Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Triệu Chinh
Sinh Học 8 27/10/2017
Tính lượng máu tim đẩy vào động mạch trong thòi gian x giờ

Tim người có pha dãn chung 0,4 giây chiếm 0,5 chu kì tim. mỗi lần tim đập đẩy được một lượng máu vào động mạch chủ là 66ml. Tổng lượng máu ở người là 5 lít. lượng máu đi qua thận mỗi phút chiếm 20% lượng máu tim đẩy vào động mạch mỗi phút, nhưng chỉ 15% lượng máu đi qua thận được lọc. Gỉa sử một người tiêm 5mg thuốc có thời gian bán thải qua thận là 4 giờ , sau một thời gian x giờ, người ta thây nồng độ thuốc trong máu người này la 0.0006mg/ml

1.Tính lượng máu tim đẩy vào động mạch trong thòi gian x giờ

2. Tính thời gian để thận lọc được 100 lít máu

Câu trả lời của bạn

img
nongthiminh quynh
Sinh Học 8 27/10/2017
Sự đông máu có sự tham gia của các yếu tố nào?

​su dong mau co yeu to nao cua may

 

Câu trả lời của bạn

img
Mai Hoa
13/10/2017

Sự đông máu có yếu tố nào của máu?

1/Tiểu cầu: khi gặp thành mạch bị vỡ,tiểu cầu vỡ ra giải phóng yếu tố đông máu 
2/Fibrinogen: +yếu tố đông máu => sợi fibrin (tơ máu) kết thành lưới ở vết thương 
3/Các tế bào máu: HC,TC,BC... đính vào lưới fibrin tạo cục máu,khô lại tạo cục máu đông bít kín vết thương.

img
vân hồng còi
Sinh Học 8 27/10/2017
Tại sao trẻ em dễ bị vòng kiềng

tại sao trẻ em dễ bị vòng kiềng

 

 

Câu trả lời của bạn

img
Lê Trần Khả Hân
03/01/2019
  1. – Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.
  2. – Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
  3. – Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
  4. – Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…
img
Thụy Mây
23/09/2017

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

img
Trần Hân
Sinh Học 8 27/10/2017
Tại sao trong con người có sắt?

trong cơ thể con người có sắt,vậy tại sao chúng ta không mài sắt để ăn? Sắt có ở đâu trong cơ thể ta?

Câu trả lời của bạn

img
Long lanh
19/09/2017

Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Nó chủ yếu liên kết ổn định bên trong các protein kim loại, vì trong dạng tự do nó sinh ra các gốc tự do nói chung là độc với các tế bào. Nói rằng sắt tự do không có nghĩa là nó tự do di chuyển trong các chất lỏng trong cơ thể. Sắt liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó sẽ gắn với các màng tế bào, acid nucleic, protein…(chứ không phải đơn chất sắt giống như thanh sắt, miếng sắt) . Và vì nó là nguyên tố vi lượng (cơ thể cần 1 lượng nhỏ) nên không cần mài sắt ra ăn ^^.

Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống: chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi về tất cả các cơ quan; tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ; sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích; tạo tế bào hồng cầu.

Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Nếu lấy khối lượng 1 người trưởng thành là 60 Kg thì khối lượng sắt là: 60 x 0,004%x 1000=2,4 gam tương đương với khối lượng 1 chiếc đinh sắt đấy. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.

Trong cơ thể, Fe được hấp thụ ở ống tiêu hóa dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligam. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, lòng đỏ trứng, đậu đũa, mận…

img
Trịnh Lan Trinh
19/09/2017

Bạn mài sắt ăn đi sẽ trường sinh bất lão đó. Ahihi!!!!!!!!!!!

 
 
Chia sẻ