Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trãi

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 88229

Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động nằm ngang với vận tốc 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với vận tốc 2 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là

  • A. 4,9 kg.m/s 
  • B. 1,1 kg.m/s  
  • C. 3,5 kg.m/s 
  • D. 2,45 kg.m/s
Câu 2
Mã câu hỏi: 88230

Một hệ gồm hai vật có khối lượng m­1 = 1 kg và m2 = 4 kg, có vận tốc v1 = 3 m/s; v2 = 1 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng vuông góc với nahu. Độ lớn động lượng của hệ là

  • A. 5 kg.m/s    
  • B. 7 kg.m/s    
  • C. 1 kg.m/s  
  • D. 14 kg.m/s   
Câu 3
Mã câu hỏi: 88231

Trong các đại lượng vật lý sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?

  • A.  thể tích 
  • B. khối lượng
  • C. áp suất  
  • D. nhiệt độ tuyệt đối
Câu 4
Mã câu hỏi: 88232

Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và áp suất 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3.

  • A.  1,87 kg/m3  
  • B. 15,8 kg/m3  
  • C. 18,6 kg/m3  
  • D. 15,8 kg/m3 
Câu 5
Mã câu hỏi: 88233

Khí trong xilanh lúc đầu có áp suất 2 atm, nhiệt độ 27oC và thể tích 150 cm3. Khi pittong nén khí đến 50 cm3 và áp suất là 10 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là

  • A. 227oC
  • B. 333oC
  • C. 500o
  • D. 285oC
Câu 6
Mã câu hỏi: 88234

Một lượng khí ở nhiệt đọ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt kí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là

  • A. 2,00 m3 
  • B. 0,50 m3
  • C. 0,14 m 
  • D.  1,8 m3
Câu 7
Mã câu hỏi: 88235

Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pittong nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Áp suất khí trong xilanh lúc này bằng bao nhiêu ?

Coi nhiệt độ không đổi.

  • A. 3.105 Pa 
  • B. 4.105 Pa
  • C.  5.105 Pa  
  • D. 2.105 Pa     
Câu 8
Mã câu hỏi: 88236

Quả cầu nhôm có khối lượng m1 = 800 g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu có khối lượng m2 = 200 g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu nhập làm một. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là

  • A. 800 m/s 
  • B. 8 m/s
  • C. 80 m/s  
  • D. 0,8 m/s
Câu 9
Mã câu hỏi: 88237

Một gàu nước khối lượng 10 k g được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất cảu lực kéo là

  • A. 3 W
  • B. 4 W
  • C. 5 W 
  • D. 6 W
Câu 10
Mã câu hỏi: 88238

Một quả cầu khối lượng 500 g, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 20m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)

  • A. 22 m/s 
  • B. 20 m/s
  • C. 18 m/s 
  • D.  20 m/s
Câu 11
Mã câu hỏi: 88239

Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 0,9 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên tới độ cao h’ = 1,35 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua qua sự mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị bằng bao nhiêu ?

  • A. 3 m/s 
  • B. 3,5 m/s
  • C. 0,3 m/s
  • D. 0,25 m/s
Câu 12
Mã câu hỏi: 88240

Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 9 cm, độ cứng là 10 N/m. Lúc lò xo bị nén chỉ còn dài 6 cm thì có thể bắn lên theo phương thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên tới độ cao h bằng bao nhiêu ?  Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 0,5 m
  • B. 15 m
  • C.  2,5 m
  • D. 1,5 m
Câu 13
Mã câu hỏi: 88241

Một lượng khí ở nhiệt độ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là

  • A. 2,00 m3  
  • B. 0,50 m3
  • C. 0,14 m
  • D. 1,8 m3
Câu 14
Mã câu hỏi: 88242

Biết 10 g chì khi truyền nhiệt 260 J, tăng nhiệt từ 15oC đến 35oC. Nhiệt dung riêng của chì là   

  • A. 135 J/kg.K    
  • B. 130 J/kg.K
  • C. 260 J/kg.K   
  • D. 520 J/kg.K       
Câu 15
Mã câu hỏi: 88243

Đơn vị nào là của động năng?

  • A. J
  • B. N
  • C. kgm/s 
  • D. m/s
Câu 16
Mã câu hỏi: 88244

Chất rắn có tính chất nào cho sau đây?

  • A. Có thể nén được dễ dàng
  • B. Không có thể tích riêng
  • C. Có hình dạng riêng xác định
  • D. Không có hình dạng riêng xác định
Câu 17
Mã câu hỏi: 88245

Nhiệt lượng mà một vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:

  • A. Q=mc
  • B. Q=mΔt
  • C. Q=mcΔt
  • D. Q=cΔt
Câu 18
Mã câu hỏi: 88246

Theo nguyên lí I nhiệt động lực học có công thức ΔU=Q+A. Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:

  • A. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A > 0 
  • B. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A < 0
  • C. ΔU=Q+A khi Q < 0 và A > 0 
  • D. ΔU=Q+AΔ khi Q < 0 và A < 0
Câu 19
Mã câu hỏi: 88247

Chất rắn kết tinh có đặc điểm ( tính chất ) nào sau đây?

  • A. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định
  • B. Có cấu trúc tinh thể
  • C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
  • D. Không có dạng hình học xác định
Câu 20
Mã câu hỏi: 88248

Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

  • A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
  • B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
  • C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
  • D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Câu 21
Mã câu hỏi: 88249

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

  • A. Có dạng hình học xác định.
  • B. Có cấu trúc tinh thể.
  • C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
  • D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 22
Mã câu hỏi: 88250

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

  • A. Có dạng hình học xác định.
  • B. Có cấu trúc tinh thể.
  • C. Có tính dị hướng.
  • D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 23
Mã câu hỏi: 88251

Một sợi dây bàng đồng thai dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực có 25 N thì nó dãn ra một đoàn bằng 4 mm. Suất Y – âng của đồng thau có giá trị là

  • A. E = 8,95.109 Pa   
  • B. E = 8,95.1010 Pa 
  • C. E = 8,95.1011 Pa  
  • D. E = 8,95.1012 Pa    
Câu 24
Mã câu hỏi: 88252

Một vòng dây kim loại có đường kình 8 cm được dìm ngang trong chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo đượng lực phải tác dụng thêm do lực căng bền mặt là 9,2.10-3. Hệ số căng bề mặt cảu dầu trong chậu là giá trị nào sau đây ?

  • A. σ=18,4.10−3N/m
  • B. σ=18,4.10−4N/mσ
  • C. σ=18,4.10−5N/m
  • D. σ=18,4.10−6N/m
Câu 25
Mã câu hỏi: 88253

Ở 25oC, không khí có độ ẩm tỉ đối là 55,65%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí là12,8 g/m3; 15oC

  • A. 17,5 g/m3; 20oC   
  • B. 21,4 g/m3; 25oC
  • C. 9,2 g/m3; 10oC       
  • D. 12,8 g/m3; 15oC
Câu 26
Mã câu hỏi: 88254

Một ống mao dẫn hở cả hai đầu có bán kính r = 1 mm được nhúng thẳng đứng trong nước. Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m, lấy g = 9,8 m/s2. Chiều cao cột nước dâng lên trong ống mao dẫn là

  • A. 150 mm 
  • B. 15 mm
  • C. 30 mm 
  • D. 7,5 mm
Câu 27
Mã câu hỏi: 88255

Chọn phát biểu sai về đặc điểm sự nóng chảy.

  • A. sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng
  • B. nhiệt độ ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy
  • C. nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất nhưng không phụ thuộc vào áp suất ngoài
  • D. chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Câu 28
Mã câu hỏi: 88256

Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước đá là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 4 kg lên 20oC là 

  • A. 16,96.10-5 J
  • B. 16,96.102 J 
  • C. 16,96.105 J 
  • D. 126,96.103 J   
Câu 29
Mã câu hỏi: 88257

Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?

  • A. Độ lớn của lực tác dụng.
  • B. Độ dài ban đầu của thanh.
  • C. Tiết diện ngang của thanh.
  • D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.
Câu 30
Mã câu hỏi: 88258

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?

  • A. Tiết diện ngang của thanh.
  • B. Ứng suất tác dụng vào thanh.
  • C. Độ dài ban đầu của thanh.
  • D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 31
Mã câu hỏi: 88259

Độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc những yếu tố nào dưới đây?

  • A. Chất liệu của vật rắn.
  • B. Tiết diện của vật rắn.
  • C. Độ dài ban đầu của vật rắn.
  • D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 32
Mã câu hỏi: 88260

Không khí ở 30C có hơi bão hòa ở 20oC. Cho biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20oC bằng 17,3 g/m3 và ở 30oC bằng 30,3 g/m3. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC là

  • A. a = 30,3 g/mvà f = 17,3 %
  • B. a = 17,3 g/m3 và f = 30,3 %
  • C. a = 17,3 g/m3 và f = 57 %
  • D. tất cả đều sai
Câu 33
Mã câu hỏi: 88261

Một sợ dây sắt dài gấp đôi nhưng có diện tích nhỏ bằng một nửa tiết diện của sợ dây động. Giữ chặt đầu trên của chúng bằng hai vật nặng giống nhau. Sợi dây đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợ dây sắt bị dãn nhiều hay ít hơn đồng ?

  • A. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần
  • B. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần
  • C. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 2,5 lần
  • D. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần
Câu 34
Mã câu hỏi: 88262

Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ ?

  • A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn.
  • B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn.
  • C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh.
  • D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh.
Câu 35
Mã câu hỏi: 88263

Một thước thép ở 200 C có độ dài 1 000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?

  • A. 2,4 mm. 
  • B. 3,2 mm.
  • C. 0,22 mm.  
  • D. 4,2 mm.
Câu 36
Mã câu hỏi: 88264

Câu nào sau đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

  • A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng.
  • B. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
  • C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
  • D. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn f tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.
Câu 37
Mã câu hỏi: 88265

Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang ?

  • A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước.
  • B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
  • C. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác- si- mét.
  • D. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.
Câu 38
Mã câu hỏi: 88266

Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?

  • A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bàn thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
  • B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
  • C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
  • D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt,nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 88267

Thanh thép có suất Y – âng \({2.10^{11}}\;Pa\) và đường kính tiết diện 2 cm, được nén với lực 3.105 N thì độ co tỉ đối của thanh là bao nhiêu ?

  • A. 0,25%
  • B. 0,47%
  • C. 0,49%
  • D. 0,65%
Câu 40
Mã câu hỏi: 88268

Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Khi bị kéo bằng một lực 25N thì nó dãn ra một đoạn bằng 4mm. Suất Y –âng của đồng thau có giá trị là

  • A. E = 8,95.109 Pa  
  • B. E = 8,95.1010 Pa
  • C. E = 8,95.1011 Pa 
  • D. E = 8,95.1012 Pa

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ