Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 98422

Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra như thế nào?

  • A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống TB mẹ
  • B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác TB mẹ
  • C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n
  • D. Nhiều cơ thể đơn bào
Câu 2
Mã câu hỏi: 98423

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương
  • B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ
  • C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn
  • D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể
Câu 3
Mã câu hỏi: 98424

Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là gì?

  • A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con
  • B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên
  • C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử
  • D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Câu 4
Mã câu hỏi: 98425

Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu? 

  • A. 128
  • B. 256
  • C. 160
  • D. 64
Câu 5
Mã câu hỏi: 98426

Vì sao ở người lớn tuổi hay bị mất trí nhớ?

  • A. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi
  • B. Vì không có tế bào trẻ thay thế
  • C. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ
  • D. Cả A, B, C
Câu 6
Mã câu hỏi: 98427

Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất?

  • A. Tế bào ruột
  • B. Tế bào gan
  • C. Tế bào phôi
  • D. Tế bào cơ
Câu 7
Mã câu hỏi: 98428

Câu nào sai về sự phân bào của tế bào nhân sơ ?

  • A. Theo lối trực phân, không thoi vô sắc
  • B. Trực phân, có thoi vô sắc
  • C. Cá thể tạo hai tế bào con
  • D. Phân đôi, không thoi vô sắc
Câu 8
Mã câu hỏi: 98429

Sự khác nhau trong nguyên phân ở thực vật và động vật là gì?

  • A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng co thắt, ở thực vật bằng vách tế bào
  • B. Ở thực vật không có trung tử và thoi vô sắc
  • C. Sự di chuyển của NST về hai cực
  • D. Cả A và B đúng
Câu 9
Mã câu hỏi: 98430

Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tư­ơng đồng xảy ra ở kì nào?

  • A. kì sau của lần phân bào II
  • B. kì sau của lần phân bào I
  • C. kì cuối của lần phân bào I
  • D. kì cuối của lần phân bào II
Câu 10
Mã câu hỏi: 98431

Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ quá trình nào?

  • A. quá trình giảm phân
  • B. quá trình nguyên phân
  • C. quá trình thụ tinh
  • D. cả A, B và C
Câu 11
Mã câu hỏi: 98432

Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là gì?

  • A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
  • B. Có sự phân chia của tế bào chất
  • C. Có 2 lần phân bào
  • D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
Câu 12
Mã câu hỏi: 98433

Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là gì?

  • A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
  • B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép 
  • C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể
  • D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào
Câu 13
Mã câu hỏi: 98434

Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là gì?

  • A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
  • B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
  • C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
  • D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 14
Mã câu hỏi: 98435

Trong giảm phân, ở kỳ giữa I và kỳ giữa II có điểm giống nhau là gì?

  • A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
  • B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
  • C. Các NST xếp 2 hàng trên MPXĐ
  • D. Các NST xếp 1 hàng trên MPXĐ
Câu 15
Mã câu hỏi: 98436

Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4
Câu 16
Mã câu hỏi: 98437

Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở

  • A. kì trước II của giảm phân
  • B. kì trước của nguyên phân
  • C. kì trước I của giảm phân
  • D. kì cuối II của giảm phân
Câu 17
Mã câu hỏi: 98438

Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

  • A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
  • B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
  • C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể 
  • D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 18
Mã câu hỏi: 98439

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân?

  • A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
  • B. Có một lần phân bào
  • C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma
  • D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
Câu 19
Mã câu hỏi: 98440

Trong hô hấp tế bào, sau quá trình đường phân thì mỗi phân tử glucôzơ ban đầu tạo ra bao nhiêu phân tử axit piruvic?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 20
Mã câu hỏi: 98441

Sau chu trình Crep, sản phẩm nào của hô hấp tế bào sẽ không tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp?

  • A. NADH và FADH2
  • B. ATP và NADH
  • C. NADH
  • D. ATP
Câu 21
Mã câu hỏi: 98442

Quá trình quang hợp ở thực vật trải qua mấy pha?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 98443

Cần bao nhiêu phân tử ATP để hoạt hoá một phân tử glucôzơ ở giai đoạn đầu của đường phân?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 23
Mã câu hỏi: 98444

Các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí ở tế bào diễn ra theo trình tự từ sớm đến muộn nào sau đây?

  • A. đường phân; chu trình Crep; chuỗi chuyền êlectron hô hấp
  • B. chu trình Crep; đường phân; chuỗi chuyền êlectron hô hấp
  • C. chuỗi chuyền êlectron hô hấp; đường phân; chu trình Crep
  • D. chuỗi chuyền êlectron hô hấp; chu trình Crep; đường phân
Câu 24
Mã câu hỏi: 98445

Trong chu trình Canvin (xảy ra trong pha tối của quang hợp ở nhiều loài thực vật), chất kết hợp với khí cacbônic đầu tiên là gì?

  • A. axit phôtphoglixêric
  • B. anđêhit phôtphoglixêric
  • C. ribulôzơđiphôtphat
  • D. axêtyl – côenzimA
Câu 25
Mã câu hỏi: 98446

Khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với con người nói riêng và sinh giới nói chung, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng ?

1. Tổng hợp ra chất hữu cơ, là nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

2. Biến đổi quang năng thành hoá năng được tích luỹ trong cơ thể thực vật. Đây là điểm khởi đầu cho các dòng năng lượng trong sinh giới.

3. Duy trì ổn định thành phần khí quyển thông qua việc hấp thụ và thải từ đó giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống.

4. Cung cấp nguồn nguyên liệu hô hấp (khí ôxi) cho hầu hết các loài sinh vật.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 26
Mã câu hỏi: 98447

Hô hấp và quang hợp có đặc điểm chung nào dưới đây?

  • A. Xảy ra ở mọi tế bào
  • B. Có sự tham gia của các sắc tố
  • C. Một trong những sản phẩm được tạo ra là nước
  • D. Kèm theo sự tích luỹ năng lượng
Câu 27
Mã câu hỏi: 98448

Loại bazơ nitơ tham gia cấu tạo nên “đồng tiền năng lượng của tế bào” là gì?

  • A. guanin
  • B. timin
  • C. xitôzin
  • D. ađênin
Câu 28
Mã câu hỏi: 98449

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, chất nào là nguyên liệu trực tiếp đi vào chu trình Crep?

  • A. Xitrat
  • B. Axit piruvic
  • C. Axêtyl – côenzimA
  • D. Xêtôglutarat
Câu 29
Mã câu hỏi: 98450

“Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào?

  • A. NADPH
  • B. ATP
  • C. ADP
  • D. FADH2
Câu 30
Mã câu hỏi: 98451

Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 98452

Đặc điểm nào dưới đây có ở enzim?

  • A. Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống
  • B. Mỗi loại thường xúc tác cho nhiều phản ứng hoá học khác loại
  • C. Có thành phần chính là cacbohiđrat
  • D. Không bị biến tính ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 80oC)
Câu 32
Mã câu hỏi: 98453

Quá trình hô hấp tế bào trải qua mấy giai đoạn chính?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 33
Mã câu hỏi: 98454

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở đâu?

  • A. Màng sinh chất
  • B. Bào tương
  • C. Màng trong của ti thể
  • D. Dịch nhân
Câu 34
Mã câu hỏi: 98455

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, giai đoạn nào giải phóng ra nhiều ATP nhất?

  • A. Đường phân
  • B. Chu trình Crep
  • C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
  • D. Ôxi hoá axit piruvic
Câu 35
Mã câu hỏi: 98456

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, NADH được tạo ra ở những giai đoạn nào?

  • A. Đường phân, ôxi hoá axit piruvic, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp
  • B. Đường phân, ôxi hoá axit piruvic và chuỗi chuyền êlectron hô hấp
  • C. Đường phân, ôxi hoá axit piruvic và chu trình Crep
  • D. Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp
Câu 36
Mã câu hỏi: 98457

Từ một phân tử glucôzơ ban đầu, sau khi trải qua hô hấp hiếu khí sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu phân tử NADH?

  • A. 8 phân tử
  • B. 6 phân tử
  • C. 4 phân tử
  • D. 10 phân tử
Câu 37
Mã câu hỏi: 98458

Phản ứng trong tế bào được xúc tác bởi enzim là do đâu?

  • A. Các cơ chất liên kết tạm thời với enzim tại trung tâm hoạt động
  • B. Enzim được cài chặt vào với cơ chất làm biến dạng cơ chất
  • C. Enzim là chất xúc tác với cấu hình của cơ chất
  • D. Tế bào có độ pH phù hợp với enzim
Câu 38
Mã câu hỏi: 98459

Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong bào quan nào?

  • A. Quá trình đường phân
  • B. Chuỗi chuyền electron hô hấp
  • C. Chu trình Crep
  • D. Chu trình Canvin
Câu 39
Mã câu hỏi: 98460

Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất là gì?

  • A. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng
  • B. Điều chỉnh hoạt tính của enzim
  • C. Ức chế hoạt động của các chất hữu cơ
  • D. Cả A và B
Câu 40
Mã câu hỏi: 98461

Sản phẩm chính tạo ra từ pha sáng của quang hợp là gì?

  • A. NADPH và ATP
  • B. Cacbohidrat
  • C. Glucozo
  • D. Cả B và C

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ