Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết chương Dao động cơ Vật lý 12

13/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 279904

Chọn kết luận sai. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng người ta giữ cố định điểm chính giữa của dây treo. Sau đó

  • A. tần số dao động của con lắc tăng lên hai lần.
  • B. cơ năng của con lắc vẫn không đổi.
  • C. con lắc có thể không còn dao động điều hòa nữa.
  • D. gia tốc của vật nặng tăng lên đột ngột lúc giữ dây.
Câu 2
Mã câu hỏi: 279905

Một vật dao động điều hòa, cứ mỗi phút thực hiện được 120 dao động. Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp động năng bằng một nửa cơ năng của nó là:

  • A. 2 s 
  • B. 1 s
  • C. 0,125s
  • D. 0,5 s
Câu 3
Mã câu hỏi: 279906

Con lắc đơn có chiều dài l, khối lượng m được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động điều hòa tự do của con lắc là

  • A. \({\rm{T = 2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\rm{l}}}} .\)
  • B. \({\rm{T = 2\pi }}\sqrt {\frac{{\rm{l}}}{{\rm{g}}}} .\)
  • C. \({\rm{T = }}\frac{1}{{{\rm{2\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{l}}}{{\rm{g}}}} .\)
  • D. \({\rm{T = }}\frac{1}{{{\rm{2\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{g}}}{{\rm{m}}}} .\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 279907

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ.Bỏ qua mọi ma sát, lực cản. Động năng cực đại mà vật đạt được

  • A. 800 J.
  • B. 0,08 J.
  • C. 160 J.
  • D. 0,16 J.
Câu 5
Mã câu hỏi: 279908

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình ly độ là x = 5cos(4\(\pi\)t +\(\pi\)/2) (cm) ( t tính bằng s). Kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Tốc độ cực đại của vật là 20\pi cm/s.            
  • B. Lúc t = 0, vật qua vị trí cân bằng O, ngược chiều dương của trục Ox.
  • C. Vật thực hiện 2 dao động toàn phần trong 1 s.          
  • D. Chiều dài quỹ đạo của vật là 20 cm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 279909

Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10 cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1 s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là

  • A. T = 1,9 s.
  • B. T = 1,95 s.
  • C. T = 2,05 s.      
  • D. T = 2 s.
Câu 7
Mã câu hỏi: 279910

Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có các phương trình là x1 = 4cos(10t + π/4) cm; x2 = 3cos(10t + 3π/4) cm. Gia tốc cực đại của vật trong quá trình dao động là

  • A. 5m/s2
  • B. 50 cm/s2.  
  • C. 0,5 m/s2.
  • D. 5 cm/s2.
Câu 8
Mã câu hỏi: 279911

Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m = 200g, chiều dài dây treo l, dao dộng điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2 với biên độ góc là 60, lấy π2 = 10. Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đị qua vị trí vật có thế năng bằng 3 lần động năng là

  • A. 1,93 N. 
  • B. 1,99 N.           
  • C. 1,90 N.
  • D. 1,96 N.
Câu 9
Mã câu hỏi: 279912

Hai chất điểm M, N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là x1 = 10cos2πt (cm)  và \(x_{2} = 10 cos(2\pi t +\frac{\pi }{2} )\) (cm) . Hai chất điểm gặp nhau khi chúng đi qua nhau trên đường thẳng vuông góc với trục Ox. Thời điểm lần thứ 2013 hai chất điểm gặp nhau là:

  • A. 16 phút 46,42s.
  • B. 16 phút 47,42s
  • C. 16 phút 46,92s 
  • D. 16 phút 45,92s
Câu 10
Mã câu hỏi: 279913

Tìm phát biểu sai về năng lượng dao động điều hòa  của con lắc lò xo 

  • A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
  • B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
  • C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở VTCB
  • D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số bằng hai lần tần số dao động
Câu 11
Mã câu hỏi: 279914

Tìm phát biểu sai về năng lượng dao động điều hòa  của con lắc lò xo 

  • A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
  • B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
  • C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở VTCB
  • D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số bằng hai lần tần số dao động
Câu 12
Mã câu hỏi: 279915

Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acos\(\omega\)t. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy \(\pi ^{2}=10\). Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

  • A. 50 N/m. 
  • B. 100 N/m.
  • C. 25 N/m.
  • D. 200 N/m.
Câu 13
Mã câu hỏi: 279916

Một con lắc đơn treo vào trần của một xe . Khi xe chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường nằm ngang thì chu kỳ dao động của con lắc so với khi xe đang đứng yên:

  • A. giảm.  
  • B. tăng.
  • C. không đổi.
  • D. Không có cơ sở kết luận
Câu 14
Mã câu hỏi: 279917

Một hệ dao động có tần số riêng f0 = 2,5 Hz. Khi hệ chịu tác dụng của một ngoại lực có biểu thức F = F0sin(8πt) N thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số:

  • A. 4 Hz  
  • B. 2 Hz
  • C. 6 Hz
  • D. 7Hz
Câu 15
Mã câu hỏi: 279918

Một vật dao động điều hòa với biên độ 4cm. Khi nó có li độ 2cm thì vận tốc là 1m/s. Tần số dao động bằng

  • A. 1,6Hz
  • B. 2,6Hz
  • C. 3,6 Hz
  • D. 4,6 Hz
Câu 16
Mã câu hỏi: 279919

Hai vật dao động điều hòa coi như trên cùng 1 trục Ox, cùng tần số và cùng vị trí cân bằng, có các biên độ lần lượt là 4cm và 2cm. Biết độ lệch pha hai dao động nói trên là 600. Tìm khoảng cách cực đại giữa hai vật?

  • A. \(2\sqrt{3}cm\)
  • B. \(2\sqrt{2}cm\)
  • C. \(3\sqrt{3}cm\)
  • D. 6cm.
Câu 17
Mã câu hỏi: 279920

Một con lắc lò xo gồm một quả cầu có khối lượng m và lò xo có độ cứng 40 N/m. Con lắc dao động với biên độ 4cm. Biết thời gian con lắc dao động 100 chu kì là 31,4s. Khối lượng quả cầu bằng

  • A. 100g
  • B. 200g
  • C. 300g
  • D. 400g
Câu 18
Mã câu hỏi: 279921

Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng

  • A. 0,125s
  • B. 0,25s
  • C. 0,5s
  • D. 1,0s.
Câu 19
Mã câu hỏi: 279922

Cho biết gia tốc của sự rơi tự do ở mặt trăng nhỏ hơn trên trái đất 6 lần. Chu kỳ của con lắc thay đổi thế nào khi đưa con lắc từ trái đất lên mặt trăng:

  • A. Tăng 6 lần      
  • B. Tăng \(\sqrt{6}\) lần
  • C. Giảm 6 lần 
  • D. Giảm 3 lần 
Câu 20
Mã câu hỏi: 279923

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc \(\omega\). Ở li độ x, vật có gia tốc là 

  • A. \(-\omega ^{2}x\)
  • B. \(-\omega x^{2}\)
  • C. \(\omega ^{2}x\)
  • D. \(\omega x^{2}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 279924

Dao động của một hệ được bổ sung năng lượng cho hệ đúng bằng năng lượng mà nó đã mất đi là

  • A. dao động duy trì
  • B. dao động tự do
  • C. dao động tuần hoàn
  • D. dao động cưỡng bức
Câu 22
Mã câu hỏi: 279925

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(2πt + π/3)(cm). Pha dao động là

  • A. 2π.
  • B. 4
  • C.  π/3. 
  • D. (2πt + π/3)
Câu 23
Mã câu hỏi: 279926

Công thức tính chu kì của con lắc đơn là

  • A. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)
  • B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)
  • C. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
  • D. \(\sqrt {\frac{l}{g}} \)
Câu 24
Mã câu hỏi: 279927

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và có độ cứng 40 N/m đang dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật đi qua vị trí có li độ 3 cm, con lắc có động năng bằng

  • A. 0,018 J.           
  • B. 0,024 J. 
  • C. 0,032 J.
  • D. 0,050 J
Câu 25
Mã câu hỏi: 279928

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, lò xo có độ cứng 100 N/m, vật năng có khối lượng 400g. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng, lấy g = 10 m/s2 và π2 =10. Gọi Q là đầu cố định của lò xo. Khi lực tác dụng lên Q bằng 0, tốc độ của vật \(\left| v \right| = \frac{{{v_{\max }}\sqrt 3 }}{2}\) . Thời gian ngắn nhất để vật đi hết quãng đường \(8\sqrt 2 \)  cm là

  • A. 0,6 s.
  • B. 0,1 s. 
  • C. 0,2 s.
  • D. 0,4 s.
Câu 26
Mã câu hỏi: 279929

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:

  • A. A = 2 cm.
  • B. A = 3 cm.
  • C. A= 5 cm.
  • D. A = 21 cm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 279930

Hai con lắc đơn cùng khối lượng, dao động điều hòa tại cùng một nơi với cùng biên độ góc và chu kỳ lần luợt là T= 3T2. Tìm tỉ số cơ năng toàn phần của hai con lắc này?

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 9
  • D. 1,5
Câu 28
Mã câu hỏi: 279931

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động \(x_{1}=\cos(4\pi t+\varphi _{1})(cm)\) và \(x_{2}=\sqrt{3}\cos(4\pi t+\frac{\pi }{4})(cm)\). Để biên độ dao động tổng hợp bằng 2 cm thì \(\varphi _{1}\) có giá trị bằng 

  • A. \(\frac{\pi }{4}\)
  • B. \(\frac{3\pi }{4}\)
  • C. \(\frac{\pi }{2}\)
  • D. \(\frac{\pi }{6}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 279932

Chọn phát biểu sai:

  • A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc độ chênh lệch tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động.  
  • B. Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ.
  • C. Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
  • D. Dao động của vật trong chất lỏng tắt dần càng nhanh nếu chất lỏng càng ít nhớt.
Câu 30
Mã câu hỏi: 279933

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động tăng gấp đôi thì tần số dao động điều hòa của con lắc  

  • A. tăng 2 lần.
  • B. không đổi.
  • C. giảm 2 lần.
  • D. tăng \(\sqrt{2}\)​ lần.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ