Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 Trường THCS Phan Bội Châu

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 75084

Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973? 

  • A. Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
  • B. Hậu phương chi viện cho miền Nam
  • C. Căn cứ địa quan trọng nhất
  • D. Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế
Câu 2
Mã câu hỏi: 75085

Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc từ năm 1969 đến trước tháng 4-1972 là

  • A. Khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa, chi viện cho miền Nam
  • B. Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
  • C. Chi viện cho miền Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
  • D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
Câu 3
Mã câu hỏi: 75086

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là  

  • A. Vĩ tuyến 13
  • B. Vĩ tuyến 14
  • C. Vĩ tuyến 16
  • D. Vĩ tuyến 17
Câu 4
Mã câu hỏi: 75087

Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?  

  • A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường
  • B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường
  • C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự
  • D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại
Câu 5
Mã câu hỏi: 75088

Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?  

  • A. Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
  • B. Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
  • C. Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
  • D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
Câu 6
Mã câu hỏi: 75089

Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?  

  • A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
  • B. Hiệp định Pari 1973
  • C. Trận Điện Biên Phủ trên không 1972
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 7
Mã câu hỏi: 75090

Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là  

  • A. Tự túc được một phần lương thực
  • B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới
  • C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á
  • D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu
Câu 8
Mã câu hỏi: 75091

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là  

  • A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
  • B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
  • C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
  • D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công
Câu 9
Mã câu hỏi: 75092

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?  

  • A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ
  • B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc
  • C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn
  • D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn
Câu 10
Mã câu hỏi: 75093

Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?

  • A. Đảng Lao động Việt Nam
  • B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
  • C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
  • D. Trung ương cục miền Nam
Câu 11
Mã câu hỏi: 75094

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
  • B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
  • C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
  • D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Câu 12
Mã câu hỏi: 75095

Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 quân dân Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào  

  • A. Đánh du kích.
  • B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
  • C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
  • D. Đánh du kích, mai phục dài ngày.
Câu 13
Mã câu hỏi: 75096

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?  

  • A. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
  • B. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  • C. Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
  • D. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
Câu 14
Mã câu hỏi: 75097

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?  

  • A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước
  • B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH
  • C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp
  • D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Câu 15
Mã câu hỏi: 75098

Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là 

  • A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
  • B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân
  • C. Sự ủng hộ của quốc tế
  • D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
Câu 16
Mã câu hỏi: 75099

Lý do chủ yếu để Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II (1951) là

  • A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức
  • B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế
  • C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
  • D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Câu 17
Mã câu hỏi: 75100

Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là

  • A. Điện Biên Phủ
  • B. Đồng bằng Bắc Bộ
  • C. Thượng Lào
  • D. Bắc Tây Nguyên
Câu 18
Mã câu hỏi: 75101

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là  

  • A. Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava
  • B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava
  • C. Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ
  • D. Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ
Câu 19
Mã câu hỏi: 75102

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? 

  • A. Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam
  • C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước
  • D. Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam
Câu 20
Mã câu hỏi: 75103

Mục tiêu chính của cuôc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972 là 

  • A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc
  • B. Đè bẹp ý chí của nhân dân Việt Nam
  • C. Giành thắng lợi quân sự quyết định để buộc Việt Nam kí một hiệp định có lợi cho Mĩ
  • D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 21
Mã câu hỏi: 75104

Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?  

  • A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất
  • B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới
  • C. Phong trào cách mạng thế giới đi vào giai đoạn thoái trào
  • D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc
Câu 22
Mã câu hỏi: 75105

Nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là gì?  

  • A. Giải phóng dân tộc
  • B. Thổ địa cách mạng
  • C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
  • D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Câu 23
Mã câu hỏi: 75106

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là  

  • A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng
  • B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến
  • C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương
  • D. Là những trận quyết chiến chiến lược
Câu 24
Mã câu hỏi: 75107

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?  

  • A. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam
  • B. Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ
  • C. Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới
  • D. Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
Câu 25
Mã câu hỏi: 75108

Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

  • A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
  • B. Bảo vệ hòa bình
  • C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
  • D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng
Câu 26
Mã câu hỏi: 75109

Tại sao có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

  • A. Đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ
  • B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp phát triển mạnh
  • C. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp
  • D. Đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc
Câu 27
Mã câu hỏi: 75110

Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?  

  • A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
  • B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
  • C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
  • D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Câu 28
Mã câu hỏi: 75111

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

  • A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
  • B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
  • C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
  • D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù
Câu 29
Mã câu hỏi: 75112

Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

  • A. Quân đội Mĩ
  • B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
  • C. Quân đồng minh của Mĩ
  • D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa
Câu 30
Mã câu hỏi: 75113

Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

  • A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân
  • B. Mở các cuộc càn quét
  • C. Dồn dân lập ấp chiến lược
  • D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định
Câu 31
Mã câu hỏi: 75114

Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?  

  • A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam
  • B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
  • D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Câu 32
Mã câu hỏi: 75115

Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 là  

  • A. Phong trào hòa bình (1954)
  • B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
  • C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)
  • D. Tiến công chiến lược (1972)
Câu 33
Mã câu hỏi: 75116

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

  • A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công
  • B. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt
  • C. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
  • D. Đồng khởi
Câu 34
Mã câu hỏi: 75117

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào? 

  • A. Chiến dịch Tây Nguyên
  • B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
  • C. Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh
Câu 35
Mã câu hỏi: 75118

Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

  • A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
  • D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 75119

Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

  • A. Trận Núi Thành (1965)
  • B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-196
  • C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
  • D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1968-1969
Câu 37
Mã câu hỏi: 75120

Sự kiện nào đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?  

  • A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
  • B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
  • C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
  • D. Chính quyền Xô Viết được thành lập
Câu 38
Mã câu hỏi: 75121

Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về 

  • A. loại hình chiến dịch.
  • B. địa hình tác chiến
  • C. đối tượng tác chiến
  • D. lực lượng chủ yếu
Câu 39
Mã câu hỏi: 75122

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ không nhằm mục tiêu gì? 

  • A. Tiêu diệt lực lượng địch ở Điên Biên Phủ
  • B. Giải phóng Tây Bắc
  • C. Giải phóng toàn bộ phía Bắc
  • D. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào
Câu 40
Mã câu hỏi: 75123

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?  

  • A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
  • B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệ
  • C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
  • D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ