Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Duy Tân

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 128758

Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?

  • A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi
  • B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ
  • C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống
  • D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép
Câu 2
Mã câu hỏi: 128759

Động vật nào sau đây tiêu hoá nội bào?

  • A. Chim
  • B. Giun đất
  • C. Lợn
  • D. Trùng roi
Câu 3
Mã câu hỏi: 128760

Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây?

  • A. Vận chuyển chất bài tiết
  • B. Vận chuyển chất dinh dưỡng
  • C. Vận chuyển khí
  • D. Trao đổi chất trực tiếp với tế bào
Câu 4
Mã câu hỏi: 128761

Sơ đồ sau mô tả vòng tuần hoàn ….. và cấu trúc số 1 là…..

  • A. …hở,.. xoang cơ thể
  • B. …nhỏ…phế nang phổi
  • C. …kín…xoang cơ thể
  • D. …kín…phế nang phổi
Câu 5
Mã câu hỏi: 128762

Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

  • A. Có dạ dày tuyến
  • B. Có dạ dày 4 ngăn
  • C. Có dạ dày đơn
  • D. Có dạ dày cơ
Câu 6
Mã câu hỏi: 128763

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim và hệ thần kinh trung ương

II. Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh

III. Ở người trưởng thành khoẻ mạnh, khi đang vận động với cường độ cao thì mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây

IV. vận tốc máu chảy thấp nhất tại các mao mạch giúp làm tăng hiệu quả trao đổi chất giữa máu với tế bào cơ thể

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 7
Mã câu hỏi: 128764

Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

  • A. Thực quản
  • B. Ruột non
  • C. Gan
  • D. Dạ dày
Câu 8
Mã câu hỏi: 128765

Ở người bình thường, mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 80ml máu với nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1 phút

  • A. 1102,5 ml
  • B. 1260 ml
  • C. 7500 ml
  • D. 110250 ml
Câu 9
Mã câu hỏi: 128766

Diều của các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  • A. Tuyến nước bọt
  • B. Thực quản
  • C. Khoang miệng
  • D. Dạ dày
Câu 10
Mã câu hỏi: 128767

Cho các đặc điểm sau:

(1) Hình túi, được tạo thành từ nhiều tế bào

(2) Trật tự chuyển thức ăn trong túi tiêu hóa: miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.

(3) Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng, vừa làm chức năng hậu môn.

(4) Các tế bào tuyến chỉ tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein.

(5) Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme vào lòng túi tiêu hóa.

Số đặc điểm của túi tiêu hóa là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 11
Mã câu hỏi: 128768

Hình bên mô tả 2 dạng hệ tuần hoàn ở động vật, cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Hình A là dạng hệ tuần hoàn kín, hình B là dạng hệ tuần hoàn hở
  • B. Động vật đơn bào trao đổi chất theo dạng hệ tuần hoàn A
  • C. Ở dạng hệ tuần hoàn A, máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình, với tốc độ tương đối nhanh
  • D. Các động vật có hệ tuần hoàn dạng B, tế bào trao đổi chất với máu qua thành mao mạch
Câu 12
Mã câu hỏi: 128769

Trên ống tiêu hóa của người, các bộ phận nào sau đây thực hiện chức năng tiêu hóa hóa học?

  • A. Miệng, ruột non, ruột già
  • B. Miệng, dạ dày, ruột non
  • C. Miệng, thực quản, dạ dày
  • D. Miệng, thực quản, ruột già
Câu 13
Mã câu hỏi: 128770

Vì sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật?

  • A. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn
  • B. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn
  • C. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
  • D. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn
Câu 14
Mã câu hỏi: 128771

Tại sao ở bò sát máu đi nuôi cơ thể ít có sự pha trộn giữa máu O2 và màu giàu CO2 so với lưỡng cư?

  • A. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn tâm thất không hoàn toàn
  • B. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn hoàn toàn giữa hai tâm nhĩ
  • C. Vì tim 2 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ
  • D. Vì tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ
Câu 15
Mã câu hỏi: 128772

Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) tham gia vào quá trình nào sau đây?

  • A. Duy trì cân bằng pH nội môi
  • B. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu
  • C. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu
  • D. Duy trì cân bằng nhiệt độ môi trường
Câu 16
Mã câu hỏi: 128773

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

  • A. Phổi bò sát
  • B. Da của giun đất
  • C. Phổi của động vật có vú
  • D. Phổi và da của ếch nhái
Câu 17
Mã câu hỏi: 128774

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp động vật

I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và cơ thể và môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.

II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được. 

III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da. 

IV. Ống khí của côn trùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 128775

Hình A và hình B mô tả ống tiêu hóa của hai loài thú, trong đó một loài là thú ăn thịt, một loài là thú nhai lại. Quan sát hình và cho biết, cấu trúc nào ở hình B có hoạt động tiêu hóa tương tự như cấu trúc số 1 ở hình A?

  • A. Cấu trúc số 2
  • B. Cấu trúc số 3
  • C. Cấu trúc số 4
  • D. Cấu trúc số 5
Câu 19
Mã câu hỏi: 128776

Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?

  • A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
  • B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
  • C. máu và dịch mô
  • D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
Câu 20
Mã câu hỏi: 128777

Động vật nào dưới đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

  • A. Châu chấu
  • B. Cá chép
  • C. Giun đất
  • D. Cá voi
Câu 21
Mã câu hỏi: 128778

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.   

II. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.

IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 128779

Ở thủy tức, thức ăn đuợc tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?

  • A. Tiêu hóa ngoại bào
  • B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào
  • C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào
  • D. Tiêu hóa nội bào
Câu 23
Mã câu hỏi: 128780

Động vật nào dưới đây không trao đổi khí bằng mang?

  • A. Trai
  • B. Cua
  • C. Tôm
  • D. Rắn
Câu 24
Mã câu hỏi: 128781

Một bệnh nhân bị hở van tim (van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái), xét những nhận định sau:

1 – Bệnh nhân có nhịp tim nhanh hơn bình thường.

2 – Bệnh nhân có huyết áp tăng lên so với bình thường.

3 – Thể tích tâm thu của bệnh nhân này giảm.

4 – Bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim.

Số nhận định đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 128782

Trong quá trình tiêu hóa ở người, thức ăn được tiêu hóa hóa học chủ yếu ở bộ phận nào?

  • A. Khoang miệng
  • B. Thực quản
  • C. Ruột non
  • D. Dạ dày
Câu 26
Mã câu hỏi: 128783

Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về hô hấp ở người bình thuờng?

  • A. Nồng độ O2 trong khí hít vào luôn nhỏ hơn nồng độ O2 trong khí thở ra
  • B. Nhịp thở của trẻ em luôn chậm hơn nhịp thở của người trưởng thành
  • C. Nồng độ CO2 trong khí thở ra luôn nhỏ hơn nồng độ CO2 trong khí hít vào
  • D. Nhịp thở của một người khi đang chạy luôn nhanh hơn nhịp thở của người đó lúc nghỉ ngơi
Câu 27
Mã câu hỏi: 128784

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non
  • B. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh
  • C. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
  • D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl
Câu 28
Mã câu hỏi: 128785

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang
  • B. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2
  • C. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch
  • D. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch
Câu 29
Mã câu hỏi: 128786

Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn thường được tiêu hóa bằng hình thức nào dưới đây?

  • A. ngoại bào
  • B. nội bào
  • C. nội bào hoặc ngoại bào
  • D. nội bào và ngoại bào
Câu 30
Mã câu hỏi: 128787

Khi nói về vận tốc máu chảy trong hệ mạch của người bình thường, phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Trong hệ mạch, tốc độ máu trong động mạch nhanh nhất
  • B. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch
  • C. Từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch, tốc độ máu giảm dần
  • D. Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch
Câu 31
Mã câu hỏi: 128788

Khi nói cơ chế cân bằng pH nội môi, phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Ở người, sau khi chạy nhanh tại chỗ thì pH máu tăng
  • B. Thận tham gia vào cân bằng pH nội môi thông qua thải NH3, thải H+, tái hấp thu Na+
  • C. Phổi không tham gia vào cơ chế cân bằng pH nội môi
  • D. Nếu nhịp tim tăng thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu
Câu 32
Mã câu hỏi: 128789

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp ở tiểu động mạch chứa máu giàu Ocao hơn huyết áp ở tiểu tĩnh mạch chứa máu nghèo O2

II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.

III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo O2 hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.

IV. Vận tốc máu ở động mạch chủ nhỏ hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 33
Mã câu hỏi: 128790

Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là gì?

  • A. tim người có 4 ngăn, tim cá có 3 ngăn
  • B. người có 2 vòng tuần hoàn, cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn
  • C. người có mao mạch, cá không có mao mạch
  • D. người có hệ tuần hoàn kín, cá có hệ tuần hoàn hở
Câu 34
Mã câu hỏi: 128791

Động vật nào sau đây hô hấp trên cạn hiệu quả nhất?

  • A.
  • B. chim
  • C. thú
  • D. lưỡng cư
Câu 35
Mã câu hỏi: 128792

Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A, B, C trong hình này lần lượt là đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của

  • A. tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu
  • B. huyết áp, vận tốc máu vì tổng tiết diện của các mạch
  • C. vận tôc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp
  • D. huyết áp, tổng tiết diện của các mạch và vận tốc máu
Câu 36
Mã câu hỏi: 128793

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm
  • B. Huyết áp đạt cực đại lúc tim co, đạt cực tiểu lúc tim dãn
  • C. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
  • D. Trong hệ động mạch, càng xa tim huyết áp càng tăng và tốc độ máu chảy càng nhanh
Câu 37
Mã câu hỏi: 128794

Động vật nào dưới đây không có ống tiêu hóa?

  • A. Châu chấu
  • B.
  • C. Thủy tức
  • D. Thỏ.
Câu 38
Mã câu hỏi: 128795

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

I . Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II . Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2

III . Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV . Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 39
Mã câu hỏi: 128796

Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.

II. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenluloz

III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 40
Mã câu hỏi: 128797

Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch do nguyên nhân nào?

  • A. đường kính mao mạch bé
  • B. áp lưc co bóp của tim giảm
  • C. tổng diện tích của mao mạch lớn
  • D. mao mạch thường ở xa tim

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ