Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THTP Nguyễn Văn Trỗi

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 88749

Phát biểu nào sau đây không đúng về động lượng:

  • A. Động lượng là đại lượng véctơ.
  • B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.
  • C. Động lượng là đại lượng vô hướng.
  • D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.
Câu 2
Mã câu hỏi: 88750

Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:

  • A. tăng 4 lần.     
  • B. không đổi.
  • C. giảm 2 lần.
  • D. tăng 2 lần.
Câu 3
Mã câu hỏi: 88751

Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

  • A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
  • B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
  • C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
  • D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 4
Mã câu hỏi: 88752

Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực?

  • A. Chuyển động của tên lửa
  • B. Chuyển động của con mực
  • C. Chuyển động của khinh khí cầu
  • D. Chuyển động giật của súng khi bắn
Câu 5
Mã câu hỏi: 88753

Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là:

  • A. 1,08.104 kgm/s 
  • B. 3.103 kgm/s
  • C. 22,5 kgm/s
  • D. 45.104 kgm/s
Câu 6
Mã câu hỏi: 88754

Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):

  • A.  4J
  • B.  4W
  • C. 40W
  • D. 40J
Câu 7
Mã câu hỏi: 88755

Gọi α là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:

  • A. α là góc tù
  • B. α là góc nhọn
  • C. α=π/2 rad
  • D. α=π rad
Câu 8
Mã câu hỏi: 88756

Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là:

  • A. A1 > A2 > A3
  • B. A1 < A2 < A3
  • C. A1 = A2 = A3
  • D. A2 < A1 < A3
Câu 9
Mã câu hỏi: 88757

Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:

  • A. 0,85 kg.m/s    
  • B. 0
  • C. 85 kg.m/s 
  • D. 1,2 kg.m/s.
Câu 10
Mã câu hỏi: 88758

Một khẩu súng sau khi đã lắp đạn có khối lượng M. Sau khi bắn, đầu đạn khối lượng m bay ra khỏi nòng súng với vận tốc v. Súng bị giật lại với vận tốc có độ lớn là 

  • A. \({\frac{{2mv}}{{M + m}}}\)
  • B. \({\frac{{mv}}{{M - m}}}\)
  • C. \({\frac{{mv}}{{M + m}}}\)
  • D. \({\frac{{2mv}}{{M - m}}}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 88759

Một vật khối lượng m có vận tốc v, va chạm vào một vật khối lượng M đứng yên. Biết M = 9m và sau va chạm hai vật dính nhau. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:

  • A. 1/9
  • B. 1/10
  • C. 9
  • D. 10
Câu 12
Mã câu hỏi: 88760

Chọn phát biểu đúng về vecto động lượng của vật chuyển động.

  • A. nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc
  • B. nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc
  • C. nếu vật chuyển động thẳng đều thì véctơ động lượng bằng không
  • D. nếu vật chuyển động tròn đều thì vectơ động lượng thay đổi. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 88761

Người thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng của quả bóng. Người đó làm thế nào để

  • A. giảm động lượng của quả bóng
  • B. giảm độ biến thiên của động lượng của quả bóng
  • C. tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay
  • D. giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay
Câu 14
Mã câu hỏi: 88762

Chọn phát biểu đúng trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang

  • A. động năng không đổi
  • B. thế năng không đổi
  • C. cơ năng bảo toàn
  • D. động lượng bảo toàn
Câu 15
Mã câu hỏi: 88763

Tại cùng một vị trí, người ta ném vật A hướng thẳng lên với vận tốc v, và vật B được ném thẳng đứng xuống cũng với vận tốc v. Biết hai vật có cùng khối lượng

Chọn phát biểu đúng về động lượng của hai vật

  • A. khi xuống mặt đất thì động lượng của hai vật bằng nhau
  • B. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật A lớn hơn động lượng của vật B
  • C. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật B lớn hơn động lượng của vật A
  • D. các phát biểu trên đều sai
Câu 16
Mã câu hỏi: 88764

Tiếp tục câu hỏi trên. Chọn phát biểu đúng về cơ năng của hai vật:

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tại vị trí ném, hai vật có cùng động năng và cùng thế năng

  • A. khi xuống mặt đất thì cơ năng của hai vật bằng nhau
  • B. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật A lớn hơn cơ năng của vật B
  • C. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật B lớn hơn cơ năng của vật A
  • D. các phát biểu trên đều sai
Câu 17
Mã câu hỏi: 88765

Một vật chuyển động tròn đều thì

  • A. động lượng bảo toàn
  • B. cơ năng không đổi
  • C. động năng không đổi
  • D. thế năng không đổi
Câu 18
Mã câu hỏi: 88766

Một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Chọn mối liên hệ đúng giữa động lượng p và động năng Wđ của vật

  • A. \({{{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}}\)
  • B. \({{{\rm{W}}_d} = \frac{p}{{2m}}}\)
  • C. \({{{\rm{W}}_d} = \frac{{2m}}{p}}\)
  • D. \({{{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 88767

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
  • B. Động lượng của một vật là một đại lượng vecto
  • C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng
  • D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Câu 20
Mã câu hỏi: 88768

Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

  • A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
  • B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
  • C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
  • D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 88769

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

  • A. Vật đang chuyển động tròn đều
  • B. Vật được ném ngang
  • C. Vật đang rơi tự do
  • D. Vật chuyển động thẳng đều
Câu 22
Mã câu hỏi: 88770

Động năng của vật tăng gấp đôi khi

  • A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi
  • B. m không đổi, v tăng gấp đôi
  • C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa
  • D. m không đổi, v giảm còn một nửa.
Câu 23
Mã câu hỏi: 88771

Chất m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\vec F\). Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

  • A. \(\vec p = \vec F.m\)
  • B. \(\vec p = \vec F.t\)
  • C. \(\vec p = \frac{{\vec F}}{m}\)
  • D. \(\vec p = \frac{{\vec F}}{t}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 88772

Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của lực F. Công suất của lực F là

  • A. F.v
  • B. F.v2
  • C. F.t  
  • D. F.v.t
Câu 25
Mã câu hỏi: 88773

Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s có

  • A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
  • B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
  • C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
  • D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
Câu 26
Mã câu hỏi: 88774

Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

  • A. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}\)
  • B. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2{p^2}}}{m}\)
  • C. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2m}}{{{p^2}}}\)
  • D. \({{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 88775

Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

  • A. Động năng
  • B. Thế năng
  • C. Trọng lượng 
  • D. Động lượng
Câu 28
Mã câu hỏi: 88776

Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:

  • A. Bằng hai lần vật thứ hai
  • B. Bằng một nửa vật thứ hai
  • C. Bằng vật thứ hai
  • D. Bằng một phần tư vật thứ hai
Câu 29
Mã câu hỏi: 88777

Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc là 1m/s. Tính vận tốc v1?

  • A. 3 m/s
  • B. 2 m/s
  • C. 1 m/s
  • D. 5 m/s
Câu 30
Mã câu hỏi: 88778

Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

Hãy tính cơ năng của hòn bi tại lúc ném.

  • A. 22,4 J
  • B. 32,4 J
  • C. 42,4 J
  • D. 52,4 J
Câu 31
Mã câu hỏi: 88779

Một hòn bi có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Hãy dộ cao cực đại mà hòn bi đạt được.

  • A. 41,2 m
  • B. 31,2 m
  • C. 21,2 m
  • D. 11,2 m
Câu 32
Mã câu hỏi: 88780

Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tìm vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng.

  • A. 7,6m
  • B. 8,6m
  • C. 5,6m
  • D. 6,6m
Câu 33
Mã câu hỏi: 88781

Véc tơ động lượng là vectơ

  • A. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc
  • B. có phương hợp với vectơ vận tốc một góc α bất kì
  • C. có phương vuông góc với vectơ vận tốc
  • D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc
Câu 34
Mã câu hỏi: 88782

Chọn phát biểu sai

  • A. động lượng là một đại lượng véc tơ
  • B. xung của lực là một đại lượng véc tơ
  • C. động lượng tỉ lệ với khối lượng vật
  • D. động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi
Câu 35
Mã câu hỏi: 88783

Chọn phát biểu sai. Đối với vật chuyển động tròn đều thì

  • A. động năng không đổi
  • B. động lượng có độ lớn không đổi
  • C. cơ năng không đổi
  • D. công của lực hướng tâm bằng không
Câu 36
Mã câu hỏi: 88784

Một vật rơi tự do từ độ cao 120m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật gấp đôi thế năng tại độ cao

  • A. 10m
  • B. 30m
  • C. 20m
  • D. 40m
Câu 37
Mã câu hỏi: 88785

Một chất điểm có khối lượng m, chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực \(\vec F\) không đổi. Động lượng của chất điểm này tại thời điểm t là

  • A. \({\vec p = \vec Fmt}\)
  • B. \({\vec p = \vec Ft}\)
  • C. \({\vec p = \frac{{\vec Ft}}{m}}\)
  • D. \({\vec p = \vec Fm}\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 88786

Một người khối lượng m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc ô tô tải khối lượng M đang đi ngang qua với vận tốc v. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là

  • A. \({v' = \frac{{\left( {M + m} \right)v}}{M}}\)
  • B. \({v' = {\mkern 1mu} \frac{{Mv}}{M}}\)
  • C. \({v' = - \frac{{\left( {M + m} \right)v}}{M}}\)
  • D. \({v' = - \frac{{Mv}}{{\left( {M + m} \right)}}}\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 88787

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công ?

  • A. kW.h
  • B. N.m
  • C. kg.m2/s2 
  • D. kg.m2/s
Câu 40
Mã câu hỏi: 88788

Kéo một xe gông bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 30o. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có gái trị là

  • A. 30000J   
  • B. 15000J
  • C. 25950J 
  • D. 51900J

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ