Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:

  • A

    đặt vật ngoài khoảng tiêu cự

  • B

    đặt vật trong khoảng tiêu cự

  • C

    đặt vật sát vào mặt kính

  • D

    đặt vật bất cứ vị trí nào

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Vật kính của máy ảnh sử dụng

  • A

    thấu kính hội tụ

  • B

    thấu kính phân kỳ

  • C

    gương phẳng

  • D

    gương cầu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biểu hiện của mắt cận là  

  • A

    chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt

  • B

    chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.      

  • C

    nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • D

    không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tác dụng của kính cận là để  

  • A

    nhìn rõ vật ở xa mắt.

  • B

    nhìn rõ vật ở gần mắt.

  • C

    thay đổi võng mạc của mắt.

  • D

    thay đổi thể thủy tinh của mắt.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng   

  • A

    từ điểm cực cận đến mắt.

  • B

    từ điểm cực viễn đến vô cực.

  • C

    từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • D

    từ điểm cực viễn đến mắt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt

=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:

  • A

    trên thể thủy tinh của mắt.

  • B

    trước màng lưới của mắt.  

  • C

    trên màng lưới của mắt.

  • D

    sau màng lưới của mắt.          

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

+ Xem lí thuyết phần II - Sự điều tiết của mắt

Lời giải chi tiết:

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở trên màng lưới của mắt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt lão nằm ở   

  • A

    trước màng lưới

  • B

    trên màng lưới

  • C

    sau màng lưới

  • D

    trên thể thủy tinh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm sau màng lưới

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Câu trả lời nào không đúng? Một người dùng kính lúp có tiêu cự \(10cm\) để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính \(5cm\) thì:

  • A

    Ảnh cách kính \(5cm\)

  • B

    Ảnh qua kính là ảnh ảo

  • C

    Ảnh cách kính \(10cm\)

  • D

    Ảnh cùng chiều với vật

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vẽ ảnh của vật qua kính lúp

+ Sử dụng công thức thấu kính hội tụ: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}}\) (d’ là ảnh ảo)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như

  • A

    Gương cầu lồi

  • B

    Gương cầu lõm

  • C

    Thấu kính hội tụ

  • D

    Thấu kính phân kỳ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  • A

    Vật kính

  • B

    Phim

  • C

    Buồng tối

  • D

    Bộ phận đo độ sáng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có, vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

=> Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Gọi \(f\) là tiêu cự vật kính của máy ảnh. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng \(d\) sao cho:

  • A

    \(d{\rm{ }} < {\rm{ }}f\)

  • B

    \(d{\rm{ }} = {\rm{ }}f\)

  • C

    \(f{\rm{ }} < {\rm{ }}d{\rm{ }} < {\rm{ }}2f\)

  • D

    \(d{\rm{ }} > {\rm{ }}2f\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng lí thuyết ảnh của vật trong máy ảnh

+ Sử dụng lí thuyết về ảnh của vật qua thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Ảnh trên màn hứng của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.

+ Muốn vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật

=> Vật phải đặt trước thấu kính đoạn: \(d > 2f\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trên hai kính lúp lần lượt có ghi \(2x\) và \(3x\) thì: 

  • A

    Cả hai kính lúp có ghi \(2x\) và \(3x\) có tiêu cự bằng nhau

  • B

    Kính lúp có ghi \(3x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(2x\)

  • C

    Kính lúp có ghi \(2x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(3x\)

  • D

    Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Số bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)

Số bội giác \(G\) tỉ lệ nghịch với tiêu cự \(f\)

=> Độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ

=> Kính có ghi \(3x\) có tiêu cự nhỏ hơn kính lúp có ghi \(2x\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ