Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 140824

Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

  • A. Điện trở biến đổi theo điện áp
  • B. Điện trở nhiệt.
  • C. Điện trở cố định.
  • D. Quang điện trở.
Câu 2
Mã câu hỏi: 140825

Trong mạch khuếch đại điện áp dùng OA, tín hiệu ra và tín hiệu vào luôn có đặc điểm như thế nào?

  • A. cùng dấu và ngược pha nhau
  • B. ngược dấu và cùng pha nhau.
  • C. cùng dấu và cùng pha nhau.
  • D. ngược dấu và ngược pha nhau
Câu 3
Mã câu hỏi: 140826

Chức năng của mạch tạo xung là gì?

  • A. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
  • B. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
  • C. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu.
  • D. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số.
Câu 4
Mã câu hỏi: 140827

Công dụng chính của IC khuếch đại thuật toán (OA) là gì?

  • A. Khuếch đại điện áp.
  • B. Khuếch đại công suất.
  • C. Khuếch đại chu kì và tần số của tín hiệu điện.
  • D. Khuếch đại dòng điện một chiều.
Câu 5
Mã câu hỏi: 140828

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, người ta đã sử dụng những loại linh kiện điện tử nào?

  • A. Tranzito, điện trở và tụ điện.
  • B. Tirixto, điện trở và tụ điện.
  • C. Tranzito, điôt và tụ điện.
  • D. Tranzito, đèn LED và tụ điện.
Câu 6
Mã câu hỏi: 140829

Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào đâu?

  • A. độ lớn của điện áp vào
  • B. trị số của các điện trở R1 và Rht
  • C. độ lớn của điện áp ra.
  • D. chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
Câu 7
Mã câu hỏi: 140830

IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

  • A. Hai đầu vào và một đầu ra.
  • B. Một đầu vào và một đầu ra.
  • C. Hai đầu vào và hai đầu ra.
  • D. Một đầu vào và hai đầu ra.
Câu 8
Mã câu hỏi: 140831

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để tăng chu kì của xung đa hài thì phương án tối ưu nhất là bao nhiêu?

  • A. Tăng điện dung của các tụ điện.
  • B. Tăng trị số của các điện trở.
  • C. Giảm trị số của các điện trở.
  • D. Giảm điện dung của các tụ điện.
Câu 9
Mã câu hỏi: 140832

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để biến đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng thì ta cần phải làm gì?

  • A. Chỉ cần giảm điện dung của các tụ điện
  • B. Chỉ cần thay đổi hai tụ điện đang sử dụng bằng hai tụ điện có điện dung khác nhau.
  • C. Chỉ cần thay đổi giá trị của các điện trở R3 và R4.
  • D. Chỉ cần tăng điện dung của các tụ điện.
Câu 10
Mã câu hỏi: 140833

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?

  • A. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau.
  • B. Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau.
  • C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau
  • D. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau.
Câu 11
Mã câu hỏi: 140834

Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

  • A. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
  • B. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
  • C. Thay đổi tần số của điện áp vào.
  • D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
Câu 12
Mã câu hỏi: 140835

Mạch chỉnh lưu cầu tương đương với nguồn một chiều có cực dương luôn nằm về phía nào?

  • A. anôt của hai điôt
  • B. catôt của hai điôt
  • C. catôt của bốn điôt.
  • D. catôt của bốn điôt.
Câu 13
Mã câu hỏi: 140836

Trong các mạch chỉnh lưu, để giảm bớt độ gợn sóng của tín hiệu ra người ta có thể làm gì?

  • A. mắc nối tiếp với tải tiêu thụ một tụ điện.
  • B. mắc nối tiếp với tải tiêu thụ một điện trở.
  • C. mắc song song với tải tiêu thụ một điện trở.
  • D. mắc song song với tải tiêu thụ một tụ điện
Câu 14
Mã câu hỏi: 140837

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến IC khuếch đại thuật toán?

  • A. Tín hiệu ở đầu ra luôn ngược dấu với tín hiệu ở đầu vào đảo.
  • B. Tín hiệu ở đầu ra và đầu vào luôn có cùng chu kì và tần số.
  • C. Tín hiệu ở đầu ra luôn có chu kì và tần số lớn hơn tín hiệu ở đầu vào.
  • D. Tín hiệu ở đầu ra luôn cùng dấu với tín hiệu ở đầu vào không đảo.
Câu 15
Mã câu hỏi: 140838

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

  • A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.
  • B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.
  • C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)
  • D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.
Câu 16
Mã câu hỏi: 140839

Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  • A. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.
  • B. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.
  • C. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.
  • D. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.
Câu 17
Mã câu hỏi: 140840

Trong mạch lọc hình \(\pi \) (hình pi) gồm có bao nhiêu tụ điện, bao nhiêu cuộn cảm?

  • A. 2 tụ điện và một điện trở.
  • B. 2 điện trở và 1 tụ điện.
  • C. 1 tụ điện và 2 cuộn cảm.
  • D. 2 tụ điện và 1 cuộn cảm.
Câu 18
Mã câu hỏi: 140841

Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối?

  • A. 3 khối
  • B. 4 khối
  • C. 5 khối
  • D. 6 khối
Câu 19
Mã câu hỏi: 140842

Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  • A. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.
  • B. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.
  • C. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.
  • D. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
Câu 20
Mã câu hỏi: 140843

Trong các sơ đồ mạch điện sau đây, sơ đồ ở hình nào là của mạch chỉnh lưu cầu?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 21
Mã câu hỏi: 140844

Điểm giống nhau giữa mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng hai điôt và mạch chỉnh lưu cầu là gì?

  • A. Các điôt đều chịu điện áp ngược gấp đôi.
  • B. Dạng sóng ra đều có tần số gợn sóng nhỏ nên rất dễ lọc.
  • C. Sử dụng máy biến áp nguồn giống nhau.
  • D. Dạng sóng ra giống nhau, đều có tần số gợn sóng là 100Hz.
Câu 22
Mã câu hỏi: 140845

Nhược điểm của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng 2 điôt là gì?

  • A. Mỗi điôt phải chịu điện áp ngược cao và biến áp nguồn phải có yêu cầu đặc biệt.
  • B. Điện áp một chiều lấy ra trên tải có độ gợn sóng nhỏ.
  • C. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng cao (khoảng 100Hz) nên rất khó lọc.
  • D. Vì hai điôt phải luân phiên làm việc nên dạng sóng ra ở hai điôt thường không cùng biên độ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 140846

Chức năng của mạch chỉnh lưu là gì?

  • A. Ổn định điện áp xoay chiều.
  • B. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều.
  • C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  • D. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
Câu 24
Mã câu hỏi: 140847

Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

  • A. Tranzito loại PNP
  • B. Tranzito loại PP
  • C. Tranzito loại NNP
  • D. Tranzito loại NPN
Câu 25
Mã câu hỏi: 140848

Tirixto thường được dùng để làm gì?

  • A. để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
  • B. để ổn định điện áp một chiều.
  • C. để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
  • D. trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
Câu 26
Mã câu hỏi: 140849

Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

  • A. Điac
  • B. Triac.
  • C. Tirixto
  • D. Tranzito
Câu 27
Mã câu hỏi: 140850

Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ nào?

  • A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.
  • B. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.
  • C. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.
  • D. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều.
Câu 28
Mã câu hỏi: 140851

Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi nào?

  • A. UGK  \( \leqslant\) 0.
  • B. UAK \( \leqslant \) 0.
  • C. UGK = 0
  • D. UAK  \( \geqslant \)0.
Câu 29
Mã câu hỏi: 140852

Thông thường gười ta phân Tranzito làm hai loại nào?

  • A. Tranzito PNP và Tranzito NPN
  • B. Tranzito PPN và Tranzito NNP
  • C. Tranzito PNN và Tranzito NPP.
  • D. Đáp án khác.
Câu 30
Mã câu hỏi: 140853

Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

  • A. Tụ xoay
  • B. Tụ hóa
  • C. Tụ gốm
  • D. Tụ giấy

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ