Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 6 năm 2021

20/09/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 314140

Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thể kỉ VI là ai?

  • A. Tiết Tổng
  • B. Tiêu Tư
  • C. Tôn Tư
  • D. Giả Tông
Câu 2
Mã câu hỏi: 314141

Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để làm gì?

  • A. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, xiết chặt ách đô hộ.
  • B. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.
  • C. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.
  • D. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp.
Câu 3
Mã câu hỏi: 314142

Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai?

  • A. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  • B. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
  • C. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  • D.  Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ.
Câu 4
Mã câu hỏi: 314143

Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì sao?

  • A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
  • B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
  • C. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
  • D. Cả ba lí do trên.
Câu 5
Mã câu hỏi: 314144

 Dương Phiêu giữ chức vụ gì?

  • A. tướng quân
  • B. đô úy
  • C. thứ sử Giao Châu
  • D. thứ sử Ái Châu
Câu 6
Mã câu hỏi: 314145

Tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545 tên là gì?

  • A. Trần Bá Tiên.
  • B. Lục Dận
  • C. Dương Phiêu
  • D. Tiêu Tư
Câu 7
Mã câu hỏi: 314146

Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về đâu?

  • A. Hát Môn
  • B. cửa sông Tô Lịch
  • C. của sông Hoàng
  • D. cửa sông Hồng
Câu 8
Mã câu hỏi: 314147

 Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Bí trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến cho ai?

  • A.  Phạm Tu
  • B. Tinh Thiều
  • C. Triệu Quang Phục
  • D. Triệu Túc
Câu 9
Mã câu hỏi: 314148

Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là gì?

  • A. Dạ Trạch Vương.
  • B. Điền Triệt Vương.
  • C. Gia Ninh Vương.
  • D. Khuất Lão Vương.
Câu 10
Mã câu hỏi: 314149

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã làm gì?

  • A. tiếp tục xây dựng lực lượng
  • B. lên ngôi vua.
  • C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.
  • D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.
Câu 11
Mã câu hỏi: 314150

20 năm sau, Lý Phật Tử ở phía nam đã làm gì?

  • A. kéo quân về cướp ngôi của Triệu Việt Vương.
  • B. về đầu quân cho Triệu Việt Vương.
  • C. thành lập một chính quyền ở phía Nam.
  • D. tiến quân sang Trung Quốc.
Câu 12
Mã câu hỏi: 314151

Vì sao Lý Phật Tử lại không sang chầu nhà Tùy ?

  • A. Do nhà Tùy không có lời mời trang trọng.
  • B. Do Lý Phật Tử bị ốm.
  • C. Do Lý Phật Tử ngại đường xá xa xôi.
  • D. Do Lý Phật Tử có lòng tự tôn dân tộc, không chấp nhận nước ta là một nước chư hầu của Trung Quốc.
Câu 13
Mã câu hỏi: 314152

Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt giải về Trung Quốc năm nào?

  • A. 602
  • B. 603
  • C. 604
  • D. 605
Câu 14
Mã câu hỏi: 314153

Nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc vào năm nào?

  • A. 618
  • B. 619
  • C. 620
  • D. 621
Câu 15
Mã câu hỏi: 314154

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành tên gì?

  • A. An Nam đô hộ phủ.
  • B. An Bắc đô hộ phủ.
  • C. An Đông đô hộ phủ.
  • D. An Tây đô hộ phủ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 314155

Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở đâu?

  • A. Tống Bình
  • B. Cổ Loa
  • C. Dạ Trạch
  • D.

    Gia Ninh

Câu 17
Mã câu hỏi: 314156

Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là gì?

  • A. Vua Mai
  • B. Mai Hắc Đế.
  • C. Vua Đế.
  • D. Vua Hắc
Câu 18
Mã câu hỏi: 314157

Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?

  • A. 1 vạn quân
  • B. 5 vạn quân
  • C. 10 vạn quân
  • D. 15 vạn quân
Câu 19
Mã câu hỏi: 314158

Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở đâu?

  • A. núi Vệ
  • B. trong thung lũng Hùng Sơn
  • C. Nam Đàn
  • D.  núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn
Câu 20
Mã câu hỏi: 314159

 Phùng Hưng quê ở đâu?

  • A. Đường Lâm
  • B. Mê Linh
  • C.  Cổ Loa
  • D. Hát Môn
Câu 21
Mã câu hỏi: 314160

Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là gì?

  • A. Cao Chính Bình
  • B. Cao Tống Bình
  • C. Tống Chính Bình
  • D. Tống Cao Bình
Câu 22
Mã câu hỏi: 314161

 Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là ai?

  • A. em trai Phùng Hải
  • B. con trai Phùng An.
  • C. không có ai nối nghiệp
  • D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp
Câu 23
Mã câu hỏi: 314162

 Quan lang là ai?

  • A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ
  • B. con trai vua
  • C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi
  • D. người đứng đầu một châu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 314163

Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra?

  • A.  Giao Chỉ
  • B. Cửu Chân
  • C. Nhật Nam
  • D. huyện Tượng Lâm
Câu 25
Mã câu hỏi: 314164

Quận Nhật Nam gồm mấy huyện?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
Câu 26
Mã câu hỏi: 314165

Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập thời gian nào?

  • A. năm 192 – 193
  • B. năm 193 – 194
  • C. năm 194 – 195
  • D. năm 195 – 196
Câu 27
Mã câu hỏi: 314166

Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ đâu?

  • A. chữ Hán
  • B. chữ Phạn
  • C. chữ La tinh
  • D. chữ Nôm
Câu 28
Mã câu hỏi: 314167

Một số lái buôn còn kiêm nghề gì?

  • A. cướp biển
  • B. buôn bán nô lệ
  • C. đánh cá
  • D. A, B
Câu 29
Mã câu hỏi: 314168

Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là gì?

  • A. Lâm Tượng
  • B. Chăm pa
  • C. Lâm pa.
  • D. Chăm Lâm
Câu 30
Mã câu hỏi: 314169

Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là gì?

  • A. đánh bắt cá
  • B. nông nghiệp trồng lúa nước
  • C. trông cây ăn quả
  • D. trồng lúa mì

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ