Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Châu Thành 1

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (6 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 84132

Phần 1: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Câu 2
Mã câu hỏi: 84133

Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? (0.5đ). Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

Xem đáp án
Câu 3
Mã câu hỏi: 84134

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ? (0.5đ). Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó? (1.5đ)

Xem đáp án
Câu 4
Mã câu hỏi: 84135

Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ. (1.0đ)

Xem đáp án
Câu 5
Mã câu hỏi: 84136

Phần 2. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 6
Mã câu hỏi: 84137

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“...Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

(Trích “Trao duyên” - “Truyện Kiều”- Nguyễn Du).

Xem đáp án

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ