Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 - Trường THPT Võ Thị Sáu

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 165220

Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thủy tinh thì

  • A. không bị lệch và không đổi màu 
  • B. chỉ bị lệch mà không đổi màu
  • C. chỉ đổi màu mà không bị lệch
  • D. vừa bị lệch, vừa đổi màu
Câu 2
Mã câu hỏi: 165221

Trong TN giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc có khoảng vân giao thoa là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối thứ 4 bên kia so với vân trung tâm là

  • A. 1,5i. 
  • B.  9i.  
  • C. i
  • D. 8,5i.
Câu 3
Mã câu hỏi: 165222

Chọn câu đúng. Trạng thái dừng của nguyên tử là

  • A. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.
  • B. trạng thái trong đó mọi êlectrôn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.
  • C. trạng thái đứng yên của nguyên tử.
  • D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
Câu 4
Mã câu hỏi: 165223

Biết công thoát của electron khỏi kim loại Vônfram là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của Vônfram bằng

  • A. 0,675 μm. 
  • B. 0,305 μm.       
  • C. 0,276 μm.    
  • D. 0,455 μm.
Câu 5
Mã câu hỏi: 165224

Hạt nhân  có cấu tạo gồm:

  • A. 27p và 60n.     
  • B. 27p và 33n.      
  • C. 33p và 27n.     
  • D. 33p và 27n.
Câu 6
Mã câu hỏi: 165225

Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,6 μm. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?

  • A. 0,38 μm. 
  • B. 0,45 μm.    
  • C. 0,50 μm. 
  • D. 0,65 μm.
Câu 7
Mã câu hỏi: 165226

Phát biểu nào sau đây về sự tán sắc là sai?

  • A. Khi chiếu xiên góc một tia sáng trắng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
  • B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
  • C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
  • D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Câu 8
Mã câu hỏi: 165227

Các bức xạ nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần?

  • A. Tia hồng ngoại, tia tím, tia lục, tia tử ngoại
  • B. Tia hồng ngoại, tia đỏ, tia tím, tia tử ngoại
  • C. Tia tử ngoại,tia tím, tia đỏ, tia hồng ngoại 
  • D. Tia tử ngoại, tia lục, tia tím, tia hồng ngoại
Câu 9
Mã câu hỏi: 165228

Vật nung nóng trên 2000o C không thể phát ra:

  • A. ánh sáng nhìn thấy được   
  • B. tia hồng ngoại         
  • C. tia X
  • D. tia tử ngoại
Câu 10
Mã câu hỏi: 165229

Phát biểu nào về tia tử ngoại sau đây là sai?

  • A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
  • B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.
  • C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
  • D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 11
Mã câu hỏi: 165230

Bức xạ nào được sử dụng để điều khiển việc đóng, mở cửa một cách tự động?

  • A. Tia X
  • B. Tử ngoại  
  • C. Hồng ngoại 
  • D. Tia gamma
Câu 12
Mã câu hỏi: 165231

Chọn phát biểu đúng. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào:

  • A. hiện tượng tán sắc ánh sáng
  • B. hiện tượng quang điện trong
  • C. hiện tượng quang điện ngoài       
  • D. hiện tượng phát quang của chất rắn
Câu 13
Mã câu hỏi: 165232

Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là

  • A.  các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng lớn khi bị nung nóng phát ra.
  • B. ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra.
  • C. các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra ánh sáng.
  • D. những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 3000o
Câu 14
Mã câu hỏi: 165233

Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là

  • A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
  • B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
  • C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
  • D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 165234

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Có tính đơn sắc cao          
  • B. Có tính kết hợp cao          
  • C. Có cường độ lớn
  • D. Có công suất lớn
Câu 16
Mã câu hỏi: 165235

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a được chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D (D >> a) ta thu được hệ vân giao thoa. Khoảng cách x từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k trên màn quan sát là:

  • A. x=kλ/D   
  • B. x=kλa/D
  • C. x=ka/Dλ      
  • D. x=kλa/D
Câu 17
Mã câu hỏi: 165236

Trong chân không, bức xạ đơn sắc lục có bước sóng là 0,55µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là

  • A. 2,62 eV  
  • B. 3,16 eV   
  • C. 2,26 eV
  • D. 3,61eV
Câu 18
Mã câu hỏi: 165237

Chọn phát biểu sai khi nói về hạt nhân nguyên tử có nguyên tử số là Z và số khối A       

  • A. Số nơtron N chính là hiệu A-Z
  • B. Hạt nhân có Z prôtôn
  • C. Số khối A chính là số nuclôn tạo nên hạt nhân. 
  • D. Hạt nhân trung hòa về điện.    
Câu 19
Mã câu hỏi: 165238

Bắn phá hạt nhân  bằng hạt α thu được một hạt proton và một hạt Oxi. Cho biết khối lượng các hạt nhân mN = 13,9992u; mp = 1,0073u; mα = 4,0015u ; mO = 16,9947u; u = 931MeV. Phản ứng này:

  • A. thu năng lượng là 1,21 MeV
  • B. thu năng lượng là 1,39.10-6 MeV
  • C. tỏa năng lượng là 1,39.10-6 MeV   
  • D. Tỏa năng lượng 1,21 MeV 
Câu 20
Mã câu hỏi: 165239

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2m. Ánh sáng chiếu vào 2 khe có bước sóng 0,65 µm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 (tính từ vân trung tâm) là

  • A. 7,15 mm
  • B. 6,50 mm   
  • C. 5,85 mm  
  • D. 5,20 mm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 165240

Hạt nhân Đơteri  có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của proton là 1,0073u và khối lượng của notron là 1,0087u. Lấy 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân  là:

  • A. 2,02 MeV 
  • B. 2,23 MeV 
  • C. 1,86 MeV
  • D. 0,67 MeV
Câu 22
Mã câu hỏi: 165241

Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = - 0,85 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = - 3,40 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng

  • A. 0,654.10-5 m  
  • B. 0,654.10-6 m  
  • C.  0,487.10-6 m  
  • D. 0,487.10-5 m
Câu 23
Mã câu hỏi: 165242

Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 > λ1.Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 14 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 2 vân,, bước sóng của λ2 là

  • A.  0,72 μm 
  • B. 0,54 μm 
  • C. 0,45 μm
  • D. 0,48 μm
Câu 24
Mã câu hỏi: 165243

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng. Biết khoảng cách hai khe S1S2 = 0,35 mm, khoảng cách từ D = 1,5m và bước sóng λ = 0,7μm. Tìm khoảng cách của hai vân sáng liên tiếp?

  • A.  2 mm.
  • B. 3 mm
  • C. 4 mm.  
  • D. 1,5mm.
Câu 25
Mã câu hỏi: 165244

Năng lượng các trạng thái dừng của nguyên tử hyđro tính theo công thức: En=−13,6/n2eV

với n = 1, 2, 3,... Nguyên tử hyđro đang ở trạng thái cơ bản, khi nhận được năng lượng kích thích thì bán kính quỹ đạo của electron tăng lên 16 lần. Bước sóng dài nhất mà đám khí có thể phát ra khi chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn là

  • A. 2,16 µm.  
  • B. 0,0974 µm. 
  • C. 0,656 µm.   
  • D. 1,88 µm.
Câu 26
Mã câu hỏi: 165245

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng nếu thay ánh sáng đơn sắc lục bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

  • A. khoảng vân không thay đổi 
  • B. khoảng vân tăng lên
  • C. vị trí vân trung tâm thay đổi   
  • D. khoảng vân giảm xuống.
Câu 27
Mã câu hỏi: 165246

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng có hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc năm nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là

  • A.  7,2mm 
  • B. 6mm
  • C. 12mm  
  • D. 7,8mm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 165247

Thang sóng điện từ sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

  • A. sóng vô tuyến, tia X, tia gamma, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
  • B. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia gamma.
  • C. tia gama, tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến.
  • D. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia X, tia gamma.
Câu 29
Mã câu hỏi: 165248

Với r0 là bán kính Bohr, bán kính nào dưới đây không thể là bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđro?

  • A. rn=9r0
  • B. rn=4r0  
  • C. rn=16r0 
  • D. rn=8r0
Câu 30
Mã câu hỏi: 165249

Công thoát êlectrôn ra khỏi một kim loại là A = 4,14eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

  • A. 0,36μm.
  • B. 0,22μm.
  • C. 0,30μm.    
  • D. 0,66μm.
Câu 31
Mã câu hỏi: 165250

Quang phổ liên tục của một vật:

  • A. không phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ. 
  • B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
  • C.  chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật. 
  • D. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ.
Câu 32
Mã câu hỏi: 165251

Natri  là chất phóng xạ β- có chu kì bán rã là T. Ở thời điểm t = 0, khối lượng natri là 12g. Sau khoảng thời gian 3T thì số hạt β- sinh ra là

  • A.  1023 hạt.  
  • B. 2.1023 hạt
  • C. 5,27.1023 hạt.  
  • D. 2,63.1023 hạt.
Câu 33
Mã câu hỏi: 165252

Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

  • A.  Xảy ra ở hạt nhân có số khối lớn
  • B. Là phản ứng có thể điều khiển được
  • C. Xảy ra ở nhiệt độ rất cao           
  • D. Là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 165253

Quá trình phóng xạ nào không có sự biến đổi cấu tạo hạt nhân?

  • A. Phóng xạ α.
  • B. Phóng xạ γ
  • C. Phóng xạ β+.
  • D. Phóng xạ β-
Câu 35
Mã câu hỏi: 165254

Trong công nghiệp, tia laser được dùng để khoan, cắt, tôi... chính xác trên kim loại là dựa vào đặc điểm nào của tia laser?

  • A. Cường độ lớn và tần số cao. 
  • B. Tính đơn sắc và kết hợp cao.
  • C. Cường độ lớn và tính định hướng cao.
  • D. Tính kết hợp và tính định hướng cao.
Câu 36
Mã câu hỏi: 165255

Trong một thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Bề rộng 6 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8mm. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

  • A. 7,5.1014 Hz.      
  • B. 6,25.108 Hz
  • C. 6,25.1014 Hz    
  • D. 7,5.10Hz
Câu 37
Mã câu hỏi: 165256

Công dụng nào sau đây không phải của tia tử ngoại?

  • A. Chữa bệnh còi xương.
  • B. Tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.
  • C. Được ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa của tivi, quạt, máy lạnh.
  • D. Dùng để tiệt trùng thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 165257

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6µm và λ2 = 0,4µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng λ1, số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 5
Câu 39
Mã câu hỏi: 165258

Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
  • B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
  • C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
  • D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Câu 40
Mã câu hỏi: 165259

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là U = 30kV. Xem như vận tốc ban đầu của chùm êlectrôn phát ra từ catốt bằng không. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này phát ra có thể là

  • A. 60,38.1018 Hz.      
  • B. 7,25.1018 Hz.
  • C. 60,38.1015 Hz.    
  • D. 7,25.1015 Hz.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ