Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 - THPT Trường Chinh

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 121181

Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua 

  • A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
  • B. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn
  • C.

    Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. 

  • D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
Câu 2
Mã câu hỏi: 121182

Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó lúc có dòng điện chạy qua 

  • A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật.
  • B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật.
  • C.

    Bằng 0. 

  • D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật.
Câu 3
Mã câu hỏi: 121183

Cường độ dòng điện điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút. 

  • A.  1,024.1018.    
  • B. 1,024.1020
  • C. 1,024.1019.      
  • D.  1,024.1021.
Câu 4
Mã câu hỏi: 121184

Tính hiệu suất của 1 bếp điện nếu sau thời gian t = 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước ban đầu ở 20ºC. Biết rằng cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 3A, hiệu điện thế của bếp là U = 220V. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K 

  • A. H = 65 %
  • B. H = 75 %
  • C. H = 95 %      
  • D. H = 85 %
Câu 5
Mã câu hỏi: 121185

Điều nào sai khi nói về đường sức của điện trường tĩnh: 

  • A. Là đường cong không kín
  • B. Có chiều từ điện tích âm sang điện tích dương
  • C.

    Các đường sức không cắt nhau 

  • D. Đường sức mau ở chỗ có điện trường mạnh.
Câu 6
Mã câu hỏi: 121186

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho 

  • A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
  • B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
  • C.

    Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.  

  • D. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
Câu 7
Mã câu hỏi: 121187

Một điện tích q = 0,5 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là: 

  • A. U = 400 (kV)   
  • B. U = 400 (V).
  • C. U = 0,40 (mV)      
  • D. U = 0,40 (V).
Câu 8
Mã câu hỏi: 121188

Cho mạch điện như hình vẽ: Trong đó nguồn điện suất điện động ξ = 6V; r = 1,5Ω; Đ: 3V – 3W. Điều chỉnh R để đèn sáng bình thường. Giá trị của R là: 

  • A. 1,5Ω 
  • B. 0,75Ω
  • C. 0,5Ω       
  • D.
Câu 9
Mã câu hỏi: 121189

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện 

  • A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
  • B. âm là vật đã nhận thêm êlectron.
  • C.

    dương là vật thiếu êlectron. 

  • D. âm là vật thừa êlectron.
Câu 10
Mã câu hỏi: 121190

Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng 

  • A.  Trong kĩ thuật hàn điện.
  • B. Trong kĩ thuật mạ điện.
  • C.

    Trong kĩ thuật đúc điện. 

  • D.  Trong ống phóng điện tử.
Câu 11
Mã câu hỏi: 121191

Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 40 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20ºC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232ºC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là 

  • A. 10,08 mV.  
  • B. 8,48 mV.
  • C. 8 mV.      
  • D. 9,28 mV.
Câu 12
Mã câu hỏi: 121192

Điện phân dung dịch CuSO4 trong 16 phút 5 giây thu được 0,48g Cu. Hỏi cường độ dòng điện qua bình bằng bao nhiêu? 

  • A. 2A   
  • B. 1,5A
  • C. 2,5A          
  • D.  3A
Câu 13
Mã câu hỏi: 121193

Điện phân dung dịch CuSO4 trong 16 phút 5 giây thu được 0,48g Cu. Hỏi cường độ dòng điện qua bình bằng bao nhiêu? 

  • A. 2A   
  • B. 1,5A
  • C. 2,5A          
  • D.  3A
Câu 14
Mã câu hỏi: 121194

Một ắc quy có suất điện động E = 2V. Khi mắc ắcquy này với một vật dẫn để tạo thành mạch điện kín thì nó thực hiện một công bằng 3,15.103J để đưa điện tích qua nguồn trong 15 phút. Khi đó cường độ dòng điện trong mạch là 

  • A. 1,75     
  • B. 1,5
  • C. 1,25             
  • D.  1,05 A
Câu 15
Mã câu hỏi: 121195

Dòng điện không đổi là: 

  • A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
  • B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
  • C.

    Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian  

  • D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 16
Mã câu hỏi: 121196

Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây: 

  • A. 30C  
  • B. 20C    
  • C. 10C      
  • D.  40C
Câu 17
Mã câu hỏi: 121197

Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây: 

  • A. 30C  
  • B. 20C    
  • C. 10C      
  • D.  40C
Câu 18
Mã câu hỏi: 121198

Một mạch điện gồm điện trở thuần 10Ω mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 20V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 10s là: 

  • A.  20J      
  • B. 400J 
  • C. 40J     
  • D. 2000J
Câu 19
Mã câu hỏi: 121199

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: 

  • A. U = 18 (V)
  • B. U = 6 (V).
  • C. U = 12 (V).    
  • D. U = 24 (V).
Câu 20
Mã câu hỏi: 121200

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: 

  • A. U = 18 (V)
  • B. U = 6 (V).
  • C. U = 12 (V).    
  • D. U = 24 (V).
Câu 21
Mã câu hỏi: 121201

Một nguồn có E = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là: 

  • A. 2,25W
  • B.  3W 
  • C.  3,5W       
  • D.  4,5W
Câu 22
Mã câu hỏi: 121202

Một nguồn có E = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là: 

  • A. 2,25W
  • B.  3W 
  • C.  3,5W       
  • D.  4,5W
Câu 23
Mã câu hỏi: 121203

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho: 

  • A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
  • B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
  • C.

    Khả năng thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện. 

  • D. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
Câu 24
Mã câu hỏi: 121204

Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích: 

  • A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.
  • B. Để các thanh than trao đổi điện tích.
  • C.

    Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than. 

  • D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.
Câu 25
Mã câu hỏi: 121205

Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích: 

  • A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.
  • B. Để các thanh than trao đổi điện tích.
  • C.

    Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than. 

  • D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.
Câu 26
Mã câu hỏi: 121206

Tìm câu sai 

  • A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.
  • B. Kim loại dẫn điện tốt.
  • C.

    Điện trở suất của kim loại khá lớn. 

  • D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .
Câu 27
Mã câu hỏi: 121207

Tìm câu sai 

  • A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.
  • B. Kim loại dẫn điện tốt.
  • C.

    Điện trở suất của kim loại khá lớn. 

  • D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .
Câu 28
Mã câu hỏi: 121208

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích 

  • A. tăng nếu hệ có các điện tích dương.
  • B.  giảm nếu hệ có các điện tích âm.
  • C.

     tăng rồi sau đó giảm nếu hệ có hai loại điện tích trên. 

  • D. là không đổi.
Câu 29
Mã câu hỏi: 121209

Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn có điện trở thuần R. Sau khoảng thời gian t thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn có biểu thức 

  • A. Q = I2.R.t.  
  • B. Q = I.R2.t.
  • C. Q = I.R.t.     
  • D. Q = I.R.t2
Câu 30
Mã câu hỏi: 121210

Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn. Trong khoảng thời gian 2,0s thì có điện lượng 8,0mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Giá trị của I bằng 

  • A. 16
  • B. 4   
  • C. 16 m       
  • D.  4 m
Câu 31
Mã câu hỏi: 121211

Một quả cầu đang ở trạng thái trung hòa về điện, nếu quả cầu nhận thêm 50 êlectron thì điện tích của quả cầu bằng 

  • A. 50   
  • B. -8.10-18
  • C. -50      
  • D. 8.10-18
Câu 32
Mã câu hỏi: 121212

Một điện tích điểm q = 3,2.10-19 C chuyển động hết một vòng có bán kính R = 10 cm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m thì công của lực điện trường tác dụng lên điện tích q bằng 

  • A. 3,2.10-17 J. 
  • B. 6,4.10-17 J.
  • C.  6,4π.10-17 J.     
  • D. 0 J.
Câu 33
Mã câu hỏi: 121213

Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R ( R có giá trị thay đổi được). Khi R = R1 = 1 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P1, khi R = R2 = 4 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P2. Biết P1 = P2. Giá trị của r bằng 

  • A. 2,5 Ω.
  • B. 3,0 Ω.
  • C. 2,0 Ω.     
  • D. 1,5 Ω.
Câu 34
Mã câu hỏi: 121214

Xét ba điểm theo thứ tự O, M, N nằm trên một đường thẳng trong không khí. Nếu đặt tại O một điện tích điểm Q thì cường độ điện trường của điện tích điểm đó tại M và N lần lượt là 9 V/m và 3 V/m. Nếu đặt điện tích Q tại M thì cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại N có giá trị gần nhất với giá trị 

  • A. 4,1 V/m.    
  • B. 6,1 V/m.
  • C. 12,8 V/m.    
  • D. 16,8 V/m.
Câu 35
Mã câu hỏi: 121215

Nếu muốn tăng lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì khoảng cách giữa chúng sẽ: 

  • A. Giảm đi 2 lần                      
  • B.  Tăng lên 2 lần    
  • C. Tăng lên 16 lần           
  • D. Giảm đi 16 lần
Câu 36
Mã câu hỏi: 121216

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho 

  • A. Tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó 
  • B. Tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó
  • C. Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng 
  • D. Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ trong không gian
Câu 37
Mã câu hỏi: 121217

Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của 

  • A. Các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường 
  • B. Các electron,lỗ trống theo chiều điện trường
  • C. Các ion, electron trong điện trường 
  • D. Các electron tự do ngược chiều điện trường
Câu 38
Mã câu hỏi: 121218

Để mạ đồng cho một khung sắt bằng phương pháp điện phân thì cần bố trí bình điện phân. Chọn đáp án đúng 

  • A. Khung sắt đặt giữa hai cực, Ktốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng 
  • B. Ktốt là khung sắt, Anốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng
  • C. Khung sắt đặt giữa hai cực, Anốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan bất kỳ 
  • D. Anốt là khung sắt, Ktốt là một thanh đồng và dung dịch chất điện phân là muối tan của đồng
Câu 39
Mã câu hỏi: 121219

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận đúng nhất là 

  • A. Chúng tích điện trái dấu nhau          
  • B. Chúng đều là điện tích dương
  • C. Chúng đều là điện tích âm                  
  • D. Chúng tích điện cùng dấu nhau
Câu 40
Mã câu hỏi: 121220

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào 

  • A. Tăng khi nhiệt độ giảm 
  • B.  Tăng khi nhiệt độ tăng
  • C. Không đổi theo nhiệt độ 
  • D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ