Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

08/07/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 241370

Sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Sự phát triển của nông nghiệp. 
  • B. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại. 
  • C. Sự phát triển của thủ công nghiệp. 
  • D. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường. 
Câu 2
Mã câu hỏi: 241371

Nội dung nào sau đây không phải điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

  • A. Đất nước độc lập, thống nhất. 
  • B. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất. 
  • C. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam. 
  • D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 241372

Quân Mông - Nguyên cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt còn dong thuyền tấn công quốc gia nào?

  • A. Chiêm Thành.    
  • B. Phù Nam. 
  • C. Chân Lạp.     
  • D. Champa. 
Câu 4
Mã câu hỏi: 241373

Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

  • A. Đất nước độc lập, thống nhất
  • B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam
  • C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất
  • D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất
Câu 5
Mã câu hỏi: 241374

Hiến pháp 1787 đã xác lập thể chế chính trị của Hoa Kì là

  • A. Cộng hòa đại nghị
  • B. Cộng hòa tổng thống
  • C. Quân chủ lập hiến
  • D. Cộng hòa xô viết 
Câu 6
Mã câu hỏi: 241375

Sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã có hành động gì?

  • A. Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
  • B. Kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh.
  • C. Cho quân rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa.
  • D. Tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 7
Mã câu hỏi: 241376

Cho biết trong xã hội của quốc gia cổ Phù Nam có các tầng lớp chính nào?

  • A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
  • B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì. 
  • C. Quý tộc, bình dân, nô lệ. 
  • D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 241377

Văn hóa nước ta dưới thời kì Bắc thuộc (Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. 
  • B. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn. 
  • C. Nhân dân ta tiếp thu tất cả yếu tố của văn hóa Trung Quốc. 
  • D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 241378

Tình hình xã hội Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào?

  • A. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng. 
  • B. Đội ngũ công nhân đông đảo. 
  • C. Tư sản tăng cường bóc lột công nhân. 
  • D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 241379

Trước áp lực tấn công của quân Phổ, giai cấp tư sản Pháp đã

  • A. thành lập "Chính phủ vệ quốc".
  • B. thành lập "Chính phủ phản quốc". 
  • C. đầu hàng và xin đình chiến, để cho quân Phổ tràn vào Pháp. 
  • D. lãnh đạo nhân dân chống quân Phổ. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 241380

Sau khi chiếm được Pa-ri, để củng cố chính quyền mới, quân cách mạng đã thành lập

  • A. Hội đồng quân sự. 
  • B. Chính phủ vệ quốc. 
  • C. Chính phủ cách mạng. 
  • D. Công xã. 
Câu 12
Mã câu hỏi: 241381

Lực lượng sản xuất của các nước tư bản đạt đến trình độ cao vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng 30 đầu thế kỉ XIX. 
  • B. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX. 
  • C. Khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX. 
  • D. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XX. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 241382

Đâu là ngôn ngữ chính của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

  • A. Tiếng Anh.
  • B. Tiếng Pháp. 
  • C. Tiếng Bồ Đào Nha. 
  • D. Tiếng Tây Ban Nha. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 241383

Thực dân Anh đã không thực hiện chính sách gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

  • A. Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp. 
  • B. Không được tự do buôn bán với các nước khác. 
  • C. Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh. 
  • D. Chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.  
Câu 15
Mã câu hỏi: 241384

Tại sao quân đội của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ không thắng nổi đội quân chính quy của Anh khi cuộc chiến tranh bùng nổ?

  • A. Chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến. 
  • B. Nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết. 
  • C. Lực lượng yếu, tổ chức kém. 
  • D. Chưa có chiến thắng mang tính bước ngoặt. 
Câu 16
Mã câu hỏi: 241385

Chế độ Cộng hòa được thiết lập ở Bắc Mĩ theo quy định của Hiến pháp năm 1787 là chế độ gì?

  • A. Quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân. 
  • B. Ngôi vua vẫn còn và đóng vai trò nhất định. 
  • C. Tổng thống nắm toàn bộ quyền lực. 
  • D. Sự kết hợp cai trị của nhà vua và Quốc hội. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 241386

Phát minh đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học là gì? 

  • A. Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ. 
  • B. Phát minh của Ma-ri Quy-ri. 
  • C. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
  • D. Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép. 
Câu 18
Mã câu hỏi: 241387

Việc Rơn-ghen phát hiện ra tia X có ý nghĩa gì quan trọng?

  • A. Chìa khóa tìm hiểu thế giới bên trong nguyên tử. 
  • B. Tìm kiếm nhiều nguồn năng lượng mới. 
  • C. Là ứng dụng quan trọng trong y học. 
  • D. Tìm hiểu cấu trúc của vật chất. 
Câu 19
Mã câu hỏi: 241388

Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ nhưng phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Câu nói này mang thông điệp gì đến cho nhân loại.

  • A. Hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người. 
  • B. Hãy sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới để phục vụ cuộc sống con người. 
  • C. Hãy sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật cho y học để cứu sống con ngưòi. 
  • D. Hãy liên kết các quốc gia để sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới để cải tiến sản xuất. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 241389

Tại sao Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập (1898) nhưng không hoạt động được?

  • A. Các đảng viên bị bắt. 
  • B. Lê-nin thay đổi chủ trương. 
  • C. Gián điệp đột nhập vào trong đảng. 
  • D. Đảng bị phân hóa thành hai phe. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 241390

Sự kiện lịch sử nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?

  • A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pêtécbua (9 -1 -1905). 
  • B. Cuộc tổng bãi công biến thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva (12 - 1905). 
  • C. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin (5 - 1905). 
  • D. Các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập (cuối năm 1905). 
Câu 22
Mã câu hỏi: 241391

Cuộc sống cơ cực của công nhân và nhân dân lao động Nga những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX không do nguyên nhân nào đây?

  • A. Ách áp bức của giai cấp tư sản và tư bản nước Nga. 
  • B. Chính sách của chính quyền Nga hoàng. 
  • C. Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Nhật. 
  • D. Sự thất bại của các phong trào diễn ra mạnh mẽ. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 241392

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là gì?

  • A. Phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904. 
  • B. Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”. 
  • C. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). 
  • D. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 241393

Đâu là một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? 

  • A. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ. 
  • B. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa. 
  • C. Phát triển với nhiều thể loại phong phú. 
  • D. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 241394

Đâu là trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến XVIII?

  • A. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương. 
  • B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng. 
  • C. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng. 
  • D. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 241395

Nội dung nào thể hiện trong các thế kỉ XVI – XVIII Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước?

  • A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa. 
  • B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông. 
  • C. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo. 
  • D. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi. 
Câu 27
Mã câu hỏi: 241396

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, khoa học – tự nhiên không có điều kiện phát triển không xuất phát từ lí do nào sau đây? 

  • A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời. 
  • B. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến. 
  • C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức. 
  • D. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 241397

Sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã có hành động gì?

  • A. Cho quân rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa. 
  • B. Kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. 
  • C. Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. 
  • D. Tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 241398

Khi xây dựng vương triều mới, vua Quang Trung giữ mối quan hệ như thế nào đối với nhà Thanh?

  • A. mâu thuẫn sâu sắc. 
  • B. đối đầu gay gắt. 
  • C. hòa hảo. 
  • D. tuyệt giao hoàn toàn. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 241399

Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.Đoạn tư liệu trên chứng tỏ điều gì?

  • A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi. 
  • B. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta. 
  • C. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn. 
  • D. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 241400

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?

  • A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. 
  • B. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc. 
  • C. Diễn ra trong thời gian ngắn, với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ. 
  • D. Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 241401

Tác dụng quan trọng nhất từ những việc làm của vua Quang Trung sau khi thành lập vương triều là gì?

  • A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. 
  • B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị. 
  • C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm. 
  • D. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
Câu 33
Mã câu hỏi: 241402

Đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

  • A. Phổ biến các tơrớt khổng lồ. 
  • B. Gắn tổ chức độc quyền với tư bản công nghiệp. 
  • C. Hình thành các tổ chức độc quyền sớm. 
  • D. Tiến bộ chậm hơn các nước khác. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 241403

Cho đến năm 1900, tổng sản lượng công nghiệp Đức ở vị trí nào trên thế giới?

  • A. thứ hai.   
  • B. thứ ba. 
  • C. thứ tư.  
  • D. thứ năm. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 241404

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ từ cuối thập niên 70?

  • A. Do thiếu vốn đầu tư của nhà nước. 
  • B. Do sự lạc hậu của máy móc, thiết bị sản xuất. 
  • C. Do mất dần thuộc địa ở châu Phi. 
  • D. Do khủng hoảng kinh tế trầm trọng. 
Câu 36
Mã câu hỏi: 241405

Vì sao Lênin lại nhận định: Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân?

  • A. Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu. 
  • B. Anh thu được nhiều lợi nhuận từ thuộc địa. 
  • C. Anh chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản. 
  • D. Anh tiến hành xâm lược thuộc địa sớm nhất. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 241406

Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?

  • A. Hình luật. 
  • B. Quốc triều Hình luật. 
  • C. Luật Lê Thánh Tông. 
  • D. Hoàng triều Luật lệ. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 241407

Cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. 
  • B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện. 
  • C. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.  
  • D. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 241408

Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?

  • A. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.  
  • B. Chính sách coi trọng nhân tài, đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê. 
  • C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử. 
  • D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 241409

Cho biết đâu là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

  • A. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng. 
  • B. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh. 
  • C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. 
  • D. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ