến 3 km
  • B. vài trăm mét
  • C. 50 m trở lên
  • D. dưới 10 m
Câu 29
Mã câu hỏi: 165568

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
  • D. Đều là sóng dọc.
Câu 30
Mã câu hỏi: 165569

Một mạch chọn sóng là mạch dao động LC có L = 2 mH, C = 8 pF. Lấy π2 = 10. Mạch trên thu được sóng vô tuyến có bước sóng nào dưới đây trong môi trường không khí?

  • A. λ = 120 m.
  • B. λ = 238 m.
  • C. λ = 12 m.
  • D. λ = 24 m.
Câu 31
Mã câu hỏi: 165570

Một mạch chọn sóng gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm không đôi và một tụ điện có điện dung biến thiên . Khi điện dung của tụ là 60nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30m. Nếu mốn thu được bước sóng λ = 60m thì giá trị điện dung của tụ khi đó là:

  • A. 90 nF
  • B. 80 nF
  • C. 240 nF
  • D. 150 nF
Câu 32
Mã câu hỏi: 165571

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện dung của tụ điện có thể điều chỉnh từ 200pF đến 600pF và độ tự cảm của cuộn dây có thể điều chỉnh từ 0,01mH đến 0,1mH. Bước sóng điện từ trong không khí mà máy có thể thu được:

  • A. Từ 84,3m đến 461,7m.
  • B. từ 36,8m đến 146,9m.
  • C. từ 42,2m đến 230,9m.
  • D. từ 37,7m đến 113,1m.
Câu 33
Mã câu hỏi: 165572

Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15 (T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì véc tơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là:

  • A. Hướng xuống 0,06 (T)
  • B. Hướng xuống 0,075 (T)
  • C. Hướng lên 0,075 (T)
  • D. Hướng lên 0,06 (T)
Câu 34
Mã câu hỏi: 165573

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm L = 100 µH (lấy π2 = 10). Bước sóng mà mạch thu được:

  • A. λ = 300 m.
  • B. λ = 596 m.
  • C. λ = 300 km. 
  • D. λ = 1000 m.
Câu 35
Mã câu hỏi: 165574

Trong chân không, tốc độ truyền sóng điện từ bằng 3.108 m/s, một máy phát sóng phát ra sóng cực ngắn có bước sóng 4 m. Sóng cực ngắn đó có tần số bằng:

  • A. 75 kHz     
  • B. 75 MHz
  • C. 120 kHz
  • D. 120 MHz
Câu 36
Mã câu hỏi: 165575

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi
  • B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
  • C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s
  • D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không
Câu 37
Mã câu hỏi: 165576

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số:

  • A. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng.
  • B. cả hai sóng đều không đổi.
  • C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.
  • D. cả hai sóng đều giảm.
Câu 38
Mã câu hỏi: 165577

Chọn phát biểu đúng:

  • A. Sóng điện từ cũng giống sóng cơ và chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
  • B. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động đồng pha.
  • C. Trong chân không, các sóng điện từ truyền đi với vận tốc khác nhau.
  • D. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
Câu 39
Mã câu hỏi: 165578

Phát biểu nào sau đây là sai? Sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. đều tuân theo quy luật phản xạ.
  • B. đều mang năng lượng.
  • C. đều truyền được trong chân không.
  • D. đều tuân theo quy luật giao thoa.
Câu 40
Mã câu hỏi: 165579

Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện, tụ điện có điện dung biến thiên từ 56 pF đến 667 pF. Muốn cho máy thu bắt được các sóng từ 40 m đến 2600 m, bộ cuộn cảm trong mạch phải có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào?

  • A. Từ 8 µH trở lên.
  • B. Từ 2,84 mH trở xuống.
  • C. Từ 8 µH đến 2,84 mH.
  • D. Từ 8 mH đến 2,84 µH.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ