Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

(Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu sau)

Câu 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 5?

A. 99                                             B. 135

C. 2046                                         D. 5372

Câu 2: Rút gọn phân số \(\dfrac{{21}}{{42}}\) ta được phân số tối giản là:

A. \(\dfrac{1}{4}\)                                            B. \(\dfrac{1}{3}\)

C. \(\dfrac{1}{2}\)                                            D. \(\dfrac{2}{3}\)

Câu 3: Phân số lớn nhất trong các phân số \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{2}{5}\); \(\dfrac{7}{{10}}\); \(\dfrac{4}{5}\) là: 

A. \(\dfrac{1}{2}\)                                           B. \(\dfrac{2}{5}\)

C. \(\dfrac{7}{{10}}\)                                         D. \(\dfrac{4}{5}\)

Câu 4: Trong các phân số \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\), những phân số lớn hơn 1 là: 

A. \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\)                          B. \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\)

C. \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\); \(\dfrac{3}{2}\)                          D. \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{7}{4}\)

Câu 5: Một hình bình hành có độ dài đáy 18cm; chiều cao 13cm. Diện tích hình bình hành đó là:

A. 234cm2                               B. 244cm2

C. 234m2                                 D. 254m2

Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 

a) 3 tạ = 3000kg                     

b) 68000kg = 68 tấn               

c) 4m2 7dm2 = 407dm2             

d) 230 000cm2 = 230m2         

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Bài 1. (1 điểm) Nối phân số chỉ số phần tô màu với hình ở trên:

Bài 2. (1điểm)  Tính:

\(a) \;\dfrac{4}{{11}} + \dfrac{6}{{11}} = .......\)                              \(b) \;\dfrac{7}{4} - \dfrac{5}{8} = .......\)

Bài 3. (1 điểm) Tìm \(x\): (Viết dưới dạng phân số tối giản)

a)  \(x\) : \(\dfrac{1}{2}\) =  4

b) \(x\) × \(\dfrac{3}{5}\) =  \(\dfrac{7}{{10}}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 4. (3 điểm) Giải bài toán sau: Lớp 4A có 35 học sinh tham gia kiểm tra Toán giữa kì II. Trong đó, có \(\dfrac{2}{7}\) số học sinh đạt điểm 10;  có \(\dfrac{4}{7}\) số học sinh đạt điểm 9; còn lại đạt điểm 8. Hỏi lớp 4Acó bao nhiêu học sinh đạt điểm 8 ?

Bài giải

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 5. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:

\(\dfrac{{10}}{{11}} \times \dfrac{{11}}{{12}} \times \dfrac{{12}}{{13}} \times \dfrac{{13}}{{14}} \times \dfrac{{15}}{{15}} \times \dfrac{{15}}{{16}} \)\(\times \dfrac{{16}}{{17}} \times \dfrac{{17}}{{18}}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5: các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Cách giải:

Trong các số đã cho, số chia hết cho 5 là 135.

Chọn B.

Câu 2.

Phương pháp:

Để rút gọn phân số \(\dfrac{{21}}{{42}}\) thành phân số tối giản ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đã cho cho 21.

Cách giải:

Ta có:  \(\dfrac{{21}}{{42}} = \dfrac{{21:21}}{{42:21}} = \dfrac{1}{2}.\)

Chọn C.

Câu 3.

Phương pháp:

- Quy đồng mẫu số với mẫu số chung là 10.

- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Cách giải: 

Ta sẽ quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung là 10.

\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 5}}{{2 \times 5}} = \dfrac{5}{{10}};\,\,\)                   \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{4}{{10}};\,\,\)                   \(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{8}{{10}}.\)

Giữ nguyên phân số \(\dfrac{7}{{10}}.\)

Vì \(\dfrac{4}{{10}} < \dfrac{5}{{10}} < \dfrac{7}{{10}} < \dfrac{8}{{10}}\) nên \(\dfrac{2}{5} < \dfrac{1}{2} < \dfrac{7}{{10}} < \dfrac{4}{5}.\)

Vậy phân số lớn nhất trong các phân số đã cho là \(\dfrac{4}{5}\).

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp:

Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.

Cách giải:

Trong các phân số \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{5}{6}\); \(\dfrac{7}{4}\), những phân số lớn hơn 1 là \(\dfrac{3}{2}\); \(\dfrac{4}{3}\); \(\dfrac{7}{4}\).

Chọn D.

Câu 5.

Phương pháp:

Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Cách giải: 

 Diện tích hình bình hành đó là:

          18 × 13 = 234 (cm2)

                   Đáp số: 234cm2.

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức:

1 tạ = 100kg ;                 1 tấn = 1000kg;

1m2 = 100dm2 ;              1m2 = 10000cm2.

Cách giải:

Ta có:

a) 3 tạ = 300kg

b) 68000kg = 68 tấn

c) 4m2 7dm2 = 407dm2

d) 230 000cm2 = 23m2

Vậy kết quả cần điền như sau:

a - S ;                b - Đ ;                   c - Đ ;                        d - S

Phần 2. Tự luận

Bài 1.

Phương pháp:

- Quan sát kĩ hình vẽ để tìm số ô được tô màu và tổng số ô.

- Phân số chỉ số phần tô màu của mỗi hình có tử số là số ô được tô màu và mẫu số là tổng số ô của hình đó.

Cách giải: 

Bài 2.

Phương pháp:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số .

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

Cách giải:

a) \(\dfrac{4}{{11}} + \dfrac{6}{{11}} = \dfrac{{4 + 6}}{{11}} = \dfrac{{10}}{{11}};\)   

b) \(\dfrac{7}{4} - \dfrac{5}{8} = \dfrac{{14}}{8} - \dfrac{5}{8} = \dfrac{9}{8}.\)

Bài 3.

Phương pháp:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Cách giải:

a)  \(x\) : \(\dfrac{1}{2}\) =  4 

            \(x\) =  4 × \(\dfrac{1}{2}\)

            \(x\) = 2

b)   \(x\) × \(\dfrac{3}{5}\) =  \(\dfrac{7}{{10}}\)

             \(x\)  =  \(\dfrac{7}{{10}}:\dfrac{3}{5}\)

             \(x\)  =  \(\dfrac{7}{6}\)

Bài 4.

Phương pháp:

- Tìm số học sinh đạt điểm 10 ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{2}{7}\).

- Tìm số học sinh đạt điểm 9 ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{4}{7}\).

- Tìm số học sinh đạt điểm 8 ta lấy số học sinh cả lớp trừ đi tổng số học sinh đạt điểm 10 và điểm 9.

Cách giải:                                   

Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 10 là:

35 × \(\dfrac{2}{7}\)  =  10 (học sinh)

Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 9 là:

35 × \(\dfrac{4}{7}\)  =  20 (học sinh)

Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 8 là:

35 – (10 + 20) =  5 (học sinh)

                               Đáp số: 5 học sinh.     

Có thể giải cách khác như sau:

Coi số học sinh cả lớp là 1 đơn vị.

Số học sinh đạt điểm 8 chiếm số phần số học sinh cả lớp là:

                   \(1 - \dfrac{2}{7} - \dfrac{4}{7} = \dfrac{1}{7}\) (số học sinh cả lớp)

Lớp 4A có số học sinh đạt điểm 8 là:

                 35 × \(\dfrac{1}{7}\)  =  5 (học sinh)

                                    Đáp số: 5 học sinh.

Bài 5.

Phương pháp:

- Muốn nhân nhiều phân số ta có thể lấy tử số nhân với nhau, mẫu số nhân với nhau.

- Cùng chia tử số và mẫu số cho các thừa số chung.

Cách giải:

DapAnHay

 
 
Chia sẻ