Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 70189

Hãy cho biết: Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ gọi là gì?

  • A. Nòi kí sinh
  • B. Nòi sinh học
  • C. Nòi sinh thái
  • D. Nòi địa lý
Câu 2
Mã câu hỏi: 70190

Đâu là sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt?

  • A. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó
  • B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi
  • C. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi
  • D. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi
Câu 3
Mã câu hỏi: 70191

Đâu là phát biểu sai về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

  • A. Cạnh tranh xảy ra khi thức ăn hoặc các nguồn sống khác trở nên khan hiếm.
  • B. Cạnh tranh làm xuất hiện đặc điểm thích nghi của các cá thể trong quần thể.
  • C. Cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp.
  • D. Cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trở nên đối kháng nhau.
Câu 4
Mã câu hỏi: 70192

Chọn phát biểu không đúng về quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

  • A. Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng xuất cư.
  • B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
  • C. Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
  • D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.
Câu 5
Mã câu hỏi: 70193

Hãy cho biết: Các cá thể trong một quần thể không có quan hệ sinh thái nào?

  • A. Quan hệ hỗ trợ 
  • B. Quan hệ cạnh tranh khác loài
  • C. Quan hệ đối địch
  • D. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
Câu 6
Mã câu hỏi: 70194

Đâu là yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người?

  • A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó 
  • B. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong 
  • C. Tỉ lệ giới tính 
  • D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người
Câu 7
Mã câu hỏi: 70195

Dựa vào tháp dân số người ta biết được?

  • A. Đặc trưng dân số của mỗi nước 
  • B. Thành phần dân số của mỗi nước 
  • C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước
  • D. Tỉ lệ nam/nữ của mỗi nước
Câu 8
Mã câu hỏi: 70196

Hãy cho biết: Quần thể người có những nhóm tuổi nào?

  • A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc 
  • B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản 
  • C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc 
  • D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
Câu 9
Mã câu hỏi: 70197

Chọn phương án đúng: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là?

  • A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá 
  • B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử 
  • C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử
  • D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
Câu 10
Mã câu hỏi: 70198

Cho biết: Quần thể người có những đặc trưng kinh tế-xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có là vì?

  • A. Con người có lao động và tư duy
  • B. Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể
  • C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 70199

Hãy cho biết: Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số nào?

  • A. độ đa dạng
  • B. độ nhiều
  • C. độ thường gặp
  • D. cả A, B, C đều đúng
Câu 12
Mã câu hỏi: 70200

Hãy xác định khái niệm sau mô tả về điều gì: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau?

  • A. quần xã sinh vật
  • B. hệ sinh thái
  • C. sinh cảnh
  • D. hệ thống quần thể
Câu 13
Mã câu hỏi: 70201

Xác định khi nói về quần xã sinh vật, ý kiến nào sai?

  • A. Quần xã sinh vật là một cấu trúc động.
  • B. Trong một quần xã có các mối quan hệ sinh thái cùng loài và khác loài.
  • C. Quần xã có thể ổn định cả trăm năm.
  • D. Trong điều kiện tự nhiên, không có quần xã nào được hình thành và biến mất trong vài tháng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 70202

Hoàn thành câu: Sự cân bằng trong quần xã là nhờ.......

  • A. số lượng cá thể ở mỗi quần thể luôn ổn định
  • B. sinh cảnh của quần xã luôn ổn định
  • C. hiện tượng khống chế sinh học
  • D. sự tác động qua lại giữa môi trường và quần xã
Câu 15
Mã câu hỏi: 70203

Em hãy cho biết: Tập hợp các sinh vật nào được coi là một quần xã ?

  • A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc
  • B. Những con hổ sống trong vườn bách thú
  • C. Đàn voi trong rừng
  • D. Tôm, cá trong hồ tây
Câu 16
Mã câu hỏi: 70204

Chọn từ đúng: Quang hợp đòi hỏi......  như một nguồn năng lượng.

  • A. ATP
  • B. Oxy
  • C. nhiệt
  • D. ánh sáng mặt trời
Câu 17
Mã câu hỏi: 70205

Đâu là lợi ích của động vật sống thành đàn?

  • A. Giảm được tỉ lệ sinh sản cho đàn
  • B. Tăng khả năng chống chịu nhiệt độ.
  • C. Tìm kiếm nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù sớm và tự vệ tốt hơn.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 70206

Hãy cho biết: Sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản nào được viết đúng?

  • A. Động vật đáy → lá cây bị phân giải → cá chép.
  • B. Cá chép → lá cây bị phân giải → động vật đáy.
  • C. Lá cây bị phân giải → cá chép → động vật đáy.
  • D. Lá cây bị phân giải → động vật đáy → cá chép.
Câu 19
Mã câu hỏi: 70207

Xác định: Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là?

  • A. Sinh vật sản xuất
  • B. Sinh vật tiêu thụ
  • C. Sinh vật phân giải
  • D. Vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật phân giải
Câu 20
Mã câu hỏi: 70208

Hãy cho biết: Thuật ngữ nào chỉ sự tương tác giữa các nhóm sinh vật với môi trường không sống?

  • A. sinh quyển
  • B. quần xã sinh vật
  • C. môi trường sống
  • D. hệ sinh thái
Câu 21
Mã câu hỏi: 70209

Cho biết: Ô nhiễm môi trường là do con người đã làm gì?

  • A. Săn bắt thú quý hiếm
  • B. Khai thác rừng bừa bãi
  • C. Xả rác, chất thải bừa bãi
  • D. Cả A, B và C
Câu 22
Mã câu hỏi: 70210

Xác định: Các nhà máy sản xuất, các khu nhà ở, các công viên…thuộc thành phần môi trường nào?

  • A. Môi trường tự nhiên
  • B. Môi trường nhân tạo
  • C. Môi trường xã hội
  • D. A, B và C đều sai
Câu 23
Mã câu hỏi: 70211

Hãy cho biết: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?

  • A. khai thác khoáng sản
  • B. phục hồi và trồng rừng mới
  • C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
  • D. đốt rừng lấy đất trồng trọt
Câu 24
Mã câu hỏi: 70212

Hãy cho biết: Mất cân bằng sinh thái là hậu quả của hoạt động nào của con người?

  • A. Hái lượm
  • B. Chăn thả gia súc
  • C. Trồng trọt
  • D. Đốt rừng
Câu 25
Mã câu hỏi: 70213

Em hãy cho biết: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Mất nơi ở của nhiều loài động vật
  • B. Xói mòn và thoái hóa đất
  • C. Mất cân bằng sinh thái
  • D. Cả A, B, C
Câu 26
Mã câu hỏi: 70214

Đâu là nguyên nhân chủ yếu dân đến ô nhiêm môi trường hiện nay?

  • A. Do hoạt động của con người gây ra
  • B. Núi lửa
  • C.  Động đất
  • D. Sóng thần
Câu 27
Mã câu hỏi: 70215

Đây là hiện tượng gì biết: Hiện tượng này xảy ra khi các chất khí hoạt động giống như thủy tinh trong nhà kính, cho phép ánh sáng nhìn thấy đi vào nhưng giữ nhiệt.

  • A. Bức xạ mặt trời
  • B. yếu tố phi sinh học
  • C. hiệu ứng ôzôn
  • D. hiệu ứng nhà kính
Câu 28
Mã câu hỏi: 70216

Hãy cho biết: Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính gây ra sự gia tăng?

  • A. nhiệt độ.
  • B. ôxy và khí cacbonic.
  • C. vòng tuần hoàn nước.
  • D. cac-bon đi-ô-xít.
Câu 29
Mã câu hỏi: 70217

Em hãy cho biết: Hiện tượng nào không phải là biểu hiện của abiến đổi khí hậu?

  • A. Ô nhiễm môi trường.
  • B. Băng tan.
  • C. Nhiệt độ trái đất tăng lên.
  • D. Tăng mực nước biển.
Câu 30
Mã câu hỏi: 70218

Xác định đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước biển?

  • A.  Do dòng chảy bị tắc và do xả rác bẩn xuống sông
  • B. Do dòng chảy bị tắc do rác thải, nước ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
  • C. Rác thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch, tràn dầu
  • D. Cả A, B và C
Câu 31
Mã câu hỏi: 70219

Đâu là biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất?

  • A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất
  • B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn
  • C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất
  • D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng
Câu 32
Mã câu hỏi: 70220

Xác định: Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh?

  • A. Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầù mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên...
  • B. Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
  • C. Dạng tài nguyên được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
  • D. Năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều để thay thế các nguồn năng lượng đang bị cạn kiệt dần và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 33
Mã câu hỏi: 70221

Xác định: Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?

  • A. Tài nguyên tái sinh.
  • B. Tài nguyên không tái sinh.
  • C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  • D. Không thuộc loại nào nêu trên.
Câu 34
Mã câu hỏi: 70222

Xác định: Dầu lửa, than đá, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản thuộc dạng tài nguyên nào?

  • A. tái sinh
  • B.  không tái sinh
  • C. năng lượng vĩnh cửu
  • D. không thuộc dạng nào
Câu 35
Mã câu hỏi: 70223

Đâu là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời
  • B. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
  • C. Năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời
  • D. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thuỷ lực
Câu 36
Mã câu hỏi: 70224

Xác định đâu là tài nguyên tái sinh?

  • A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
  • B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
  • C. Dầu mỏ và tài nguyên nước
  • D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật
Câu 37
Mã câu hỏi: 70225

Đâu là loài ngoại lai nguy hiểm xâm nhập vào nước ta?

  • A. Ốc bươu vàng
  • B. Tôm càng xanh
  • C. Cây bàng
  • D. Bò sữa Hà Lan
Câu 38
Mã câu hỏi: 70226

Hãy cho biết: Bảo vệ rừng là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nào?

  • A. Phát triển nông nghiệp.
  • B. Bảo vệ đất trồng.
  • C. Bảo vệ bầu không khí.
  • D. Bảo vệ môi trường.
Câu 39
Mã câu hỏi: 70227

Hãy cho biết: Bảo vệ rừng là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nào?

  • A. Phát triển nông nghiệp.
  • B. Bảo vệ đất trồng.
  • C. Bảo vệ bầu không khí.
  • D. Bảo vệ môi trường.
Câu 40
Mã câu hỏi: 70228

Khi nói về mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên, đâu là phát biểu đúng?

  • A. Môi trường mang lại lợi ích cho con người và sản sinh giá trị kinh tế
  • B. Tài nguyên mang lại lợi ích cho con người và sản sinh giá trị kinh tế
  • C. Môi trường không mang lại lợi ích cho con người và không sản sinh giá trị kinh tế
  • D. Tài nguyên không mang lại lợi ích cho con người và không sản sinh giá trị kinh tế

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ