Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Sakura Mikan
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Viết đoạn văn nói lên cảm xúc của em về Đà Lạt

viết đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về Đà Lạt

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Nhược Ann
24/07/2019

Khi ai đó nhắc về địa điểm du lịch lí tưởng cho những kì nghỉ, nơi đầu tiên mà mình nghĩ đến là Đà Lạt. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những thảm hoa sặc sỡ, những khu biệt thự cổ kính nép mình trong rừng thông hay làn sương giăng giăng đặc trưng. Cảnh quan nơi đây rất nên thơ, khí hậu ôn hòa nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Vào những dịp lễ lớn hoặc những ngày nghỉ dài, Đà Lạt trở thành điểm đến thu hút các vị khách phương xa đến đây, phông nền cho những bộ ảnh cưới tuyệt đẹp và cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội lớn nhỏ mang tầm cỡ quốc gia. Trước đây mình từng cùng với những người bạn thân thiết du lịch đến đây, cùng nhau tạo nên biết bao kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi trẻ. Đối với mình, Đà Lạt đã trở thành một điểm đến thú vị trên bước đường du lịch khắp thế giới.

img
ミ★Bạch Kudo★彡
19/06/2019

Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy. 
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được… 
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài. 
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. 
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ. 
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ. 
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu. 
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn. 
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình. 
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

img
Lê Trần Khả Hân
24/03/2019

Nói về các địa danh tôi đã đi qua trên cả nuớc thì Đà Lạt là một nơi đã để lại trong tôi nhiều ấn tuợng nhất. Từ con người cho đến khung cảnh và đặc biệt nhất vẫn là khí hậu nơi đây.

     Không đâu như ở Đà lạt, thiên nhiên đã ưu đãi quá nhiều kể cả khí hậu lẫn cảnh quan. Những ai đã từng đến nơi đây một lần sẽ cảm nhận được không khí mát lành như thế nào, sáng sớm thức dậy bước ra ngoài bạn có cảm tưởng như mình vừa rời khỏi chăn êm nệm ấm thì ai đó đã quẳng mình rơi vào trong một chiếc tủ lạnh khổng lồ, cái tủ lạnh đó không tối tăm như những điều bình thuờng mà nó mang một cảm giác vừa lạ vừa sảng khoái. Hít một bầu không khí no căng lồng ngực bạn sẽ thấy ngày hôm nay sao đẹp một cách lạ lùng. Cái hơi lạnh buổi sáng mang đến cho bạn một sự tinh khiết, tinh khiết đến thanh cao và bình dị. Nếu đã lạnh không thì chưa đủ vì cái lạnh đến ở một nơi hoang sơ và hẻo lánh, một nơi không có sự sống của con người và thực vật thì cái lạnh đó chỉ gợi lên một hình ảnh đạm trong một không khí buồn tẻ cô liêu.

     Với Đà Lạt nếu những buổỉ sáng sớm hoặc những khi chiều về mà thiếu vắng những ngọn gió se lạnh thì cảm giác trong ta sẽ hụt hẫng không tả đuợc, cái lạnh mát rượi ấy đã làm tăng thêm nét duyên dáng thướt tha của các cô gái, nhìn họ cười với nét mặt rạng ngời trong khung cảnh thanh bình mới thấy hết được sự quyến rũ đuợc hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Làn da trắng và những đôi má hây hây hồng đi trong sương khói Đà Lạt làm ta có cảm giác như mình đang lạc vào trong chốn thần tiên.

     Đà Lạt có những rừng thông và những đồi núi nhấp nhô, có một ai đó đã nói Đà Lạt là một thành phố mà ở nơi đó phố trong núi và núi cũng trong phố, có một điều rất lạ và thú vị là ở Đà Lạt bất cứ đi chỗ nào ta cũng thấy hoa, và hoa có thể mọc ở bất cứ đâu, chỉ cần một cơn gió đi ngang qua nụ hoa là y rằng một sự sống mới được nảy sinh trên một nơi mới, chính vì vậy Đà Lạt không hổ thẹn với mỹ từ là Thành phố của ngàn hoa. Nhưng tiếc thay những ai đã từng yêu quý Đà Lạt, từng một thời gắn bó với nó trước đây thì mới chua xót và ngậm ngùi cảm nhận được rằng Đà Lạt không còn là Đà Lạt của ngày nào nữa. Ai đó đã dần tước mất đi vẻ đẹp thiên nhiên ban đầu, những rừng thông mỗi ngày một thưa đi vì sự tàn phá thô bạo không thuơng tiếc của một số người (tôi nhấn mạnh một số người ở đây vì còn có rất nhiều người, cảm thấy đau đớn và xót xa khi đi ngang qua những cánh rừng thông và nhìn thấy được những cây thông đổ ngã nằm chơ vơ và buồn thảm) , họ đổ lỗi cho mưu sinh, đổ lỗi cho quy hoạch, mà quên mất đi rằng chính họ cũng đang giết dần sự sống của họ. 
 

     Một Đà Lạt mà ngày xưa những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi với sức khỏe tràn trề cũng phải luôn mang trên mình những bộ quần áo ấm và xuýt xoa trong cái lạnh khi đi bên nhau, trong cái giá lạnh nhưng lúc đó họ cảm thấy thật gần nhau và thiên nhiên hình như cũng hiểu được tình yêu của họ nên đã mang họ đến gần nhau hơn trong cái không khí lạnh êm đềm đó. Giờ đây thì! còn đâu nữa, các cụ già có tuổi vẫn có thể không cần những áo ấm như xưa và những buổi chiều ngồi bên Hồ Xuân Huơng nhìn dòng nước trôi mà ngậm ngùi nhớ về một ngày xưa đó…! một kỷ niệm mà chỉ có những người sống lâu năm ở vùng đất này mới thấy thấm thía khi nó đã không còn.

     Trước đây người ta đã từng nói rằng chỉ ai điên mới lên Đà Lạt để kinh doanh quạt máy, giờ thì có lắm kẻ “điên” lắm, điên trong kinh doanh quạt máy và tệ hại hơn nữa trong tương lai gần sẽ có những kẻ “điên” hơn nữa lên Đà Lạt để kinh doanh máy lạnh nữa. Chính những sự phá họai nghiêm trọng như vậy đã khiến Đà Lạt mất đi rất nhiều, mất đi nét hoang sơ và cổ kính, còn đâu nữa những con đường dốc vắng vẻ, làm nao lòng các thi sĩ mỗi khi chiều về. Các ngã đuờng giờ đã đầy xe cộ, người thì càng lúc càng đông. Hình như cái không khí nóng dần của Đà Lạt đã ảnh huởng không ít đến tính tình của người dân nơi đây, sự hiếu khách, hiền hòa và thân thiện vốn có đã dần tan đi nhuờng vào đó là những nỗi bực dọc vô cớ. Âu cũng phải thôi, vì Đà Lạt đã mất quá nhiều và biến đổi cũng quá nhiều rồi.

     Người Đà Lạt ngày xưa hiền hòa và hiếu khách, mỗi tối đi ngủ nếu có lỡ để quên xe máy không mang vào nhà thì (thôi trời lạnh quá làm biếng dậy cất đi) và sáng dậy thì… vẫn y như cũ. Còn bây giờ thì, đố ai dám đấy. Một thực trạng đáng lo âu là với tình hình như hiện nay mọi người đều cảm nhận được hết nhưng ý thức để giữ gìn thì họ vẫn còn bàng quan. Tất cả đều chỉ biết than thở và trông đợi vào chính quyền giải quyết nhưng họ không nghĩ sâu xa rằng nguồn gốc phát sinh cũng chính từ con người mà ra. Giá như chúng ta mỗi người có ý thức hơn một chút biết quan tâm đến cái chung hơn một chút, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Chính quyền chỉ ban ra những nghị định và hướng giải quyết tốt đẹp hơn nếu như chúng ta thực hiện đúng. Một người ban vạn người phá thì lúc đó chúng ta phải tự nghĩ lại về bản thân mình.

     Hỡi những ai yêu quý Đà Lạt, yêu quý những đồi núi chập chùng, những sương mờ giăng khắp lối, xin hãy một lần suy nghĩ về nó. Xin hãy tỏ ra mình là ngừời có trách nhiệm, đừng thờ ơ với những gì xung quanh. Hãy để mắt và nhắc nhở mọi người sống có ý thức hơn nữa. Một bàn tay nối tiếp một bàn tay và hàng vạn bàn tay cùng nhau trồng lại những rừng thông, biết tỏ ra căm phẫn và đau xót truớc những kẻ nào chặt phá nó và kiên quyết đồng lòng gìn giữ những gì còn lại. Một tuơng lai không xa, Đà Lạt sẽ vẫn lại như xưa. Mọi nguời rồi lại hít hà trong cái lạnh của thanh bình cái lạnh của yêu thuơng được hòa trộn giữa con người và thiên nhiên. Và những du khách khi một lần buớc chân lên Đà Lạt để rồi khi trở về sẽ vấn vương và nhớ mãi chốn ấy và thầm nhủ: Đà Lạt ơi!

     Tôi chỉ là một du khách vì bức xúc trước những đổi thay của Đà Lạt mà mạo muội có đoạn văn như trên.

img
Thánh Bảo
14/03/2019

Đà Lạt chưa bao giờ khiến du khách phải cảm thấy thất vọng hay tiếc nuối vì những chuyến ghé thăm, có chăng tiếc nuối cũng chỉ vì chưa đi được bằng hết nơi đây. Có quá nhiều những điều về mảnh đất này khiến du khách phải luyến lưu, có quá nhiều những điều diệu kỳ mà rất nhiều người đặt chân đến luôn muốn được khám phá. Và vẻ đẹp của đêm Đà Lạt chính là một trong những điều ấy. Chút lung linh ảo diệu, chút tịnh yên mộng mị, tất cả quyện vào nhau, tạo nên một cảnh đêm Đà Lạt với hương vị rất riêng, rất độc đáo.

Đêm Đà Lạt - Đêm của những vũ điệu ánh sáng

Có rất nhiều người đến Đà Lạt chỉ để đợi chờ khoảnh khắc thành phố lên đèn. Tôi đã từng tự hỏi, có điều chi quyến rũ để đợi chờ thế sao. Tôi từng nhớ trong một chuyến xe từ Đà Lạt trở về, bác tài xế có bảo rằng, hi vọng trước khi rời Đà Lạt, thành phố kịp lên đèn để tạm biệt tôi. Thế nhưng lần ấy, tôi vẫn chẳng có duyên để gặp được một Đà Lạt về đêm như lời bác tài xế nói.

Tôi thường lựa chọn những khu trung tâm cho những lần dừng chân tại phố nhỏ, chính vì thế, tôi vẫn luôn mặc định rằng, Đà Lạt về đêm cũng chỉ như vậy thôi, cũng đèn đuốc sáng trưng như thành phố nơi tôi đang sống. Cho đến khi tôi tình cờ thấy được một tấm ảnh trên mạng xã hội. Thế là lại lặn lội về cao nguyên, chọn cho mình một nơi xa thành phố, xung quanh là sắc xanh trùng điệp của núi rừng, là những thung lũng nhà kính trông xa như ruộng bậc thang.

img
$ ᴾᴿᴼシnġüÿễn︵²⁰⁰⁵düÿ=ε/̵͇̿̿/'̿'̿ ̿ ̿̿ ̿̿ ̿̿$
09/03/2019

     Nói về các địa danh tôi đã đi qua trên cả nuớc thì Đà Lạt là một nơi đã để lại trong tôi nhiều ấn tuợng nhất. Từ con người cho đến khung cảnh và đặc biệt nhất vẫn là khí hậu nơi đây.

     Không đâu như ở Đà lạt, thiên nhiên đã ưu đãi quá nhiều kể cả khí hậu lẫn cảnh quan. Những ai đã từng đến nơi đây một lần sẽ cảm nhận được không khí mát lành như thế nào, sáng sớm thức dậy bước ra ngoài bạn có cảm tưởng như mình vừa rời khỏi chăn êm nệm ấm thì ai đó đã quẳng mình rơi vào trong một chiếc tủ lạnh khổng lồ, cái tủ lạnh đó không tối tăm như những điều bình thuờng mà nó mang một cảm giác vừa lạ vừa sảng khoái. Hít một bầu không khí no căng lồng ngực bạn sẽ thấy ngày hôm nay sao đẹp một cách lạ lùng. Cái hơi lạnh buổi sáng mang đến cho bạn một sự tinh khiết, tinh khiết đến thanh cao và bình dị. Nếu đã lạnh không thì chưa đủ vì cái lạnh đến ở một nơi hoang sơ và hẻo lánh, một nơi không có sự sống của con người và thực vật thì cái lạnh đó chỉ gợi lên một hình ảnh đạm trong một không khí buồn tẻ cô liêu.

     Với Đà Lạt nếu những buổỉ sáng sớm hoặc những khi chiều về mà thiếu vắng những ngọn gió se lạnh thì cảm giác trong ta sẽ hụt hẫng không tả đuợc, cái lạnh mát rượi ấy đã làm tăng thêm nét duyên dáng thướt tha của các cô gái, nhìn họ cười với nét mặt rạng ngời trong khung cảnh thanh bình mới thấy hết được sự quyến rũ đuợc hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Làn da trắng và những đôi má hây hây hồng đi trong sương khói Đà Lạt làm ta có cảm giác như mình đang lạc vào trong chốn thần tiên.

     Đà Lạt có những rừng thông và những đồi núi nhấp nhô, có một ai đó đã nói Đà Lạt là một thành phố mà ở nơi đó phố trong núi và núi cũng trong phố, có một điều rất lạ và thú vị là ở Đà Lạt bất cứ đi chỗ nào ta cũng thấy hoa, và hoa có thể mọc ở bất cứ đâu, chỉ cần một cơn gió đi ngang qua nụ hoa là y rằng một sự sống mới được nảy sinh trên một nơi mới, chính vì vậy Đà Lạt không hổ thẹn với mỹ từ là Thành phố của ngàn hoa. Nhưng tiếc thay những ai đã từng yêu quý Đà Lạt, từng một thời gắn bó với nó trước đây thì mới chua xót và ngậm ngùi cảm nhận được rằng Đà Lạt không còn là Đà Lạt của ngày nào nữa. Ai đó đã dần tước mất đi vẻ đẹp thiên nhiên ban đầu, những rừng thông mỗi ngày một thưa đi vì sự tàn phá thô bạo không thuơng tiếc của một số người (tôi nhấn mạnh một số người ở đây vì còn có rất nhiều người, cảm thấy đau đớn và xót xa khi đi ngang qua những cánh rừng thông và nhìn thấy được những cây thông đổ ngã nằm chơ vơ và buồn thảm) , họ đổ lỗi cho mưu sinh, đổ lỗi cho quy hoạch, mà quên mất đi rằng chính họ cũng đang giết dần sự sống của họ. 
 

     Một Đà Lạt mà ngày xưa những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi với sức khỏe tràn trề cũng phải luôn mang trên mình những bộ quần áo ấm và xuýt xoa trong cái lạnh khi đi bên nhau, trong cái giá lạnh nhưng lúc đó họ cảm thấy thật gần nhau và thiên nhiên hình như cũng hiểu được tình yêu của họ nên đã mang họ đến gần nhau hơn trong cái không khí lạnh êm đềm đó. Giờ đây thì! còn đâu nữa, các cụ già có tuổi vẫn có thể không cần những áo ấm như xưa và những buổi chiều ngồi bên Hồ Xuân Huơng nhìn dòng nước trôi mà ngậm ngùi nhớ về một ngày xưa đó…! một kỷ niệm mà chỉ có những người sống lâu năm ở vùng đất này mới thấy thấm thía khi nó đã không còn.

     Trước đây người ta đã từng nói rằng chỉ ai điên mới lên Đà Lạt để kinh doanh quạt máy, giờ thì có lắm kẻ “điên” lắm, điên trong kinh doanh quạt máy và tệ hại hơn nữa trong tương lai gần sẽ có những kẻ “điên” hơn nữa lên Đà Lạt để kinh doanh máy lạnh nữa. Chính những sự phá họai nghiêm trọng như vậy đã khiến Đà Lạt mất đi rất nhiều, mất đi nét hoang sơ và cổ kính, còn đâu nữa những con đường dốc vắng vẻ, làm nao lòng các thi sĩ mỗi khi chiều về. Các ngã đuờng giờ đã đầy xe cộ, người thì càng lúc càng đông. Hình như cái không khí nóng dần của Đà Lạt đã ảnh huởng không ít đến tính tình của người dân nơi đây, sự hiếu khách, hiền hòa và thân thiện vốn có đã dần tan đi nhuờng vào đó là những nỗi bực dọc vô cớ. Âu cũng phải thôi, vì Đà Lạt đã mất quá nhiều và biến đổi cũng quá nhiều rồi.

     Người Đà Lạt ngày xưa hiền hòa và hiếu khách, mỗi tối đi ngủ nếu có lỡ để quên xe máy không mang vào nhà thì (thôi trời lạnh quá làm biếng dậy cất đi) và sáng dậy thì… vẫn y như cũ. Còn bây giờ thì, đố ai dám đấy. Một thực trạng đáng lo âu là với tình hình như hiện nay mọi người đều cảm nhận được hết nhưng ý thức để giữ gìn thì họ vẫn còn bàng quan. Tất cả đều chỉ biết than thở và trông đợi vào chính quyền giải quyết nhưng họ không nghĩ sâu xa rằng nguồn gốc phát sinh cũng chính từ con người mà ra. Giá như chúng ta mỗi người có ý thức hơn một chút biết quan tâm đến cái chung hơn một chút, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Chính quyền chỉ ban ra những nghị định và hướng giải quyết tốt đẹp hơn nếu như chúng ta thực hiện đúng. Một người ban vạn người phá thì lúc đó chúng ta phải tự nghĩ lại về bản thân mình.

     Hỡi những ai yêu quý Đà Lạt, yêu quý những đồi núi chập chùng, những sương mờ giăng khắp lối, xin hãy một lần suy nghĩ về nó. Xin hãy tỏ ra mình là ngừời có trách nhiệm, đừng thờ ơ với những gì xung quanh. Hãy để mắt và nhắc nhở mọi người sống có ý thức hơn nữa. Một bàn tay nối tiếp một bàn tay và hàng vạn bàn tay cùng nhau trồng lại những rừng thông, biết tỏ ra căm phẫn và đau xót truớc những kẻ nào chặt phá nó và kiên quyết đồng lòng gìn giữ những gì còn lại. Một tuơng lai không xa, Đà Lạt sẽ vẫn lại như xưa. Mọi nguời rồi lại hít hà trong cái lạnh của thanh bình cái lạnh của yêu thuơng được hòa trộn giữa con người và thiên nhiên. Và những du khách khi một lần buớc chân lên Đà Lạt để rồi khi trở về sẽ vấn vương và nhớ mãi chốn ấy và thầm nhủ: Đà Lạt ơi!

     Tôi chỉ là một du khách vì bức xúc trước những đổi thay của Đà Lạt mà mạo muội có đoạn văn như trên.

img
Nguyễn Quỳnh
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Thuyết mình về Bác Hồ và thuyết minh về những bài thơ về Trăng của Người

Hãy thuyết mình về Bác Hồ và thuyết minh về những bài thơ về Trăng của người

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Nhược Ann
24/07/2019

Cách đây gần 40 năm về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rời xa dân tộc Việt Nam, đi vào giấc ngủ thiên thu mãi mãi. Cả nước ta rơi vào đau thương ngập tràn, hàng triệu đồng bào Việt Nam đã khóc tiễn đưa Bác. Người ra đi mà lòng vẫn luôn đau đáu một nỗi lo cho dân tộc, Người chẳng bao giờ dành riêng cho mình một một thứ gì hết. Chỉ đến trước lúc ra đi, Bác mới lại thèm nghe một câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh, một làn dân ca Quan họ Bắc Ninh, rồi mới yên lòng ra đi mãi mãi. Tố Hữu đã xót xa khóc trong bài thơ Bác ơi của mình rằng: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Bác mất đi là nỗi đau đớn, mất mát to lớn vô cùng, nền văn học Việt Nam đã lưu lại hàng ngàn bài thơ của nhiều tác giả viết để tưởng nhớ về người cha già kính mến của dân tộc. Trong đó gây nhiều xúc động hơn cả là bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, mà những cảm xúc lắng đọng trong nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ.

Viễn Phương trong tâm trạng của một người con, một người cháu khao khát được gặp Bác Hồ, dù tham gia Cách mạng đã lâu nhưng chưa từng được gặp mặt Bác, điều đó đã để lại nhiều nỗi tiếc nuối trong lòng tác giả. Năm 1976, sau khi Việt Nam được độc lập, thống nhất hai miền Nam - Bắc, lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành không lâu, thì Viễn Phương đã rất may mắn được là một rong những chiến sĩ miền Nam đầu tiên ra viếng lăng Bác. Điều này đã để lại trong lòng tác giả những cảm xúc và ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, đó là nỗi vui sướng, niềm xúc động, dù Bác đã đi xa nhưng giờ đây nhà thơ cũng đã được thăm Bác một lần, đó là niềm vinh dự và hạnh phúc biết bao.

Nhà thơ đến lăng Bác với một nỗi niềm hồi hộp, thương nhớ và rất đỗi nghẹn ngào, tựa đứa cháu nhỏ về thăm một người thân kính yêu trong gia đình. Viễn Phương dùng cái cách xưng hô thật thân mật, gần gũi biết bao "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", tựa như một đứa bé hồn nhiên nhớ Bác vây, rất đỗi trong sáng và bồi hồi. Đọc từng vần thơ ta như tưởng thấy Viễn Phương đang bước chầm chậm, nhìn ngắm quang cảnh quanh lăng như để thu hết vào lòng nơi Bác yên giấc ngủ ngàn thu, để cho thỏa nỗi nhớ thương. Chẳng thế mà mới từ đằng xa nhìn lại, tác giả "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát", hàng tre ấy như đánh vào lòng tác giả một cảm giác thân thuộc, gần gũi khiến nhà thơ phải thốt lên rằng: "Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam". Hàng tre ấy là biểu tượng của dân tộc anh hùng, biểu tượng của một đất nước đã hơn 4000 năm văn hiến, dân tộc Việt Nam gắn bó với tre xanh và lưu giữ những phẩm chất cao quý tốt đẹp của thứ cây tuy giản dị, mộc mạc mà lại mang nhiều giá trị biểu tượng thật cao quý. Hàng tre ấy hiên ngang, lẫm liệt, lại tràn đầy sức sống dù cho qua bao tháng năm tre vẫn bền bỉ, kiên cường, tre vẫn thẳng hàng dẫu "bão táp mưa sa". Tre vẫn mọc thành bờ, thành bụi, thành lũy làm lá chắn cho dân tộc Việt Nam, cũng tựa như tấm lòng đoàn kết gắn bó của nhân dân ta những năm tháng còn khói lửa chiến tranh. Thế đấy, tre giản dị, bao dung, tre cũng tựa như từng người con Việt Nam đang quây quần bên lăng Bác, che chắn bảo vệ cho Bác một giấc ngủ bình yên. Bởi suốt cuộc đời Bác đã che chắn cho chúng con với tư cách một người cha già vĩ đại rồi.

Viễn Phương rất tinh tế khi đưa vào thơ mình một hình ảnh sóng đôi thật đẹp, thật vĩ đại "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh ẩn dụ ấy là tấm lòng ngợi ca mà Viễn Phương dành cho Bác, nếu ngoài kia mặt trời là của nhân loại, của tự nhiên thì Bác chính là mặt trời chân lý, mặt trời tư tưởng sáng ngời đang rọi bước cho con dân Việt Nam. Tầm vóc của Bác trở nên thật to lớn và vĩnh cửu sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, càng khẳng định một điều Bác mãi sống trong trái tim và tâm trí của nhân dân Việt Nam, chẳng phai mờ. Khi viếng lăng Bác, Viễn Phương nhìn dòng người đang bước chầm chậm, tựa như một dòng chảy chẳng bao giờ ngừng lại cứ nối đuôi nhau như thế và bao trùm trong cái dòng người ấy là nỗi nhớ triền miên, dai dẳng không bao giờ nguôi ngoai. Cái cảm xúc tiếc thương trong trái tim những người đi viếng tựa như những đóa hoa thơm thảo, kết thành vòng, thành tràng hoa thật đẹp, thật trân trọng gửi đến Bác. Gửi đến 79 mùa xuân, cũng là 79 năm cuộc đời quý giá mà Người đã dành hết cho cả dân tộc Việt Nam, cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại.

Rồi khi đã được vào trong lăng, được nhìn thấy Bác nằm yên lặng trong hòm kính sáng người, dưới ánh đèn vàng nhàn nhạt, trang nghiêm mà tĩnh lặng niềm xúc động của tác giả lại càng dâng trào hơn nữa. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi được nhìn thấy Bác, nhưng tác giả giả đã có những liêng tưởng thật đẹp, tưởng như Bác đang nằm dưới vầng trăng sáng dịu hiền, thân thể Bác được mẹ thiên nhiên chiếu sáng bảo vệ, bao bọc và nâng niu. Điều đó càng chứng tỏ cái tầm vóc vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tuy Bác nằm ngủ thật bình yên, thật đẹp đẽ và cao quý nhưng tác giả cũng không thể ngăn nổi nỗi xót xa đau đớn trong lòng mình. Viễn Phương đã cố nhắc nhở "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi", ý nói Bác vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam, nhưng điều đó cũng chẳng thể bù đắp nỗi mất mát to lớn khi Bác ra đi. Khi mà giờ đây chẳng còn có thể được nghe tiếng Bác ôn tồn giảng giải, chẳng được thấy Bác cười thật hiền từ nữa, chỉ còn thấy Bác thật yên lặng chìm vào giấc ngủ mãi mãi. Điều đó là nỗi đau đớn không thể bù đắp cứ nhói lên trong tim của nhà thơ, một nỗi đau khắc khoải đầy xót xa.

Mới chỉ được gặp Bác ngày đây thôi, nhưng ngày mai lại đã phải lên đường về với miền Nam thân yêu, phải xa Bác, trong trái tim người thi sĩ tràn đầy cảm giác không nỡ ra đi. Cứ nghĩ đến Bác nằm đây còn cháu lại phải xa Bác, mà chưa biết đến ngày gặp lại, Viễn Phương bỗng thấy thương Bác đến "trào nước mắt". Nhà thơ có cái ước nguyện được hóa thành chim, thành hoa, thành những cây tre sống quanh lăng Bác, để ngày ngày được gần gũi trông nom, cho thỏa nỗi lòng thương nhớ. Đó là những ước muốn thật cao cả, đẹp đẽ, là sự tự nguyện hy sinh, là chứng minh cho tấm lòng kính yêu và thương tiếc vô cùng của Viễn Phương cũng là của nhân dân Việt Nam dành cho Bác.

Dù Bác đã đi xa rất xa, để lại trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam nỗi đớn đau vô cùng sâu sắc. Nhưng những tư tưởng, những bài học đạo đức những lời Bác dạy vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của từng người. Bác sẽ mãi sống trong trái tim, trong tâm hồn của nhân dân Việt Nam sau này và mãi mãi về sau. Bằng giọng thơ rất đỗi tâm tình, trong sáng, tràn đầy cảm xúc xót thương Viễn Phương đã đưa bài thơ Viếng lăng Bác thành một bài thơ có sức lay động, đi vào lòng của người đọc bằng những sự xúc động rất đỗi chân thành, xót xa.

img
B Ming_
18/02/2019

 

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

img
Kazato Kaizo
11/02/2019

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 

img
ミ★Bạch Kudo★彡
10/02/2019

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

img
Nguyễn Quỳnh
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Thuyết minh về Bác Hồ và giới thiệu những bài thơ viết về trăng của Người

Hãy giới thiệu về Bác Hồ và giới thiệu những bài thơ viết về trăng của người

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Nhược Ann
24/07/2019

Cách đây gần 40 năm về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rời xa dân tộc Việt Nam, đi vào giấc ngủ thiên thu mãi mãi. Cả nước ta rơi vào đau thương ngập tràn, hàng triệu đồng bào Việt Nam đã khóc tiễn đưa Bác. Người ra đi mà lòng vẫn luôn đau đáu một nỗi lo cho dân tộc, Người chẳng bao giờ dành riêng cho mình một một thứ gì hết. Chỉ đến trước lúc ra đi, Bác mới lại thèm nghe một câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh, một làn dân ca Quan họ Bắc Ninh, rồi mới yên lòng ra đi mãi mãi. Tố Hữu đã xót xa khóc trong bài thơ Bác ơi của mình rằng: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Bác mất đi là nỗi đau đớn, mất mát to lớn vô cùng, nền văn học Việt Nam đã lưu lại hàng ngàn bài thơ của nhiều tác giả viết để tưởng nhớ về người cha già kính mến của dân tộc. Trong đó gây nhiều xúc động hơn cả là bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, mà những cảm xúc lắng đọng trong nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ.

Viễn Phương trong tâm trạng của một người con, một người cháu khao khát được gặp Bác Hồ, dù tham gia Cách mạng đã lâu nhưng chưa từng được gặp mặt Bác, điều đó đã để lại nhiều nỗi tiếc nuối trong lòng tác giả. Năm 1976, sau khi Việt Nam được độc lập, thống nhất hai miền Nam - Bắc, lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành không lâu, thì Viễn Phương đã rất may mắn được là một rong những chiến sĩ miền Nam đầu tiên ra viếng lăng Bác. Điều này đã để lại trong lòng tác giả những cảm xúc và ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, đó là nỗi vui sướng, niềm xúc động, dù Bác đã đi xa nhưng giờ đây nhà thơ cũng đã được thăm Bác một lần, đó là niềm vinh dự và hạnh phúc biết bao.

Nhà thơ đến lăng Bác với một nỗi niềm hồi hộp, thương nhớ và rất đỗi nghẹn ngào, tựa đứa cháu nhỏ về thăm một người thân kính yêu trong gia đình. Viễn Phương dùng cái cách xưng hô thật thân mật, gần gũi biết bao "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", tựa như một đứa bé hồn nhiên nhớ Bác vây, rất đỗi trong sáng và bồi hồi. Đọc từng vần thơ ta như tưởng thấy Viễn Phương đang bước chầm chậm, nhìn ngắm quang cảnh quanh lăng như để thu hết vào lòng nơi Bác yên giấc ngủ ngàn thu, để cho thỏa nỗi nhớ thương. Chẳng thế mà mới từ đằng xa nhìn lại, tác giả "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát", hàng tre ấy như đánh vào lòng tác giả một cảm giác thân thuộc, gần gũi khiến nhà thơ phải thốt lên rằng: "Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam". Hàng tre ấy là biểu tượng của dân tộc anh hùng, biểu tượng của một đất nước đã hơn 4000 năm văn hiến, dân tộc Việt Nam gắn bó với tre xanh và lưu giữ những phẩm chất cao quý tốt đẹp của thứ cây tuy giản dị, mộc mạc mà lại mang nhiều giá trị biểu tượng thật cao quý. Hàng tre ấy hiên ngang, lẫm liệt, lại tràn đầy sức sống dù cho qua bao tháng năm tre vẫn bền bỉ, kiên cường, tre vẫn thẳng hàng dẫu "bão táp mưa sa". Tre vẫn mọc thành bờ, thành bụi, thành lũy làm lá chắn cho dân tộc Việt Nam, cũng tựa như tấm lòng đoàn kết gắn bó của nhân dân ta những năm tháng còn khói lửa chiến tranh. Thế đấy, tre giản dị, bao dung, tre cũng tựa như từng người con Việt Nam đang quây quần bên lăng Bác, che chắn bảo vệ cho Bác một giấc ngủ bình yên. Bởi suốt cuộc đời Bác đã che chắn cho chúng con với tư cách một người cha già vĩ đại rồi.

Viễn Phương rất tinh tế khi đưa vào thơ mình một hình ảnh sóng đôi thật đẹp, thật vĩ đại "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh ẩn dụ ấy là tấm lòng ngợi ca mà Viễn Phương dành cho Bác, nếu ngoài kia mặt trời là của nhân loại, của tự nhiên thì Bác chính là mặt trời chân lý, mặt trời tư tưởng sáng ngời đang rọi bước cho con dân Việt Nam. Tầm vóc của Bác trở nên thật to lớn và vĩnh cửu sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, càng khẳng định một điều Bác mãi sống trong trái tim và tâm trí của nhân dân Việt Nam, chẳng phai mờ. Khi viếng lăng Bác, Viễn Phương nhìn dòng người đang bước chầm chậm, tựa như một dòng chảy chẳng bao giờ ngừng lại cứ nối đuôi nhau như thế và bao trùm trong cái dòng người ấy là nỗi nhớ triền miên, dai dẳng không bao giờ nguôi ngoai. Cái cảm xúc tiếc thương trong trái tim những người đi viếng tựa như những đóa hoa thơm thảo, kết thành vòng, thành tràng hoa thật đẹp, thật trân trọng gửi đến Bác. Gửi đến 79 mùa xuân, cũng là 79 năm cuộc đời quý giá mà Người đã dành hết cho cả dân tộc Việt Nam, cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại.

Rồi khi đã được vào trong lăng, được nhìn thấy Bác nằm yên lặng trong hòm kính sáng người, dưới ánh đèn vàng nhàn nhạt, trang nghiêm mà tĩnh lặng niềm xúc động của tác giả lại càng dâng trào hơn nữa. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi được nhìn thấy Bác, nhưng tác giả giả đã có những liêng tưởng thật đẹp, tưởng như Bác đang nằm dưới vầng trăng sáng dịu hiền, thân thể Bác được mẹ thiên nhiên chiếu sáng bảo vệ, bao bọc và nâng niu. Điều đó càng chứng tỏ cái tầm vóc vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tuy Bác nằm ngủ thật bình yên, thật đẹp đẽ và cao quý nhưng tác giả cũng không thể ngăn nổi nỗi xót xa đau đớn trong lòng mình. Viễn Phương đã cố nhắc nhở "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi", ý nói Bác vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam, nhưng điều đó cũng chẳng thể bù đắp nỗi mất mát to lớn khi Bác ra đi. Khi mà giờ đây chẳng còn có thể được nghe tiếng Bác ôn tồn giảng giải, chẳng được thấy Bác cười thật hiền từ nữa, chỉ còn thấy Bác thật yên lặng chìm vào giấc ngủ mãi mãi. Điều đó là nỗi đau đớn không thể bù đắp cứ nhói lên trong tim của nhà thơ, một nỗi đau khắc khoải đầy xót xa.

Mới chỉ được gặp Bác ngày đây thôi, nhưng ngày mai lại đã phải lên đường về với miền Nam thân yêu, phải xa Bác, trong trái tim người thi sĩ tràn đầy cảm giác không nỡ ra đi. Cứ nghĩ đến Bác nằm đây còn cháu lại phải xa Bác, mà chưa biết đến ngày gặp lại, Viễn Phương bỗng thấy thương Bác đến "trào nước mắt". Nhà thơ có cái ước nguyện được hóa thành chim, thành hoa, thành những cây tre sống quanh lăng Bác, để ngày ngày được gần gũi trông nom, cho thỏa nỗi lòng thương nhớ. Đó là những ước muốn thật cao cả, đẹp đẽ, là sự tự nguyện hy sinh, là chứng minh cho tấm lòng kính yêu và thương tiếc vô cùng của Viễn Phương cũng là của nhân dân Việt Nam dành cho Bác.

Dù Bác đã đi xa rất xa, để lại trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam nỗi đớn đau vô cùng sâu sắc. Nhưng những tư tưởng, những bài học đạo đức những lời Bác dạy vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của từng người. Bác sẽ mãi sống trong trái tim, trong tâm hồn của nhân dân Việt Nam sau này và mãi mãi về sau. Bằng giọng thơ rất đỗi tâm tình, trong sáng, tràn đầy cảm xúc xót thương Viễn Phương đã đưa bài thơ Viếng lăng Bác thành một bài thơ có sức lay động, đi vào lòng của người đọc bằng những sự xúc động rất đỗi chân thành, xót xa.

img
Lê Trần Khả Hân
24/03/2019

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)

Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.

Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa..., hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù - thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).

img
B Ming_
18/02/2019

Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":

"Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".

Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.

http://thuthuat.taimienphi.vn/hinh-anh-bac-ho-hien-len-qua-bai-tho-ngam-trang-40194n.aspx 
Bác đã hòa nhập với thiên nhiên, đất trời, mở rộng tâm hồn mình để đón lấy cái đẹp của trăng. Qua bài thơ Ngắm trăng, Người hiện lên với phong thái hết sức ung dung, tự tại, không hề run sợ trước gông cùm nhà tù, đó là phong thái của một nhà cách mạng vĩ đại. Vẻ đẹp của nhà thơ - chiến sĩ hòa quyện vào nhau tạo nên một nhân cách lớn lao của Hồ Chí Minh.

img
ミ★Bạch Kudo★彡
10/02/2019

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

img
Nguyễn Quỳnh
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Giới thiệu về Bác Hồ và những bài thơ viết về Trăng của Người

Đề : Hãy giới thiệu về Bác Hồ và những bài thơ viết về Trăng của người

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Nhược Ann
24/07/2019

1. Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 

6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 

11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 

13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

img
B Ming_
18/02/2019

Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 
3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 
4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 
5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 
6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 
7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 
8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 
9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 
10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 
11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 
12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 
13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung... 

img
ミ★Bạch Kudo★彡
09/02/2019

Những bài thơ về Bác :

1. Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 

6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 

11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 

13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

img
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Tập làm một bài thơ lục bát

hãy sang tác thơ theo thể thơ 6 - 8 (lục bát)

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Nhược Ann
24/07/2019

http://vforum.vn/diendan/showthread.php?128045-Nhung-bai-tho-luc-bat-tu-lam-tho-6-8-hoc-sinh-tu-sang-tac

Vô tham khảo :)

img
ミ★Bạch Kudo★彡
19/06/2019


Tình bạn như phép nhiệm màu
Giúp ta xích lại gần nhau trong đời
Cùng bạn dạo cảnh rong chơi
Trên môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi
Gặp nhau vui lắm bạn ơi
Cười đùa nắc nẻ thảnh thơi yên bình
Gạt buồn khơi lấy niềm tin
Tìm trong vạt nắng một tình bạn thân
Niềm vui nhân gấp bội lần
Khi tình bạn đẹp không phân sang hèn…

img
Mạn Kỳ
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Phân tích cấu tạo ngữ pháp trong câu Nửa đêm, bé chợt thức giấc....

GIÚP MÌNH VỚI PLZ!!!

a) phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép: Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm.

b) Nhìn xuống dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? tác dụng của biện pháp tu từ trên

Câu trả lời của bạn

img
Hoàng Lute
14/12/2018

Câu b biện pháp tu từ là so sánh

img
Phạm Duyên
Ngữ Văn 8 27/10/2018
Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng câu ghép

Viết đoạn văn thuyết minh( 12-15 dòng) có sử dụng câu ghép, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép? Chỉ rõ, chỉ ra mối q.hệ ý nghĩa của các vế của câu ghép đã dùng? Công dụng của các câu đã dùng

 

Câu trả lời của bạn

img
Tuyền Khúc
09/12/2018

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng  khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

Giải thích:

  • Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ nghĩ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( "linh hồn"  - ý muốn nói đến chiếc nón gắn liền với hình ảnh về người con gái Việt Nam).
  • Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó (mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng cho địa phương đó).
img
Eath Hour
08/12/2018

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng  khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

 
 
Chia sẻ