Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có Video lời giải

13/07/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 279644

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC một điện áp u = 160cos100πt (V), cuộn dây có (r = 0), L thay đổi được. Điều chỉnh L để hiệu điện thế hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại và có giá trị ULmax = 200V thì URC bằng:

  • A. 106V
  • B. 120V
  • C. 160V
  • D. 100V
Câu 2
Mã câu hỏi: 279645

Đối với máy phát điện xoay chiều thì

  • A. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.
  • B. Tần số của dòng điện do máy phát phụ thuộc vào số vòng dây của các cuộn dây phần ứng.
  • C. Phần cảm của máy luôn đứng yên, phần ứng quay.
  • D. Biên độ của suất điện động cảm ứng do máy phát ra phụ thuộc tốc độ quay của nam châm phần cảm
Câu 3
Mã câu hỏi: 279646

Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần R = 30 Ω, L = 0,4/π H, đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều có giá trị 50 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính tần số dòng điện của mạch?

  • A. 100 Hz
  • B. 50 Hz
  • C. 40 Hz
  • D. 60Hz
Câu 4
Mã câu hỏi: 279647

Đối với máy phát điện xoay chiều 3 pha

  • A. Khi cực bắc của nam châm điện đối diện với cuộn dây nào thì suất điện động trong cuộn đó có giá trị cực đại.
  • B. Phần cảm là một nam châm điện.
  • C. Phần ứng hay phần cảm đều có thể là rôto.
  • D. Suất điện động trong ba cuộn dây biến thiên cùng tần số, cùng pha.
Câu 5
Mã câu hỏi: 279648

Trong các máy phát điện xoay chiều các cuộn dây phần cảm và phần ứng của máy đều được quấn trên lõi thép kỹ thuật điện nhằm

  • A. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây.
  • B. Tạo ra từ trường biến thiên điều hòa ở các cuộn dây.
  • C. Làm giảm hao phí năng lượng ở các cuộn dây do tỏa nhiệt.
  • D. Tạo ra từ trường xoáy trong các cuộn dây phần cảm và phần ứng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 279649

Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp

  • A. 100 vòng dây.
  • B. 84 vòng dây.
  • C. 60 vòng dây.
  • D. 40 vòng dây.
Câu 7
Mã câu hỏi: 279650

Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng \(U=100\sqrt{3}(V)\)  vào hai đầu đoạn mạch RLC có L thay đổi. Khi điện áp hiệu dụng ULMax thì UC=200V. Giá trị ULMax là.

  • A. 100 V
  • B. 150 V 
  • C. 300 V 
  • D. Đáp án khác
Câu 8
Mã câu hỏi: 279651

Mạch điện xoay chiều AB gồm \(R = 30\sqrt{3}\Omega\), cuộn cảm thuần có \(L=\frac{1}{2\pi }H\) và tụ \(C=\frac{5.10^{-4}}{\pi }F\) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu A, B của đoạn mạch hiệu điện thế là \(u=120\sqrt{2}cos(100\pi t+ \frac{\pi}{6}) V\). Biểu thức i là?

  • A. \(i = 2\sqrt{2}cos(100 \pi t) A\)
  • B. \(i = 4\sqrt{2}cos(100 \pi t -\frac{\pi }{6}) A\)
  • C. \(i = 4\sqrt{2}cos(100 \pi t +\frac{\pi }{6}) A\)
  • D. \(i = 2\sqrt{2}cos(100 \pi t +\frac{\pi }{2}) A\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 279652

Máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha đều

  • A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay.
  • B. có stato là ba cuộn dây đặt lệch nhau 1200 trên vành tròn.
  • C. có phần cảm tạo ra từ trường là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu.
  • D. có rôto phải là phần cảm; stato phải là phần ứng.
Câu 10
Mã câu hỏi: 279653

Mạch RLC mắc nối tiếp có \(R = 100\sqrt{3}\Omega\), cuộn cảm thuần có L = \(\frac{1}{\pi}\) H và tụ C = \(\frac{10^{-4}}{2\pi}\) F. Biểu thức uRL = 200cos100πt (V). Biểu thức hiệu điện thế uAB?

  • A. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)V\)
  • B. \(u=200cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)
  • C. \(u=200cos(100\pi t)V\)
  • D. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 279654

Một mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm và một tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U\sqrt{2}cos\omega t (V)\). Khi thay đổi điện dung của tụ để cho điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại và bằng 3U. Ta có quan hệ giữa ZL và R là

  • A. \(Z_{L}=\frac{R}{\sqrt{3}}\)
  • B. \(Z_{L}=\sqrt{3}R\)
  • C. \(Z=2\sqrt{2}R\)
  • D. \(Z_{L}=2R\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 279655

Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể đặt máy:

  • A. tăng thế ở đầu ra của nhà máy điện
  • B. hạ thế ở đầu ra của nhà máy điện
  • C. tăng thế
  • D. hạ thế ở nơi tiêu thụ
Câu 13
Mã câu hỏi: 279656

Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Công suất điện hao phí trên đường dây tải điện là:

  • A. \(\Delta P = 30kW\)
  • B. \(\Delta P = 20kW\)
  • C. \(\Delta P = 80kW\)
  • D. \(\Delta P = 100kW\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 279657

Mạch điện xoay chiều (R1L1C1) có tần số góc cộng hưởng là \(\omega\)1. Mạch điện xoay chiều (R2L2C2) có tần số góc cộng hưởng là \(\omega\)2. Biết \(\omega_{1} = \omega _{2} = 120\pi rad/s\). Nếu hai đoạn mạch đó mắc nối tiếp với nhau thì tần số cộng hưởng là

  • A.  f = 60 Hz
  • B. f = 100 Hz
  • C. f = 120 Hz 
  • D. f = 50 Hz
Câu 15
Mã câu hỏi: 279658

Để giảm hao phí khi cần tải điện đi xa. Trong thực tế, có thể dùng biện pháp nào kể sau:

  • A. Giảm hiệu điện thế máy phát điện n lần để cường độ dòng điện giảm n lần, giảm công suất tỏa nhiệt xuống n2 lần
  • B. Tăng hiệu điện thế từ máy phát điện lên n lần để giảm hao phí do sự tỏa nhiệt trên đường dây n2 lần
  • C. Dùng dây dẫn bằng chất liệu siêu dẫn đường kính lớn
  • D. Xây dựng nhà máy gần nơi tiêu thụ để giảm chiều dài đường dây truyền tải điện
Câu 16
Mã câu hỏi: 279659

Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp\(u = 30\sqrt{2}cos\omega t(V)\). Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại và bằng \(30\sqrt{2} V\). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây khi đó có giá trị là:

  • A. 40V 
  • B. 30V  
  • C. 20V   
  • D. 50V
Câu 17
Mã câu hỏi: 279660

Trong một máy phát điện xoay chiều một pha, nếu tốc độ quay của rôto tăng thêm 60 vòng/phút thì tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát ra tăng từ 50 Hz đến 60 Hz và suất điện động hiệu dụng của máy thay đổi 40 V so với ban đầu. Nếu tiếp tục tăng tốc độ quay của rôto thêm 60 vòng/phút nữa thì suất điện động hiệu dụng do máy phát ra khi đó là

  • A. 280 V 
  • B. 320V  
  • C. 240 V
  • D. 400 V
Câu 18
Mã câu hỏi: 279661

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về máy biến áp?

  • A. Máy biến áp có thể biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
  • B. Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng tự cảm.
  • C. Máy biến áp có thể biến đổi cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.
  • D. Máy biến áp được sử dụng trong truyền tải điện năng đi xa.
Câu 19
Mã câu hỏi: 279662

Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt{2}cos100\pi t\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 100 V và điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng 36 V. Giá trị của U là

  • A. 64 V.
  • B. 80 V.  
  • C. 48 V. 
  • D. 136 V.
Câu 20
Mã câu hỏi: 279663

Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10\(\Omega\), nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

  • A. I0 = 3,2A   
  • B. I0= 0,32A 
  • C. I0 ≈ 7,07A
  • D. I0=10,0A
Câu 21
Mã câu hỏi: 279664

Điện trở của một bình nấu nước là R = 400Ω. Đặt vào hai đầu bình một hiệu điện thế xoay chiều, khi đó dòng điện qua bình là \(i= 2\sqrt{2}cos100\pi t(A)\). Sau 4 phút nước sôi. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng. Nhiệt lượng cung cấp làm sôi nước là:

  • A. 6400J
  • B. 576 kJ
  • C. 384 kJ
  • D. 768 kJ
Câu 22
Mã câu hỏi: 279665

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong cuộc sống cần máy biến áp vì chúng ta cần sử dụng điện ở nhiều mức điện áp khác nhau
  • B. Máy biến áp có thể biến áp cho cả dòng một chiều và xoay chiều
  • C. Máy biến áp có cuộn sơ cấp nhiều vòng hơn cuộn thứ cấp chắc chắn là máy hạ áp
  • D. Máy tăng áp làm giảm giá trị hiệu dụng của dòng điện trên cuộn thứ cấp
Câu 23
Mã câu hỏi: 279666

Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy phát với một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ góc 3n vòng/s thì dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng 3A và hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,5. Nếu rôto quay đều với tốc độ góc n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch bằng

  • A. \(2\sqrt{2}A\)
  • B. \(\sqrt{3}A\)
  • C. \(\sqrt{2}A\)
  • D. \(3\sqrt{3}A\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 279667

Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo qui luật \(\phi =\Phi cos(\omega t+\varphi _{1})\) làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng \(e=E_{0}cos(\omega t+\varphi _{2})\) . Hiệu số φ1 – φ2 có giá trị bằng

  • A. \(-\frac{\pi }{2}\)
  • B. \(\frac{\pi }{2}\)
  • C. 0
  • D. \(\pi\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 279668

Trong máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn:

  • A. Phần ứng là bộ phận quay (rôto).
  • B. Phần cảm là bộ phận đứng yên (Stato)
  • C. Bộ góp gồm hai vành khuyên và hai chổi quét để lấy điện ra mạch ngoài
  • D. Các cuộn dây của phần ứng và phần cảm đều quấn quanh lõi thép ghép từ các lá thép cách điện với nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 279669

Ở mạch điện xoay chiều R = 80 \(\Omega\); C = \(\frac{10^{-3}}{16\pi \sqrt{3}}\) F; \(u_{AM}=120\sqrt{2}cos(100\pi +\frac{\pi }{6})V\); uAM lệch pha \(\frac{\pi }{3}\)so với i. Biểu thức điện áp hai đầu mạch là: 

  • A. \(u_{AB}=240\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})V\)
  • B. \(u_{AB}=120\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})V\)
  • C. \(u_{AB}=240\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})V\)
  • D. \(u_{AB}=120\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{2\pi }{3})V\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 279670

Máy biến áp có N1 > N2 thì kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Máy tăng áp  
  • B. Máy ổn áp 
  • C. Máy hạ áp  
  • D. Không có đáp án
Câu 28
Mã câu hỏi: 279671

Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì sinh ra công suất cơ học là 80 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,8, điện trở thuần của dây cuốn là 32 Ω, công suất toả nhiệt nhỏ hơn công suất cơ học. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện cực đại qua động cơ là

  • A. \(\sqrt{2}\)A
  • B. 1,25  
  • C. 0,5
  • D. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) 
Câu 29
Mã câu hỏi: 279672

Cho đoạn mạch điện không phân nhánh AB gồm một điện trở bằng 10 Ω, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{10 \pi}H\) và một tụ điện có điện dung C. Điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện là u = 100cos100πt (V). Công suất tiêu thụ của mạch AB bằng 250 W. Điện dung C có giá trị

  • A. \(\frac{10^{-3}}{\pi}F\)
  • B. \(\frac{10^{-3}}{2 \pi}F\)
  • C. \(\frac{10^{-3}}{4 \pi}F\)
  • D. \(\frac{10^{-3}}{8 \pi}F\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 279673

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp

  • A. Dựa trên hiện tượng cộng hưởng  
  • B. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
  • C. Dựa trên hiện tượng tự cảm
  • D. Dựa trên hiện tượng điều hòa dòng điện
Câu 31
Mã câu hỏi: 279674

Đoạn mạch AB theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm, điện trở thuần R và tụ điện mắc nối tiếp nhau, điểm M nối giữa cuộn dây và điện trở R, điểm N nối giữa điện trở R với tụ. Hiệu điện thế của mạch điện là \(u_{AM}=U\sqrt{2}cos100\pi tV\). Biết R = 30 Ω; UAN = 75 V; UMB = 100 V; uAN lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với uMB. Cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A. 1 A  
  • B. 2 A   
  • C. 1,5 A  
  • D. 0,5 A
Câu 32
Mã câu hỏi: 279675

Một động cơ 200W – 50V, có hệ số công suất 0,8 được mắc vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy hạ áp có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 4. Mất mát năng lượng trong máy biến áp không đáng kể. Nếu động cơ hoạt động bình thường thì cường độ hiệu dụng trong cuộn sơ cấp là

  • A.  0,8
  • B. 1  
  • C. 1,25
  • D. 1,6
Câu 33
Mã câu hỏi: 279676

Cho mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần bằng 70 Ω; một tụ điện có dung kháng 40 Ω; một cuộn cảm có cảm kháng 100 Ω. Biết hệ số công suất của mạch điện bằng 0,8. Cuộn cảm phải có điện trở hoạt động bằng

  • A. 30 Ω.
  • B. 0.
  • C. 10 Ω.
  • D. 20 Ω.
Câu 34
Mã câu hỏi: 279677

Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế là

  • A. để máy biến thế ở nơi khô thoáng.
  • B. lõi của máy biến thế được cấu tạo bằng một khối thép đặc.
  • C. lõi của máy biến thế được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.
  • D. tăng độ cách điện trong máy biến thế.
Câu 35
Mã câu hỏi: 279678

Mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, tụ điện C thay đổi, R = 50 Ω, L = \(\frac{0,5}{\pi }\) H, mắc mạch điện trên vào mạng điện xoay chiều 220 V - 50 Hz. Điều chỉnh C để công suất trong mạch cực đại. Xác định giá trị của điện dung C khi đó.

  • A. \(C=\frac{10^{-4}}{5\pi }F\)
  • B. \(C=\frac{10^{-3}}{5\pi }F\)
  • C. \(\frac{1}{\pi }\)
  • D. \(0,5\pi\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 279679

Có 2 cuộn dây mắc nối tiếp với nhau, cuộn 1 có độ tự cảm L1, điện trở thuần R1, cuộn 2 có độ tự cảm L2, điện trở thuần R2. Biết L1R2 = L2R1. Hiệu điện thế tức thời 2 đầu của 2 cuộn dây lệch pha nhau 1 góc:

  • A. \(\frac{\pi }{3}\)
  • B. \(\frac{\pi }{6}\)
  • C. \(\frac{\pi }{4}\)
  • D.  0
Câu 37
Mã câu hỏi: 279680

Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ: ω là vận tốc góc của nam châm chữ U; ω0 là vận tốc góc của khung dây

  • A. Quay khung dây với vận tốc góc thì nam châm hình chữ U quay theo với ω0 < ω
  • B. Quay nam châm hình chữ U với vận tốc góc ω thì khung dây quay cùng chiều với chiều quay của nam châm với ω0 < ω
  • C. Cho dòng điện xoay chiều đi qua khung dây thì nam châm hình chữ U quay với vận tốc góc ω
  • D. Quay nam châm hình chữ U với vận tốc góc thì khung dây quay cùng chiều với chiều quay của nam châm với ω0 = ω 
Câu 38
Mã câu hỏi: 279681

Mạch điện AB gồm cuộn dây có điện trở trong r và độ tự cảm L, mắc nối tiếp với tụ điện C. Gọi UAM là hiệu điện thế hai đầu cuộn dây và có giá trị UAM = 40 V, UMB = 60V hiệu điện thế uAM và dòng điện i lệch pha góc 300. Hiệu điện thế hiệu dụng UAB là:

  • A. 122,3V
  • B. 87,6V
  • C. 52,9V 
  • D. 43,8V
Câu 39
Mã câu hỏi: 279682

Mạch RLC mắc nối tiếp có độ tự cảm L = \(\frac{1}{\pi }\)H; điện dung C = \(\frac{10^{-4}}{\pi }\) F được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số f1 = 20 Hz và khi tần số là f2 thì công suất trong mạch là như nhau. Xác định giá trị của f2?

  • A. 50 Hz 
  • B. 125 Hz   
  • C. 80Hz
  • D. 100 Hz
Câu 40
Mã câu hỏi: 279683

Mạch điện AB gồm cuộn dây có điện trở trong r và độ tự cảm L, mắc nối tiếp với tụ điện C. Gọi UAM là hiệu điện thế hai đầu cuộn dây và có giá trị UAM = 75 V, UMB = 125V và UAB = 100V. Độ lệch pha của điện áp uAM so với dòng điện i là

  • A. 370
  • B. 620
  • C. 450
  • D. 720

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ