Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Thi Online: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12

13/07/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 278699

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai

  • A. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
  • B. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
  • C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • D. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
Câu 2
Mã câu hỏi: 278700

Thực hiện giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, biết khoảng cách 7 vân sáng liên tiếp là 3,456 mm. Khi thực hiện thí nghiệm trong chất lỏng có chiết suất 1,2 thì khoảng cách 6 vân sáng liên tiếp trên màn lúc này bằng

  • A. 2,4 mm   
  • B. 2,88 mm  
  • C. 3,36 mm   
  • D. 3,456 mm
Câu 3
Mã câu hỏi: 278701

Chọn ý sai. Tia hồng ngoại

  • A. không thể gây ra hiện tượng quang điện bên trong.        
  • B. có tác dụng nhiệt nên được dùng để sấy khô nông sản.
  • C. có tác dụng lên một số phim ảnh nên được dùng để chụp hình ban đêm.
  • D. có bản chất giống với tia gamma và tia Rơnghen.
Câu 4
Mã câu hỏi: 278702

Chất phóng xạ pôlôni  \(\left( {_{84}^{210}Po} \right)\)phóng xạ tia \(\alpha \) và biến đổi thành chì  \(\left( {_{\,\,\,82}^{206}Pb} \right)\). Biết chu kì bán rã của \(\left( {_{84}^{210}Po} \right)\) là 138,4 ngày. Sau 414,6 ngày khối lượng chì tạo thành là 20,6 g. Khối lượng pôlôni ban đầu bằng 

  • A. 24 g
  • B. 22,4 g.
  • C. 28 g
  • D. 25,4 g
Câu 5
Mã câu hỏi: 278703

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo K chuyển lên quỹ đạo P thì bán kính quỹ đạo tăng một lượng

  • A. 12r0.
  • B. 36 r0
  • C. 9 r0
  • D. 35 r0.
Câu 6
Mã câu hỏi: 278704

Tia X

  • A. có bản chất giống với tia a.      
  • B. có một số tác dụng như tia tử ngoại.
  • C. chỉ được tạo ra từ ống Rơnghen.  
  • D. có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 278705

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y- âng, khe S được chiếu bằng chùm sáng trắng có bước sóng  \(0,40\mu m \le \lambda \le 0,75\mu m\). Bề rộng quang phổ bậc 1 (khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu tím có bước sóng nhỏ nhất bằng 0,40 mm đến vân sáng bậc 1 màu đỏ có bước sóng lớn nhất bằng 0,75 mm) trên màn lúc đầu đo được 0,70 mm. Khi dịch màn theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 40 cm thì bề rộng quang phổ bậc 1 trên màn đo được là 0,84 mm. Khoảng cách giữa 2 khe S1S

  • A. 1,5 mm 
  • B. 1,2 mm         
  • C. 1 mm   
  • D. 2 mm
Câu 8
Mã câu hỏi: 278706

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khi êlectron liên kết trong một khối bán dẫn được giải phóng càng nhiều thì càng tạo ra nhiều lỗ trống làm cho độ dẫn điện của khối bán dẫn càng giảm.
  • B. Điện trở của chất quang dẫn giảm mạnh khi bị chiếu sáng thích hợp.
  • C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng tạo thành các êlectron dẫn và lỗ trống trong bán dẫn do tác dụng của ánh sáng thích hợp.
  • D. Độ dẫn điện của một số chất bán dẫn tăng khi được chiếu bằng ánh sáng thích hợp.
Câu 9
Mã câu hỏi: 278707

Bước sóng của phôtôn ánh sáng huỳnh quang lớn hơn bước sóng phôtôn ánh sáng kích thích là vì

  • A. một phần năng lượng phôtôn ánh sáng kích thích đã bị nguyên tử hấp thụ.
  • B. một phần năng lượng phôtôn ánh sáng kích thích đã bị phản xạ (hay tán xạ) khi gặp nguyên tử.
  • C.  ở trạng thái kích thích nguyên tử va chạm với nguyên tử khác nên mất một phần năng lượng.
  • D. ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng nhìn thấy, còn ánh sáng kích thích là tia tử ngoại.
Câu 10
Mã câu hỏi: 278708

Trong mạch dao động điện từ tự do LC, năng lượng điện trường trong tụ biến thiên tuần hoàn với 

  • A. \(\omega = 2\sqrt {\frac{1}{{LC}}} \)
  • B. \(\omega = \frac{1}{2}\sqrt {\frac{1}{{LC}}}\)
  • C. \(\omega = \sqrt {\frac{1}{{LC}}} \)
  • D. \(\omega = \sqrt {\frac{2}{{LC}}} \)
Câu 11
Mã câu hỏi: 278709

Một ống Rơnghen phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 1,875.10–10 m . Để tăng độ cứng của tia X nghĩa là để giảm bước sóng của nó, người ta cho hiệu điện thế giữa hai cực của ống tăng thêm  \(\Delta U\)= 3300 V. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra khi đó.

  • A. 1,25.10–10 m     
  • B. 1,625.10–10 
  • C. 2,25.10–10 
  • D. 6,25.10–10 m
Câu 12
Mã câu hỏi: 278710

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

  • A. khoảng vân không thay đổi.     
  • B. vị trí vân trung tâm thay đổi.
  • C. khoảng vân tăng lên.        
  • D. khoảng vân giảm xuống.
Câu 13
Mã câu hỏi: 278711

Mức năng lượng En trong nguyên tử hiđrô được xác định En = – \(\frac{{{E_0}}}{{{n^2}}}\) (trong đó n là số nguyên dương, E0 là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo thứ tư về quỹ đạo thứ hai thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng \({\lambda _0}\). Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo thứ năm về quỹ đạo thứ ba thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là   

  • A. \(\frac{{256{\lambda _0}}}{{675}}\)
  • B. \(\frac{{25{\lambda _0}}}{{28}}\)
  • C. \(\frac{{27{\lambda _0}}}{{20}}\)
  • D. \(\frac{{675{\lambda _0}}}{{256}}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 278712

Cho mp = 1,0073 u. Prôtôn có động năng Kp = 1,4 MeV thì động lượng của nó có độ lớn

  • A.  2,733.10-20 kgm/s. 
  • B. 2,430.10-20 kgm/s. 
  • C. 2,930.10-20 kgm/s. 
  • D. 2,507.10-20 kgm/s.
Câu 15
Mã câu hỏi: 278713

Một mẫu chất chứa hai chất phóng xạ A và B. Ban đầu số nguyên tử A lớn gấp 4 lần số nguyên tử B. Hai giờ sau số nguyên tử A và B bằng nhau. Biết chu kỳ bán rã của chất B là 20 phút. Chu kỳ bán rã của chất A là

  • A. 0,25 h      
  • B. 4 h      
  • C.  0,5 h     
  • D. 2 h
Câu 16
Mã câu hỏi: 278714

Khi một nguyên tử chuyển từ mức năng lượng N về mức năng lượng L thì phát ra một phôtôn có màu

  • A. đỏ    
  • B. cam         
  • C. lam 
  • D. tím
Câu 17
Mã câu hỏi: 278715

Khối lượng của các hạt nhân \({}_{90}^{230}Th;{}_{92}^{234}U;{}_{18}^{40}Ar\) prôtôn và nơtron lần lượt là 229,9737u ; 233,99u ; 39,9525u ; 1,0073u và 1,0087u. Sắp xếp theo độ bền vững giảm dần của các hạt nhân này thì thứ tự đúng là

  • A. Th, U, Ar.     
  • B. Ar, Th, U. 
  • C. Th, Ar, U.   
  • D. Ar, U, Th.
Câu 18
Mã câu hỏi: 278716

Phát biểu nào sai khi nói về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng ?

  • A. Xảy ra khi ánh sáng đi qua một lỗ nhỏ.    
  • B. Không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng.
  • C. Giải thích được khi coi ánh sáng là sóng. 
  • D. Giải thích được khi coi chùm sáng là chùm hạt.
Câu 19
Mã câu hỏi: 278717

Chọn phát biểu sai:

  • A. Mạch dao động LC hoạt động dựa trên hiện tượng tự cảm.
  • B. Trong mạch dao động LC năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
  • C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn cùng pha với nhau.
  • D. Dao động trong mạch LC trong máy phát dao động điều hòa dùng tranzito là dao động duy trì.  
Câu 20
Mã câu hỏi: 278718

Bước sóng của sóng điện từ mà một máy thu vô tuyến điện thu được là λ. Để máy thu được sóng điện từ có bước sóng λ’ = 2λ thì tụ C của mạch chọn sóng phải được ghép 

  • A. song song với tụ C' = 4        
  • B. nối tiếp với tụ C' = 4         
  • C. song song với tụ C' = 3      
  • D. nối tiếp với tụ C' = 3
Câu 21
Mã câu hỏi: 278719

Biết năng lượng liên kết riêng của \({}_{92}^{235}U\) là 7,6 MeV/nuclon ; Khối lượng hạt nơtron và prôtôn lần lượt bằng 1,00867u và 1,00728u ; 1u = 931,5 MeV/c2. Khối lượng hạt U235 bằng  

  • A. 235,000u  
  • B. 234,992u     
  • C. 234,128u 
  • D. 234,658u
Câu 22
Mã câu hỏi: 278720

Công thoát của êlectron khỏi kim loại đồng, natri, nhôm lần lượt là: 66,25.10-20 J; 39,75.10-20 J và 55,21.10-20 J. Như vậy giới hạn quang điện của

  • A. natri thuộc vùng hồng ngoại.         
  • B. đồng, nhôm thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
  • C. đồng, natri thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.   
  • D.  đồng, nhôm thuộc vùng tử ngoại.
Câu 23
Mã câu hỏi: 278721

Một mẫu chất phóng xạ có khối lượng m, chu kì bán rã bằng 5 ngày đêm. Sau 15 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ còn lại trong mẫu là 2 g. Khối lượng m0 ban đầu là

  • A. 8 g
  • B. 32 g
  • C. 24 g 
  • D. 16 g
Câu 24
Mã câu hỏi: 278722

Quang phổ nào sau đây là quang phổ hấp thụ?

  • A. Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ.         
  • B. Ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất.
  • C. Ánh sáng từ bút thử điện.  
  • D. Ánh sáng từ đèn dây tóc nóng sáng.
Câu 25
Mã câu hỏi: 278723

Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6670 μm khi truyền trong nước chiết suất n = 1,33. Bước sóng λ' của ánh sáng đó trong thủy tinh chiết suất n’ = 1,6 có giá trị bằng

  • A. 0,5883 μm 
  • B. 0,5544 μm
  • C. 0,5833 μm
  • D. 0,6503 μm
Câu 26
Mã câu hỏi: 278724

Cho phản ứng nhiệt hạch: \({}_1^2H + {}_1^3H \to {}_2^4He + {}_0^1n + 17,6MeV\) . Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Năng lượng tỏa ra khi 0,05 g He tạo thành là

  • A. 211,904 MJ. 
  • B.  21198 MJ.     
  • C. 21198 kJ.       
  • D. 8,2275.1036 J.
Câu 27
Mã câu hỏi: 278725

Trong thí nghiệm Hecxơ: chiếu một chùm sáng phát ra từ một hồ quang vào một tấm kẽm thì thấy các êlectron bật ra khỏi tấm kim loại. Khi chắn chùm sáng hồ quang bằng tấm thuỷ tinh dày thì thấy không có êlectron bật ra nữa, điều này chứng tỏ 

  • A. chỉ có ánh sáng thích hợp mới gây ra được hiện tượng quang điện.             
  • B. tấm thuỷ tinh đã hấp thụ tất cả ánh sáng phát ra từ hồ quang.
  • C. tấm kim loại đã tích điện dương và mang điện thế dương.              
  • D. ánh sáng phát ra từ hồ quang có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kẽm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 278726

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là   \(\sqrt{3}\)f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị 

  • A. \(\frac{{{C_1}}}{3}\)
  • B. \(\frac{{{C_1}}}{{\sqrt 3 }}\)
  • C. 3C1
  • D. \sqrt{3}C1
Câu 29
Mã câu hỏi: 278727

Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân:

  • A. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn.      
  • B. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.
  • C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron.  
  • D.  Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.
Câu 30
Mã câu hỏi: 278728

1 MeV/c2 cỡ

  • A. 1,78.10-30 kg. 
  • B. 1,78.10-29 kg.  
  • C. 0,561.1030 J.   
  • D. 0,561.10-30 kg.
Câu 31
Mã câu hỏi: 278729

Dải bảy màu thu được trong thí nghiệm tán sắc của Niuton được giải thích là do

  • A. thủy tinh đã nhuộm màu cho ánh sáng.
  • B. lăng kính đã tách riêng bảy chùm sáng bảy màu có sẵn trong chùm ánh sáng Mặt Trời.
  • C. lăng kính làm lệch chùm sáng về phía đáy nên đã làm thay đổi màu sắc của nó.
  • D. các hạt ánh sáng bị nhiễu loạn khi truyền qua thủy tinh.
Câu 32
Mã câu hỏi: 278730

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,8 mm và cách màn 1,2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc  \(\lambda _1\)= 0,75 mm và \(\lambda _2\)= 0,5 mm vào hai khe. Hỏi trên vùng giao thoa có độ rộng 10 mm có bao nhiêu vân sáng đơn sắc ?

  • A. 22
  • B. 17    
  • C. 13
  • D. 12
Câu 33
Mã câu hỏi: 278731

Mạch dao động tự do LC (L = 180 nH). Khi điện áp giữa hai bạn tụ là u1 = 1,2 V thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là i1 = 3 mA; Khi điện áp giữa hai bản tụ là u2 = 0,9 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i2 = 4 mA. Điện dung C của tụ điện bằng

  • A. 4 pF. 
  • B. 0,2pF.
  • C. 2 pF. 
  • D. 0,4 pF.
Câu 34
Mã câu hỏi: 278732

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,9 mm; khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 5 tính từ vân trung tâm, nằm hai bên vân sáng trung tâm, cách nhau một đoạn 12 mm. Bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm là

  • A. 0,360 mm.    
  • B.  0,54 mm.  
  • C. 0,68 mm.
  • D.  0,72 mm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 278733

Chọn phát biểu sai.

Sóng vô tuyến cực ngắn

  • A. ít bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ.     
  • B. có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng.
  • C. được dùng trong thông tin vũ trụ.                      
  • D. không được dùng trong vô tuyến truyền thanh.
Câu 36
Mã câu hỏi: 278734

Êlectrôn bật ra khỏi kim loại khi có một bức xạ đơn sắc chiếu vào, là vì

  • A. bức xạ đó có bước sóng \(\lambda \) xác định.         
  • B. tần số bức xạ đó có giá trị lớn hơn một giá trị xác định.
  • C. bức xạ đó có cường độ rất lớn.                 
  • D.  vận tốc của bức xạ đó lớn hơn vận tốc xác định.
Câu 37
Mã câu hỏi: 278735

Động năng của êlectron trong ống Culitgiơ khi đến dương cực

  • A. phần lớn bị phản xạ trở lại, phần còn lại biến thành năng lượng tia Rơnghen.
  • B. đều biến đổi thành năng lượng tia Rơnghen.
  • C. phần lớn biến thành nội năng làm nóng dương cực, phần còn lại biến thành năng lượng tia Rơnghen.
  • D. chia làm hai phần bằng nhau: phần biến thành năng lượng tia Rơnghen và phần làm nóng dương cực.
Câu 38
Mã câu hỏi: 278736

Xét mạch dao động LC lí tưởng, đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian ?

  • A. Hiệu điện thế hai đầu tụ     
  • B. Năng lượng điện trường của mạch.
  • C. Chu kì dao động riêng.       
  • D. Cường độ dòng điện qua cuộn dây.          
Câu 39
Mã câu hỏi: 278737

Trong phóng xạ b, hạt nhân con sinh ra

  • A. có khối lượng bằng hạt nhân mẹ.   
  • B. có độ hụt khối nhỏ hơn hạt nhân mẹ.
  • C. bền vững hơn hạt nhân mẹ.        
  • D. có điện tích bằng điện tích của hạt nhân mẹ.
Câu 40
Mã câu hỏi: 278738

Một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v sẽ có động năng bằng

  • A. \(\frac{1}{2}{m_0}{v^2}\)
  • B. \(\frac{{{m_0}{c^2}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1\)
  • C. \({m_0}{c^2}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right)\)
  • D. \({m_0}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right)\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ